Một số nhân tố chung tác động liên quan đến du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 27 - 31)

Sau 20 năm đổi mới đất nước và nhất là từ năm 1990 đến nay, ngành dịch vụ, du lịch ở Việt Nam có bước phát triển nhanh chóng, thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới, hội nhập khu vực và thế giới. Trước đây du lịch Việt Nam được xếp ở nhóm cuối cùng trong khối ASEAN, ngày nay du lịch Việt Nam ở vào nhóm giữa Việt Nam-Philippin và đang phấn đấu sau năm 2010 đưa du lịch Việt Nam vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển: Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia.

Ngành dịch vụ, du lịch ở Việt Nam phát triển chậm hơn các nước khác, nhưng Việt Nam có thuận lợi là nằm trong khu vực những nước có du lịch quốc tế phát triển mạnh như: Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Trung Quốc. Mặt khác, Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng lớn về du lịch, giàu tài nguyên du lịch cả về mặt thiên nhiên lẫn mặt lịch sử-nhân văn. Đây là tiền đề rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển du lịch quốc tế. Với những tiềm năng đó, sau 20 năm đổi mới, du lịch Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và đạt được nhiều kết quả to lớn, tạo được vị thế và uy tín trên trường quốc tế, ngành du lịch được coi là một

trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Nếu năm 1990 Việt Nam đón được 250 nghìn lượt khách quốc tế và 1 triệu lượt khách trong nước thì đến năm 2005 có 3,467 triệu lượt khách quốc tế và 16,1 triệu lượt khách nội địa.

- Về kinh tế: Trong những năm qua sự nghiệp đổi mới đất nước đạt được những thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử: tình hình chính trị-xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại và việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng và thu nhiều kết qủa tốt, việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam sẽ tạo một bước phát triển mới trong tất cả lĩnh vực kinh tế xã hội. Kinh tế tiếp tục phát triển và duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm năm 2001-2005 tăng bình quân 7,51%/năm so với thời kỳ (1996-2000) bình quân 6,94%/năm, năm 2005 GDP bình quân đầu người trên 10 triệu đồng, tương đương khoảng 640 USD.

Hệ thống kế cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông, cầu, cảng, sân bay, điện, nước, bưu chính, viễn thông …được tăng cường; Các ngành kinh tế, trong đó có các ngành dịch vụ đều có bước phát triển mới tích cực cả về quy mô, ngành nghề, thị trường và có tiến bộ về hiệu quả với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ tăng (giai đoạn 2001-2005) 7,6%/năm (kế hoạch 7,5%); giá trị tăng thêm tăng gần 7%/năm (kế hoạch 6,8%); riêng năm 2005, giá trị tăng thêm tăng 8,5% cao hơn mức GDP [4]; ngành du lịch phát triển cả về luợng khách, loại hình và sản phẩm du lịch; dịch vụ vận tải tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu; bưu chính, viễn thông phát triển nhanh theo hướng hiện đại. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tin học… đều có bước phát triển.

Diện mạo của các đô thị, nhất là các đô thị du lịch được chỉnh trang, xây dựng hiện đại hơn, nhất là ở các trung tâm du lịch Hạ Long-Quảng Ninh, Cát Bà-Hải Phòng, Sầm Sơn-Thanh Hóa, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, thành phố Nha Trang, Mũi Né-Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long... Ngành du lịch đã có nhiều nỗ lực tranh thủ khai thác các nguồn lực bên ngoài, tăng cuờng hội nhập khu vực và thế giới; thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức du lịch quốc tế như: Tổ chức du lịch thế giới (WTO); Hiệp hội

du lịch châu Á- Thái Bình Dương (PATA), du lịch ASEAN (ASEANTA); tham gia tích cực vào chương trình phát triển du lịch tiểu vùng Sông Mê Kông, Sông Hằng…Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác du lịch với 16 nước, có quan hệ bạn hàng với trên 1000 hãng lữ hành của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ. Hoạt động hợp tác quốc tế mang lại hiệu quả thiết thực; tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách, đẩy mạnh xúc tiến du lịch và hội nhập quốc tế… góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam, tạo thêm nguồn lực để thực hiện chương trình, kế hoạch của ngành và đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế, đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước…

Các hoạt động đối ngoại và thông tin đối ngoại của Nhà nước và các cấp, các ngành cũng tạo thêm những cơ hội và điều kiện cho xúc tiến quảng bá du lịch và nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam. Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC tại Hội An đã gây được tiếng vang lớn, được nhiều bạn bè quốc tế đánh giá cao về tiềm năng trong việc phát triển hợp tác du lịch. Ba sáng kiến của Việt Nam được các thành viên APEC đồng thuận và ủng hộ cao như: liên kết các điểm đến di sản của nền kinh tế thành viên thông qua việc thiết lập các đường bay mới; luân phiên tổ chức các hội chợ du lịch; tăng cường mở các diễn đàn đầu tư du lịch bên cạnh hội nghị thường niên của APEC. Trong tuyên bố Hội An của hội nghị các Bộ trưởng Du lịch khẳng định: coi du lịch là một trong những lĩnh vực ưu tiên hợp tác của khu vực, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, giao lưu văn hóa, xói đói giảm nghèo. Đây là cơ hội cho du lịch Việt Nam vươn ra khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

- Về văn hóa, xã hội và các cơ chế chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch:

Văn hóa-xã hội của đất nước có tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, chỉ số phát triển con người được nâng lên, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên trên 10 triệu đồng năm 2005, tăng 12,1%/năm và chỉ số phát triển con người được nâng lên. Theo báo

cáo phát triển con người năm 2005 của Liên hiệp quốc, chỉ số phát triển con người của Việt Nam năm 2003 là 0,704 xếp thứ 108/177 nước, trong khi tại các nước kém phát triển, chỉ số này là: 0,518; tại các nước có thu nhập trung bình là: 0,774. Trình độ phát triển kinh tế-xã hội trên có tác động ảnh hưởng đến quan hệ cung –cầu với phát triển du lịch và khách sạn.

Cơ chế chính sách về du lịch ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước, hệ thống kinh doanh du lịch-khách sạn được kiện toàn và sắp xếp lại một bước, hoạt động thích nghi dần với cơ chế mới. Luật Du lịch đã được ban hành thay thế cho Pháp lệnh Du lịch và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 tạo cơ sở pháp lý trực tiếp và toàn diện hơn cho hoạt động du lịch. Tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 39 (AMM 39) ở Malaysia vào tháng 07/2006 vừa qua đã ký Hiệp định khung ASEAN về miễn thị thực tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của công dân giữa các nước ASEAN, góp phần thúc đẩy du lịch và giao thương giữa các nước trong ASEAN, cho phép công dân các nước ASEAN được nhập cảnh bất kỳ quốc gia thành viên nào trong khối mà không cần xin thị thực nếu thời gian lưu trú không quá 14 ngày (Nguồn: Báo Nhân Dân ngày: 26/07/2006).

Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã được thành lập, phối hợp các hoạt động du lịch giữa các cấp, các ngành, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong hoạt động liên ngành và các vấn đề phát triển đến du lịch. Chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam từ năm 2000 trở lại đây như: Festival Huế, Năm du lịch quốc gia được tổ chức hàng năm ở những địa phương trọng điểm du lịch của quốc gia, các lễ hội văn hóa-du lịch ở nhiều địa phương trong cả nước được liên tục triển khai với nhiều hình thức đặc sắc và quy mô lớn, đã đem lại kết quả tạo tiền đề và chuyển biến về vật chất trên diện rộng, các nhân tố trên là nền tảng vững chắc cho du lịch Việt Nam bước vào thế kỷ XXI.

- Phát triển phù hợp với xu thế phát triển của khu vực và thế giới.

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch quốc tế (WTO) trong khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, du lịch các nước Đông Nam Á (ASEAN) có vị trí quan trọng chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của toàn khu vực. Năm 2010

lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam Á là 72 triệu lượt người, với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 1995-2010 là 6%/năm.

Do lợi ích nhiều mặt mà du lịch mang lại, nên nhiều nước đã tận dụng tiềm năng, lợi thế của mình để phát triển du lịch, tăng đáng kể nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất trong nước, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Là quốc gia nằm ở trong khu vực Đông Nam Á sự phát triển của du lịch Việt Nam không nằm ngoài xu thế phát triển chung của du lịch khu vực. Bên cạnh đó, do lợi thế về vị trí địa lý kinh tế-chính trị và tài nguyên cũng như vai trò và vị thế của Việt Nam trong hợp tác khu vực, trong phát triển kết cấu hạ tầng và du lịch, khi các dự án liên quốc gia trong khu vực nhỏ: Dự án phát triển đường bộ, đường sắt xuyên Á; dự án phát triển tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng; dự án du lịch hành lang kinh tế Đông Tây…được thực hiện, du lịch Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường phát triển trong xu thế hội nhập của khu vực và thế giới.

Trong qua trình hình thành và phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khỏang cách với du lịch các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến luợc phát triển kinh tế-xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới, hội nhập khu vực và thế giới của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, du lịch Việt Nam còn có những khó khăn, hạn chế cả về chủ quan lẫn khách quan nên phát triển chưa ổn định, bền vững, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước.

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)