Giải pháp quảng bá tiếp thị

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 64 - 68)

- Đại diện pháp lý để thành lập và hoạt CÁC BAN CHUYÊN MÔN.

3.2.3.4.Giải pháp quảng bá tiếp thị

Giai đoạn đầu hết sức nỗ lực cho quảng bá hình ảnh thương hiệu, tập trung quảng bá hướng vào các hãng lữ hành. Dành thời gian đầu tư thỏa đáng cho hoạt động thương lượng chào hàng trực tiếp với các hãng lữ hành.

Các phương tiện quảng bá bao gồm: brochure cho các hãng lữ hành, tập gấp cho du khách (gửi trực tiếp và gửi thông qua các hãng lữ hành). Để thu hút du khách

GĐ 5: Giải quyết phàn nàn khiếu nại của khách hàng

GĐ 4: Kiểm tra thường xuyên quá trình cung cấp dịch vụ

GĐ 3: Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ phục vụ tốt

GĐ 2: Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ

quốc tế nên thuê một công ty quảng cáo du lịch nước ngoài rao hàng, giới thiệu cho công ty; sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, bởi mình quảng cáo sản phẩm cho người nước ngoài thì cũng cần được nhìn qua con mắt của người nước ngoài hơn nữa, trình độ họ cũng chuyên nghiệp, uy tín và giỏi hơn.

Tham gia các hội chợ, hội thảo quốc tế, các chương trình văn hóa lễ hội Việt Nam ở nước ngoài, thông qua các kênh thông tin của Hiệp hội Du lịch quốc tế và trong nước để quảng bá hình ảnh, thương hiệu cuả công ty- khách sạn.

Khi phát triển đầy đủ các dịch vụ, cần có những chương trình marketing chuyên cho khách du lịch MICE, cho khai thác hội nghị và tiệc.

Amadeus, Công ty chuyên cung cấp các ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động đặt chỗ hàng không và du lịch đã đến Việt nam thông qua đại diện là Công ty TNHH Hệ thống phân phối toàn cầu. Hiện nay, hệ thống đặt chỗ của công ty này cho phép du khách đặt chỗ với 54.000 khách sạn trên toàn thế giới. Như vậy, dù ra đời muộn nhưng nếu Công ty có thể gia nhập vào mạng đăng ký toàn cầu này thì việc vươn tay ra thị trường thế giới sẽ có nhiều thuận lợi hơn.

Mục tiêu tổng quát của hoạt động quảng bá tiếp thị của các khách sạn là thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và khách sạn, đảm bảo mối quan hệ cân đối, hài hòa giữa lợi nhuận của doanh nghiệp và sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Sơ đồ 3.5: Mục tiêu hoạt động Marketing của doanh nghiệp kinh doanh

lưu trú, kinh doanh ăn uống

Mục tiêu Marketing Thu hút khách bằng thương hiệu tốt Giữ được khách hàng Có được Khách hàng Bán sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm dịch vụ hiệu quả Sự thỏa mãn của khách hàng - Sản phẩm, - Các sản

- Đối với lưu trú: do những nét đặc trưng riêng biệt của sản phẩm lưu trú đòi hỏi cần có những kênh phân phối tuơng ứng cho sản phẩm này. Về nguyên tắc sản phẩm lưu trú cũng được phân phối theo hai loại kênh phân phối truyền thống: trực tiếp và gián tiếp. Trên thực tế, đối với các khách sạn có quy mô từ 40 phòng trở lên rất ít khi các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú lại có thể bán tất cả quỹ buồng, phòng của mình mà không cần thông qua các nhà trung gian. Thông thường, mỗi doanh nghiệp kinh doanh lưu trú chia một tỷ lệ quỹ buồng, phòng của mình để tiêu thụ qua kênh trực tiếp (tỷ lệ này phụ thuộc vào những đặc tích của khách hàng, của thị trường và thường liên quan đến chiến lược marketing của doanh nghiệp) trung bình tỷ lệ này tại các khách sạn dao động từ 10-30% của quỹ buồng, phòng khách sạn.

Còn lại thường thông qua kênh phân phối gián tiếp hình thành nên mạng lưới kinh doanh rộng và đa dạng. Mạng lưới này bao gồm những khả năng giúp cho khách hàng đặt chỗ trong cơ sở lưu trú. Những nhà trung gian phân phối sản phẩm lưu trú thông thường bao gồm: các nhà kinh doanh lữ hành (tour - operators). Điểm ưu tiên quan trọng trong việc lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh lữ hành với tư cách nhà trung gian phân phối là ở chỗ nhà trung gian này đảm bảo sự ổn định tương đối và đều đặn nguồn khách. Một cơ sở khách sạn được đưa vào Catalogue của những công ty lữ hành có uy tín trên thị trường là một hình thức quảng cáo rất tốt cho khách sạn.

Một kênh phân phối sản phẩm lưu trú gián tiếp khác là thông qua các hãng hàng không, những doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hoặc các đại lý lữ hành khác nhau: nhà bán buôn, nhà bán lẻ, các hiệp hội, câu lạc bộ du lịch…

- Đối với dịch vụ nhà hàng, ăn uống:

Dịch vụ nhà hàng ăn uống là một trong những dịch vụ quan trọng trong kinh doanh khách sạn nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của du khách khi họ lưu trú tại khách sạn, thường chiếm từ 20-35% tổng doanh thu của khách sạn.

Cho đến nay, trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, ăn uống đã có nhiều công trình nghiên cứu marketing và khách hàng. Nếu như trong kinh doanh lưu trú phần lớn là những người từ các địa phương khác, các quốc gia khác đến thì trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, ăn uống lại bao gồm cả những cư dân ở địa phương. Do tính đa dạng và đặc điểm của khách hàng nên khó có thể xác định một thể loại khách hàng đặc trưng mà chỉ có thể xác định được một số loại khách hàng với những nét đặc trung chung nhất định. Đó là tổ hợp của những đặc điểm tâm sinh lý và hành vi, phản ảnh thói quen trong cuộc sống, trong tiêu dùng, những mong muốn, những động cơ của người tiêu dùng…

Trong kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ăn uống cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Để thiết kế xây dựng hệ thống sản phẩm trong kinh doanh nhà hàng ăn uống, trước tiên cần nghiên cứu chi tiết, phân loại khách hàng và khách hàng tiềm năng, sự phân bổ và cơ cấu khách.

+ Đối với dịch vụ nhà hàng ăn uống có khách du lịch quốc tế cần thiết phải phân đoạn thị trường theo quốc tịch, tôn giáo… bởi vì phong tục tập quán trong ăn uống ảnh hưởng đến sở thích về hành vi của người tiêu dùng.

Sau khi đã nghiên cứu khách hàng, doanh nghiệp cần nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, những điểm mạnh và những điểm yếu của sản phẩm. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẽ cố gắng đưa ra một hoặc vài sản phẩm khác biệt, độc đáo, hấp dẫn so với đối thủ cạnh tranh. Trong kinh doanh nhà hàng ăn uống, các sản phẩm được tạo ra ngoài mục đích để phục vụ khách du lịch còn được phục vụ cả khách ở địa phương, thông thường chiếm một tỷ trọng lớn, thuận lợi trong tiếp cận và dễ nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 64 - 68)