Những thành tựu

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 31)

Có thể nói, ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới muốn phát triển du lịch nhất thiết phải phát triển hệ thống các cơ sở kinh doanh khách sạn nhằm cung cấp các dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu ăn ngủ-những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong thời gian đi du lịch của con người. Tỷ trọng về doanh thu của loại hình kinh doanh khách sạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của toàn ngành du lịch ở tất cả các quốc gia. Các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn bao gồm nhiều chủng loại với nhiều mức cung cấp

dịch vụ, tương ứng với nhiều thứ hạng khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ phát triển du lịch của mỗi quốc gia mà hoạt động kinh doanh khách sạn ở đó cũng mang nhiều nét đặc trưng khác nhau.

So với lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn trên thế giới thì ngành kinh doanh khách sạn ở Việt Nam còn quá non trẻ và mới mẻ. Từ những năm 1990 đến nay kinh doanh khách sạn ở Việt Nam phát triển rất nhanh. Nếu vào năm 1985 ở Việt Nam chỉ có 36 khách sạn và khoảng 1.500 buồng, thì đến năm 2005 đã có 2.572 khách sạn với 72.064 buồng, trong đó có 18 khách sạn 5 sao, 48 khách sạn 4 sao, còn lại là khách sạn từ 1-3 sao đã từng bước đáp ứng nhu cầu lưu trú cho khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng tăng nhanh,điều đó cho thấy, kinh doanh khách sạn là một trong những ngành nghề kinh doanh chính trong kinh doanh dịch vụ du lịch. Từ năm 1990 đến năm 2005 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng từ 250 nghìn lượt lên 3, 467 triệu lượt, khách du lịch nội đia tăng từ 1 triệu lượt lên 16,1 triệu lượt (Nguồn: Tổng cục du lịch). Đây là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới đã đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng, cơ sở vật chất, kinh tế du lịch đặc biệt là cơ sở khách sạn cũng phát triển nhanh.

Nhiều khách sạn cao cấp được xây dựng ở các vùng trọng điểm kinh tế-du lịch trong cả nước như: thủ đô Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh, các tập đoàn khách sạn phương Tây đang ồ ạt đổ vốn vào đầu tư như: Accor, Starwood, Marriott, Hilton, Hyalt, Inter Continetal… Các khu du lịch quốc tế Tuần Châu, Đà Nẵng, Hòn Ngọc Việt (Nha Trang), Spa Resort Bình Thuận, Vũng Tàu, Huế, Hội An… đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 4-5 sao, làm thay đổi cơ bản diện mạo của hệ thống khách sạn Việt Nam, đáp ứng nhu cầu lưu trú và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn. Một số khu du lịch, cơ sở vui chơi giải trí thể thao, sân golf: Hải Dương, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận…đã đưa vào hoạt động đáp ứng một phần nhu cầu của khách du lịch và nhân dân địa phương.

Ngày nay, hoạt động kinh doanh khách sạn cung cấp các dịch vụ lưu trú là ngành kinh tế mũi nhọn trong tiến trình toàn cầu hóa. Các khách sạn Việt Nam phải cung cấp chỗ nghỉ cho hàng triệu luợt khách quốc tế mỗi năm. Với kinh nghiệm trong những năm qua, ngành khách sạn Việt Nam có được những bài học kinh

nghiệm về sự hội nhập ngành nghề với thế giới. Sự cạnh tranh trên quy mô toàn cầu đã đặt các doanh nghiệp khách sạn trước những thử thách to lớn, vì chúng ta phải cạnh tranh với những đối thủ có thực lực tài chính mạnh hơn, trình độ, kinh nghiệm cao hơn và tên tuổi được nhiều thế hệ khách hàng biết đến đang có mặt ở Việt Nam.

Mối quan hệ thương mại ngày càng phát triển giữa Việt Nam và các nước là nguyên nhân làm tăng nhu cầu các khách sạn lớn cao cấp, các tập đoàn khách sạn nước ngoài xem Việt Nam như thị trường hàng đầu để phát triển ở châu Á. Theo Bộ Kế hoạch-Đầu tư, trong số 5,15 tỷ USD vốn nước ngoài cam kết vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2006 có tới 2,2 tỷ USD, gần 43% vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Các chuyên gia cho rằng lĩnh vực du lịch khách sạn đang là điểm nóng thu hút đầu tư nước ngoài là cơ hội kinh doanh lớn khi mà Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)