Tình hình hoạt động của các cơ sở khách sạn, nhà nghỉ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 36 - 39)

11 KS Sầm Sơn, Thanh Hóa 31.447 68 Đã hòan thành 12 KS Tam Đảo, Vĩnh Phúc 16.403 39 Đang thi công

2.2.2. Tình hình hoạt động của các cơ sở khách sạn, nhà nghỉ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay

Chủ yếu là phục vụ tổ chức hội nghị, hội thảo tập huấn trong ngành; phục vụ nghỉ dưỡng tham quan cho công nhân viên chức lao động theo thông báo của NHNo&PTNT Việt Nam và Công đoàn ngành. Một số ít nhà nghỉ có tổ chức thêm kinh doanh như: Sầm Sơn, Hội An, Nha Trang…chưa có nhiều sản phẩm dịch vụ bổ sung để khai thác cơ sở vật chất khách sạn như: dịch vụ ăn uống, dịch vụ lữ hành, vận chuyển; dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các trò chơi giải trí trên biển, đại lý bán vé may bay, bán hàng lưu niệm, internet…Chính những dịch vụ bổ sung này sẽ đem lại lợi nhuận cao so với lợi nhuận lưu trú, tăng giá trị thương hiệu và khả năng cạnh tranh cho kinh doanh khách sạn nên việc chậm phát triển các loại dịch vụ này sẽ hạn chế việc thu hút khách du lịch ở ngoài ngành và hiệu quả trong kinh doanh.

- Về tổ chức bộ máy quản lý, nhân viên phục vụ:

+ Các khách sạn, nhà nghỉ hiện nay đều giao cho Giám đốc các chi nhánh NHNo tỉnh,thành phố (chi nhánh cấp 1) nơi có khách sạn, nhà nghỉ của NHNo&PTNT Việt Nam kiêm nhiệm trực tiếp quản lý và tổ chức hoạt động.

+ Bộ máy quản lý trực tiếp của các khách sạn nhà nghỉ do NHNo&PTNT sắp xếp, bố trí những cán bộ, nhân viên từ chuyên môn ngân hàng chuyển sang biên chế khách sạn hoặc kiêm nhiệm. Việc hưởng lương theo ngân hàng nên trách nhiệm người quản lý chưa rõ ràng, không chú trọng nghiên cứu chuyên sâu vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nên chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh chưa cao.

+ Đội ngũ nhân viên phục vụ: lao động chủ yếu hợp đồng thuê ngoài có kỳ hạn hoặc thời vụ, chưa được đào tạo một cách cơ bản, chuyên sâu nên tính chuyên nghiệp còn rất hạn chế. Cơ chế lao động, tiền lương, tiền thưởng chưa rõ ràng phù hợp nên người lao động không an tâm trong công việc phục vụ khách sạn.

Nhìn chung, đội ngũ quản lý chưa có kiến thức về chuyên ngành du lịch- dịch vụ, nhất là lĩnh vực quản lý khách sạn hiện đại; nhân viên chưa có tay nghề, trình độ phục vụ tương xứng; tổ chức quản lý, điều hành chưa được khoa học, còn mang nặng tính chất hành chính, bao cấp nên không phù hợp với cơ chế thị truờng, nhất là đối với lĩnh vực dịch vụ du lịch-khách sạn đòi hỏi phải mang tính chuyên nghiệp cao, trong đó chú trọng nguồn nhân lực cho khách sạn, bởi vì:

+ Sản phẩm khách sạn hiện đại ngày nay đòi hỏi ngoài cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, tiện nghi, thẩm mỹ còn phải mang đậm dấu ấn phục vụ và văn hóa du lịch, công việc phục vụ này chủ yếu do nhân viên phục vụ với các nghiệp vụ, chuyên môn hóa khác nhau như cán bộ quản lý, nhân viên: lễ tân, buồng phòng, phục vụ bàn, quầy bar, tiếp thị kinh doanh, lữ hành, hướng dẫn viên, bộ phận chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ hỗ trợ khác …nên đòi hỏi phải có các quy trình công nghệ phục vụ khác nhau với trình độ chuyên môn chuyên nghiệp nhất định.

+ Nếu coi cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị khách sạn là “phần cứng” thì nguồn nhân lực của khách sạn là “phần mềm”, là nhân tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành công và khả năng cạnh tranh trong kinh doanh, vì lĩnh vực kinh doanh khách sạn hiện nay diễn ra hết sức gay gắt do tâm lý chính của những người khách du lịch là có khả năng thanh toán cao, do đó họ có quyền yêu cầu chất lượng sản phẩm, phải có dịch vụ chất luợng tốt cộng với thái độ phục vụ lịch sự,niềm nỡ,tận tìnhchu đáo.

- Cơ chế hoạt động của khách sạn, nhà nghỉ:

+ Các khách sạn nhà nghỉ hiện nay hoạt động còn mang tính bao cấp, chưa tổ chức hạch toán kinh doanh một cách đầy đủ theo quy chế quản lý tài chính doanh nghiệp, nên rất thụ động, không nhạy bén, linh hoạt để nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả trong kinh doanh.

+ Mục tiêu hoạt động và phân cấp quản lý chưa rõ ràng giữa phục vụ nghỉ dưỡng của cán bộ, viên chức, lao động của NHNo&PTNT Việt Nam với việc kinh doanh nhằm bảo toàn và phát triển vốn được cấp. Hiện nay các khách sạn, nhà nghỉ chưa có cơ chế thống nhất quản lý, điều hành về mục tiêu và nội dung hoạt động; về mô hình tổ chức, lao động, tiền lương,tiền thưởng; không thống nhất phương pháp quản lý và cơ chế hạch toán từ trung ương đến cơ sở, xử lý lãi, lỗ và các chế độ khác của một doanh nghiệp, có nơi hạch toán chung với hoạt động của ngân hàng.

- Kết quả hoạt động:

Các khách sạn, nhà nghỉ hiện nay mới chủ yếu khai thác phục vụ nhu cầu hội nghị, hội thảo, tập huấn nội bộ ngành và nghỉ dưỡng đơn lẻ của một số cá nhân,đơn vị.Chưa tổ khai thác, phát huy hết năng lực hiệu quả về cơ sở vật chất,

tài sản để phục vụ nhu cầu của toàn ngành cũng như nhu cầu của xã hội về du lịch, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo hiện nay. Mặt khác, bộ máy quản lý hoạt động của các khách sạn nhà nghỉ hiện nay không phù hợp với lĩnh vực kinh doanh khách sạn với tư cách là một đơn vị kinh doanh độc lập, mà còn kiêm nhiệm nên chưa mang tính chuyên nghiệp; đội ngũ nhân viên trình độ chuyên môn thấp, chưa đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên để không ngừng nâng cao chất luợng dịch vụ; cơ chế quản lý và hạch toán còn phụ thuộc, chưa riêng rẽ nên không đủ số liệu để phân tích và phản ánh khả năng hoạt động và hiệu quả của các khách sạn, nhà nghỉ. Vì vậy, sẽ khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả của khách sạn, nhà nghỉ. Còn nặng nề phục vụ cho ngành hơn là hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường.

2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)