Khảo sát thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Công đoàn

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 40)

11 KS Sầm Sơn, Thanh Hóa 31.447 68 Đã hòan thành 12 KS Tam Đảo, Vĩnh Phúc 16.403 39 Đang thi công

2.3.2.1. Khảo sát thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Công đoàn

Công đoàn

Qua trao đổi và theo tư liệu của Phòng Quản lý kinh tế- Ban Kinh tế Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tính đến tháng 7/2006, có 76 doanh nghiệp Công đoàn, trong đó có 19 Công ty trực thuộc Công đoàn các Tổng công ty 90, 91 và Công đoàn ngành.

Trong tổng số 76 công ty trên có 56 công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch- khách sạn, chiếm 73% tổng số công ty; có 61 doanh nghiệp đã sắp xếp và thành lập mới

Trong đó có: + 3 công ty cổ phần

+ 52 công ty TNHH 1 thành viên

+ 6 doanh nghiệp loại hình khác (khoán, liên doanh, cho thuê...) + 15 doanh nghiệp đang lập phương án sắp xếp lại.

Theo đánh giá của Ban kinh tế Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và qua khảo sát nghiên cứu tại một số Tổng công ty, Công đoàn ngành cho thấy:

Các doanh nghiệp Công đoàn thành lập nhằm phát huy hiệu quả về vốn và tài sản của Công đoàn đưa vào sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, nâng cao phúc lợi, đời sống cho công nhân, viên chức, lao động, đoàn viên Công đoàn, tăng nguồn thu cho ngân sách Công đoàn, góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế Công đoàn cho cán bộ Công đoàn.

Các doanh nghiệp Công đoàn sau khi sắp xếp, thành lập theo mô hình công ty có đủ điều kiện pháp lý cho hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật; bộ máy quản lý đi vào chuyên nghiệp, chuyên môn cao, có cơ chế quản lý khoa học, rõ ràng, minh bạch, không lẫn lộn giữa chuyên môn và Công đoàn. Lao động được tuyển dụng và đào tạo có tay nghề, có chuyên môn phù hợp.

Qua tham khảo các doanh nghiệp Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các Tổng công ty 90, 91 như: Dầu khí, Giao thông vận tải, ngành Công nghiệp…có các cơ sở khách sạn, nhà nghỉ hiện nay đều đã đăng ký kinh doanh sang

công ty TNHH một thành viên, hoạt động và quản lý theo Luật Doanh nghiệp và Luật Du lịch.

Công đoàn tạo điều kiện về vốn, tài sản. Có cơ sở vật chất ban đầu. Hằng năm có thể bổ sung vốn để đầu tư mở rộng kinh doanh theo sự phát triển của công ty và của Ban chấp hành Công đoàn.

Các Công ty được giao quyền tự chủ trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm trong quản lý vốn, tổ chức lao động và hoạt động kinh doanh, từ đó kích thích được tính năng động, sáng tạo trong kinh doanh. Sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh và thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo thu nhập và quyền lợi của nguời lao động.

Theo đánh giá chung thì hầu hết các doanh nghiệp Công đoàn đều có doanh thu, lợi nhuận, hoạt động kinh doanh tăng trưởng qua các năm. Ngoài việc đóng góp cho ngân sách nhà nước, thu hút, giải quyết thêm công ăn việc làm cho công nhân, viên chức, lao động… các doanh nghiệp còn trích phần lợi nhuận nộp về Công đoàn cấp trên theo qui định.

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại hạn chế, theo đánh giá của lãnh đạo các đơn vị do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một số khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng và thành lập từ thời kỳ bao cấp chuyển giao cho các Công đoàn ngành quản lý hoạt động, các cơ sở vật chất lớn nhưng đã xuống cấp, bộ máy quản lý cồng kềnh, cơ chế quản lý còn mang nặng tính bao cấp, không rõ ràng, tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu chủ động, sáng tạo trong kinh doanh, nên kết quả hoạt động thấp, các khách sạn này đã được chuyển đổi, bán, khóan hoặc cho thuê như: khách sạn Công đoàn Giao thông Vận tải…

Bộ máy quản lý bố trí cán bộ kiêm nhiệm, thiếu kinh nghiệm, không có khả năng chuyên môn, phuơng thức quản lý yếu kém, không phân rõ tinh thần trách nhiệm trong quản lý kinh doanh, thiếu tính chuyên nghiệp nên không mang lại hiệu quả trong quản lý và đầu tư như: Công ty TNHH Công đoàn Than Việt Nam (Trưởng Ban Tổ chức đào tạo kiêm Giám đốc Công ty).

Riêng ngành ngân hàng, các doanh nghiệp trực thuộc Công đoàn ngành Ngân hàng Việt Nam trước đây hoạt động không hiệu quả vì còn mang nặng tính bao cấp, không đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, không đủ vốn hoạt động, thiếu tính

chuyên nghiệp, không phối kết hợp và phát huy sức mạnh toàn ngành nên không đứng vững trong cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu Dịch vụ khách sạn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)