Những thuận lợi, khó khăn trong kinh doanh khách sạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 42 - 46)

11 KS Sầm Sơn, Thanh Hóa 31.447 68 Đã hòan thành 12 KS Tam Đảo, Vĩnh Phúc 16.403 39 Đang thi công

2.3.2.2.Những thuận lợi, khó khăn trong kinh doanh khách sạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

- Thuận lợi:

Trong những năm qua nhu cầu nghỉ duỡng, tham quan du lịch đối với du khách trong nước và quốc tế cũng như nhu cầu tổ chức hội nghị, hội thảo, hoạt động marketing ngày càng phát triển. Lượng khách du lịch tăng bình quân hằng năm đạt 24,6%/năm, trong đó khách quốc tế tăng bình quân khoảng 20%/năm.

NHNo&PTNT Việt Nam có hệ thống mạng lưới hoạt động lớn, với đội ngũ trên 3 vạn cán bộ, viên chức, lao động có thu nhập đời sống ổn định và không ngừng nâng lên, nhu cầu tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ; nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan du lịch trong và ngoài nước hàng năm lớn.

Hệ thống các khách sạn của NHNo&PTNT Việt Nam đã và đang được đầu tư với quy mô lớn và trang thiết bị hiện đại, thẩm mỹ, nằm ở các khu vực, địa điểm có các danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước và thế giới về du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch vùng núi... rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng và du lịch.

Cùng với uy tín của NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng thương mại hàng đầu với mạng lưới hoạt động trên khắp đất nước, có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, có nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng có thể phục vụ tốt nhu cầu thanh toán cho khách quốc tế như séc du lịch, thẻ ATM, thẻ Master, Visa, Western Union…; có quan hệ rộng rãi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, dịch vụ, thuơng mại lớn, từ đó có thể liên kết phục vụ tốt các sản phẩm hàng hóa dịch vụ khác cho du khách có nhu cầu với chất luợng đảm bảo, uy tín, và lượng khách hàng đông đang quan hệ dịch vụ với ngân hàng,sẽ là lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ khách sạn sau này.

* Sự cần thiết của việc ra đời và tổ chức hoạt động của Công ty Du lịch-nghỉ dưỡng NHNo&PTNT Việt Nam.

Công ty tự chủ,tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh theo quy định của pháp luật, phát huy tính năng động, sáng tạo, tổ chức kinh doanh có hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch do NHNo&PTNT Việt Nam và Công đoàn ngành giao.

Mục đích quản lý và mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh rõ ràng; quản lý thống nhất về tổ chức hoạt động của các khách sạn, nhà nghỉ phục vụ nghỉ dưỡng cho cán bộ, viên chức, lao động hàng năm; khai thác mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản với mục tiêu bảo toàn và phát triển nguồn vốn quỹ phúc lợi của toàn ngành

Phương thức tổ chức quản lý chặt chẽ và khoa học từ NHNo&PTNT Việt Nam đến Công ty, từ Công ty đến các khách sạn, nhà nghỉ theo một mô hình thống nhất. Tổ chức hoạt động kinh doanh mang tính chuyên nghiệp, chuyên sâu về lĩnh vực dịch vụ, du lịch- khách sạn. Xây dựng đội ngũ quản lý và nguồn nhân lực cho các khách sạn, nhà nghỉ được đào tạo, tuyển dụng phù hợp, không ngừng bồi dưỡng nâng cao về chất lượng dịch vụ, sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú, phù hợp và đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngày càng cao của du khách trong nước và quốc tế.

Do đặc điểm kinh doanh du lịch, cần phải có sự liên kết các Khách sạn các Resort của NHNo&PTNT Việt Nam vào trong một Công ty sẽ có nhiều lợi thế trong việc tổ chức các tour, tuyến du lịch cho du khách; công tác tiếp thị, quảng bá đào tạo và sử dụng đội ngũ lao động được hợp lý, tiết giảm được chi phí, phát huy hiệu quả trong việc cạnh tranh, kinh doanh trong dịch vụ du lịch-khách sạn. Đồng thời, việc xây dựng, quảng bá thương hiệu của Công ty sẽ được thuận lợi, dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường du lịch, khách sạn trong nước và quốc tế như: Công ty Vietnam Tourist, Saigon Tourist, Benthanh Tourist, Victoria… là những đơn vị có hệ thống khách sạn rộng, hoạt động có hiệu quả cao.

Phát huy được thế mạnh của hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ xây dựng ở những điểm du lịch nổi tiếng của cả nước như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Sapa, Sầm Sơn, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Lâm Đồng, Bình Thuận… góp phần quảng bá thương hiệu, mở rộng kinh doanh đa năng của NHNo&PTNT Việt Nam. Nếu tổ chức khai thác tốt nguồn khách du lịch quốc tế đang tăng nhanh trong những năm qua và sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì sẽ thu hút một luợng ngoại tệ lớn từ dịch vụ du lịch và dịch vụ ngân hàng từ du khách nước ngoài đến tham quan, du lịch ở Việt Nam.

- Những khó khăn:

Tuy nhiên, để tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh hiệu quả đối với hệ thống khách sạn, nhà nghỉ hiện nay đối với NHNo&PTNT Việt Nam có những khó khăn nhất định như sau:

Các khách sạn, nhà nghỉ đầu tư xây dựng ở các khu vực vùng biển và vùng núi, phù hợp với hoạt động du lịch nghỉ duỡng nên đối tượng khách du lịch có hạn chế và phân khúc theo thị trường, không đa dạng các loại khách như ở vùng trung tâm đô thị, thành phố lớn,nên việc tổ chức khai thác, mở rộng các hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ khác gặp nhiều khó khăn.

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các khách sạn, Resort ở vùng biển, vùng núi mang tính thời vụ cao. Ngoài địa bàn Nam Trung bộ từ Nha Trang trở vào còn từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở ra thường chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết như: mưa dầm, bão lũ… cho nên việc khai thác tốt công suất, sử dụng buồng phòng là rất khó khăn, đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp hết sức năng động, nhạy bén, tạo nhiều sản phẩm đa dạng để thu hút khách vào mùa đông, từ đó mới có khả năng nâng cao được hiệu quả kinh doanh.

Với công suất của hệ thống khách sạn, nhà nghỉ dự kiến đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành sẽ có khoảng 25 cơ sở có công suất khoảng trên 1.000 buồng phòng nghỉ; qua tính toán thì lượng khách nội bộ trong ngành đi nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo hằng năm chỉ mới sử dụng 12 % công suất buồng phòng. Do đó, để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, bù đắp chi phí và khấu hao tài sản thì vấn đề đặt ra là phải tổ chức kinh doanh khai thác được nguồn khách từ ngoài ngành là chính và muốn đạt hiệu quả cao phải quan tâm đến nguồn khách quốc tế và công suất khai thác buồng, phòng phải đạt từ 50% trở lên.

Để đạt được hiệu quả trong kinh doanh khách sạn như trên thì việc tổ chức quản lý, điều hành phải thật sự chuyên nghiệp, thuê, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động có trình đô chuyên môn thành thục, tay nghề cao nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn, đa dạng các san phẩm dịch vụ thì mới đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch (nhất là đối với

khách quốc tế), mới có khả năng tham gia cạnh tranh trong thị truờng dịch vụ khách sạn đang phát triển nhanh và cạnh tranh rất gay gắt hiện nay.

Kinh nghiệm tổ chức và quản lý điều hành hoạt động kinh doanh cũng như uy tín, thương hiệu của Công ty khi mới thành lập còn nhiều hạn chế, các mối quan hệ kinh doanh với các đối tác chưa được thiết lập, vì vậy, việc chào bán sản phẩm, thâm nhập vào thị trường du lịch - khách sạn sẽ gặp khó khăn hơn.

Việc xây dựng thương hiệu và quảng bá du lịch - khách sạn còn hạn chế vì những nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân do dự án phát triển du lịch - khách sạn của NHNo&PTNT Việt Nam đang trong quá trình triển khai xây dựng, chưa hoàn thiện; một số cơ sở còn đang lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật chưa triển khai được.

Chương 3

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 42 - 46)