Giải pháp xây dựng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 74 - 81)

- Đại diện pháp lý để thành lập và hoạt CÁC BAN CHUYÊN MÔN.

3.2.4.2. Giải pháp xây dựng nguồn nhân lực

Trong kinh doanh khách sạn đối với một số vị trí quan trọng mà vai trò của họ ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Giám đốc khách sạn là người chịu trách nhiệm chung, không chỉ có khả năng quản lý tốt, giao tiếp tốt mà phải hết sức tỉ mỉ trong điều hành và quản lý. Trưởng phòng marketing là người quyết định đến khả năng thu hút khách của khách sạn và Trưởng Lễ tân là người chịu trách nhiệm phần lớn những công việc giao dịch với khách hàng, Trưởng bộ phận buồng phòng, bộ phận nhà hàng. Đây là những vị trí ảnh hưởng đến doanh thu và cảm nhận của khách về chất lượng hoạt động và phục vụ của khách sạn. Vì vậy, những vị trí này cần phải sử dụng những chuyên gia giỏi. Nếu không tuyển dụng được người trong nước đạt yêu cầu thì cần phải xem xét để thuê chuyên gia nước ngoài.

Trong thời gian đầu cần áp dụng việc thuê chuyên gia giữ các vị trí trưởng phó các bộ phận quan trọng: Quản lý, lễ tân, tiếp thị, buồng phòng, nhà hàng, lữ hành. Việc áp dụng thuê chuyên gia có nhiều lợi ích: ngoài quản lý và điều hành tốt chất lượng dịch vụ còn giúp khâu đào tạo cán bộ công nhân viên; là hình thức quảng cáo tiếp thị có hiệu quả cho khách sạn, nhất là trong giai đoạn ban đầu khách sạn mới đi vào hoạt động; giúp đội ngũ quản lý Công ty học tập kinh nghiệm…

Những vị trí tổ trưởng các bộ phận khác chú ý tuyển chọn những cán bộ đã có kinh nghiệm và chuyên môn khá giỏi.

Theo tiêu chuẩn khách sạn từ 2*-3* trở lên, định mức lao động khỏang 1,1-1,4 người/phòng với hệ thống khách sạn đã đầu tư dự kiến khoảng 1.000 phòng đòi hỏi số lượng lao động chuyên nghiệp khá lớn cho các bộ phận chuyên môn khác nhau như: buồng, bàn, bếp, bar,... khoảng 1.300 lao động; vì vậy, trước khi khách sạn đi vào hoạt động cần phải tuyển và huấn luyện từ 3 đến 6 tháng, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng hàng năm vào mùa vắng khách. - Về cơ chế ký kết hợp đồng lao động – tiền lương – tiền thưởng

Trong lĩnh vực du lịch là lĩnh vực hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ, vai trò của con người lại càng quan trọng. Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất tạo ra lợi thế và sức cạnh tranh. Khách sạn chỉ có thể tồn tại và phát triển bằng cách thu hút, đào tạo, đãi ngộ và khen thưởng những người có năng lực thông qua thực hiện tốt chức năng quản lý nguồn nhân lực.

Do tính đặc thù trên:

•Việc ký kết hợp đồng lao động thường được sử dụng là hợp đồng có thời hạn 2 - 3 năm; một số bộ phận tạp vụ giản đơn hợp đồng theo thời vụ trên cơ sở kế hoạch và công suất thực tế kinh doanh trong từng thời kỳ.

•Tiền lương kinh doanh được trả theo kết quả khoán và tương xứng với sức lao động.

•Tiền thưởng phải động viên kịp thời khi cán bộ công nhân viên thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao nhằm tạo động lực kích thích sự sáng tạo, năng động và đóng góp hiệu quả, thiết thực trong kinh doanh qua các hình thức: Thưởng đột xuất, thưởng định kỳ, thưởng sáng kiến, thưởng tăng năng suất chất lượng, tận tâm công việc…

- Về đào tạo và liên kết đào tạo:

Để cung ứng các dịch vụ du lịch có chất lượng cao, Công ty phải có kế hoạch đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng cho nhân viên của mình về nghiệp

vụ và ngoại ngữ. Các cơ sở đào tạo có thể tính đến là Khoa Thương mại - Du lịch trường Đại học Kinh tế, Đại học Hà Nội,Đà Nẵng,TP HCM, Trường Nghiệp vụ du lịch Thừa Thiên - Huế, Trường Nghiệp vụ Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Trường Nghiệp vụ Du lịch Hà Nội, Trường Nghiệp vụ Du lịch Hải Phòng…

Như vậy, cùng với việc nâng cao nguồn nhân lực về số lượng, công ty phải quan tâm đến việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ ngoại ngữ cho người lao động, đặc biệt là nâng cao tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa đối với từng loại lao động. Bởi vì, suy cho cùng, chất lượng nguồn lao động có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty, của các khách sạn, nhà nghỉ. do vậy, phải có kế hoạch đào tạo cán bộ, nhân viên, chuyên gia một cách cơ bản, có hệ thống. Có như vậy thì mới bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của công ty một cách bền vững và hiệu quả.

Tóm lại, qua phân tích trên cho thấy việc tổ chức kinh doanh khách sạn là một ngành dịch vụ đặc thù, không đơn giản, phải nhìn nhận một cách đầy đủ, khoa học trong bối cảnh đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Song nếu đuợc tổ chức thực hiện theo mô hình đã được trình bày trong luận văn thì khả năng chắc chắn sẽ có hiệu qủa và đảm bảo phát triển bền vững.

3.3. CÁC ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

* Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam

Thứ nhất, từ những phân tích trên cho thấy, việc thành lập Công ty Du lịch nghỉ dưỡng AgriBank là cần thiết không chỉ khai thác các nguồn lực của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, theo xu hướng phát triển thành một tập đoàn kinh tế, nâng cao giá trị thương hiệu, mà còn bảo đảm được hiệu quả đầu tư. Công ty ra đời sẽ giúp cho việc xây dựng bộ máy quản lý điều hành đi vào chuyên nghiệp theo cơ chế hạch toán kinh tế, tổ chức triển khai hoạt động kinh doanh các khách sạn, nhà nghỉ đạt hiệu qủa và nâng cao chất lượng phục vụ trong kinh doanh khách sạn.

Thứ hai, trong giai đoạn đầu phát triển của Công ty cần có hạt nhân cho sự phát triển, không những tạo sự ổn định cho hoạt động của Công ty mà còn là hình mẫu về tổ chức quản lý, là cơ sở đào tạo và thực tập cho các nhân viên khách sạn, resort khác, thành lập sau này. Việc chọn một vài cơ sở khách sạn có quy mô, trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn từ 3* trở lên lấy cơ sở kinh doanh loại hình resort là loại hình kinh doanh chủ yếu, điển hình của Công ty sau này để tập trung chỉ đạo kinh doanh, xây dựng quan hệ đối tác làm ăn là vấn đề quan trọng trong việc tạo lập thương hiệu nhằm thâm nhập nhanh vào thị trường kinh doanh khách sạn. Từ đó rút kinh nghiệm để xây dựng phát triển cho các khách sạn tiếp theo.

Thứ ba, để đảm bảo điều kiện cần thiết khi khách sạn hoàn thành đưa vào kinh doanh có chất lượng, hiệu quả và kịp thời, công việc đầu tiên có ý nghĩa quan trọng quyết định là:

+ Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các bộ phận của khách sạn.

+ Do số lượng cán bộ công nhân viên tuyển dụng lớn vì vậy phải chuẩn bị trước từ 4 – 6 tháng để thuê, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên phục vụ, đồng thời cần tập trung đẩy mạnh công tác tiếp thị, mở rộng quan hệ với các đối tác kinh doanh nhằm chuẩn bị nguồn khách cho khách sạn.

Thứ tư, cần có cơ chế chính sách riêng cho Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn.

Khác với các chi nhánh, công ty trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam chuyên doanh trên lĩnh vực tiền tệ-tài chính-ngân hàng, Công ty kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, khách sạn, du lịch có những đặc thù riêng biệt, là mô hình mới, quy mô lớn nên kinh nghiệm tổ chức quản lý và điều hành còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần xây dựng một cơ chế, chính sách và các điều kiện thuận lợi cho Công ty trong giai đoạn khó khăn ban đầu khi đi vào hoạt động.

Thứ năm, chú trọng đến công tác quan hệ đối ngoại. Các hoạt động đó phải thực hiện thường xuyên trên các mặt: quan hệ với các cơ quan chức năng

(Tổng cục Du lịch, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Hải Quan...) quan hệ với chính quyền địa phương, các Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Các cơ quan xúc tiến du lịch dịa phương và trung ương. Có như vậy Công ty mới đạt được sự hậu thuẩn đáng kể từ các tổ chức đơn vị. Những quan hệ này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vưc kinh doanh khách sạn.

KẾT LUẬN

Với những thành công tại Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo nền kinh tế các quốc gia thành viên Châu Á-Thái Bình Dương APEC và việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đã khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, mở ra một cơ hội mới cho Việt Nam trong hội nhập kinh tế thế giới, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt là tuyên bố Hội An của các Bộ trưởng Du lịch các nền kinh tế thành viên Châu Á-Thái Bình Dương sẽ góp phần đưa kinh tế du lịch Việt Nam phát triển ở một tầm cao mới.

Với những yếu tố vĩ mô thuận lợi, ngành kinh tế du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng ở Việt Nam đang trên đà phát triển, việc thành lập Công ty Dịch vụ Khách sạn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của đất nước và sẽ phát huy ưu điểm lợi thế như:

Đảm bảo về mặt pháp lý cho phép Công ty cũng như các khách sạn, nhà nghỉ đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Mục đích quản lý và mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh rất rõ ràng là: quản lý thống nhất về tổ chức hoạt động của các khách sạn, nhà nghỉ phục vụ nghỉ dưỡng cho công nhân, viên chức, lao động trong toàn hệ thống; khai thác mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, bảo toàn và phát triển nguồn vốn quỹ phúc lợi.

Công ty có cơ cấu bộ máy tổ chức chặt chẽ từ Công ty đến các khách sạn, nhà nghỉ. Tổ chức hoạt động kinh doanh mang tính chuyên nghiệp, hiện đại; nguồn nhân lực được tuyển dụng và bồi dưỡng đào tạo không ngừng nâng cao về chất lượng. Hoạt động theo mô hình công ty tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa các khách sạn, nhà nghỉ trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam cũng như ngoài hệ thống để khai thác, mở rộng kinh doanh và hiệu quả ngày càng cao. Phát huy được thế mạnh của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam

cũng như hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ, góp phần quảng bá thương hiệu và mở rộng kinh doanh đa năng của NHNo&PTNT Việt Nam theo hướng tập đoàn tài chính, nâng cao giá trị thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam đối với trong nước cũng như với quốc tế. Đồng thời góp phần tích trong việc phát triển kinh tế du lịch của đất nước và cho kinh tế - xã hội của các địa phương có các nhà nghỉ khách sạn được xây dựng.

Với tất cả tâm huyết của mình, hy vọng đề tài sẽ được NHNo&PTNT Việt Nam nghiên cứu áp dụng trong thực tiễn, góp phần sử dụng có hiệu quả tài sản và nguồn vốn đầu tư các khách sạn nhà nghỉ của NHNo&PTNT Việt Nam. Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô, các đồng nghiệp, gia đình và những người thân đã giúp đỡ, hỗ trợ và động viên cho tôi hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)