Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả học nhóm của sinh viên khoa vật lý trường đại học đồng tháp (Trang 59)

Để khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp trên, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 100 sinh viên Khoa Vật lý và phỏng vấn một số giảng viên. Phương pháp chủ yếu được sử dụng khi trưng cầu ý kiến là phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn. Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Vật lý – Trường Đại học Đồng Tháp.

Mức độ cần thiết Tính khả thi TT Tên giải pháp Rất CT Cần thiết BT Chưa CT Rất KT Khả thi BT Chưa KT 1 Hình thành động cơ hoạt động nhóm 42 50 6 2 27 58 11 4 2 Tổ chức và quản lý hoạt động nhóm (thành lập nhóm, quản lý và bố trí thời gian hoạt động nhóm)

35 54 8 3 23 55 15 7

3 Tăng cường rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm.

27 59 11 3 23 55 18 4

4 Phát huy vai trò của đội ngũ nhóm trưởng

28 50 19 3 20 57 14 9

5 Tăng cường ứng dụng CNTT vào hoạt động tự học theo nhóm

55 34 10 1 46 38 9 7 6 Lựa chọn, sử dụng kết hợp 6.1. Chuẩn bị bài thuyết trình mang tính tổng hợp lý thuyết 23 56 21 0 21 61 14 4

6.2. Giải bài tập vật lý trong giáo trình bài giảng 43 48 8 1 25 57 14 4 6.3. Thảo luận về các thí nghiệm và dụng cụ dạy học 23 56 14 7 18 60 14 8 các hình thức tự học theo nhóm. 6.4. Trao đổi về rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, soạn giáo án, tập giảng

52 40 6 2 24 64 10 2

7 Đánh giá hoạt động nhóm 21 70 6 3 15 67 14 4

Từ kết quả khảo sát trên chúng tôi rút ra một số kết luận:

1) Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tự học theo nhóm cho sinh viên Khoa Vật lý – Trường Đại học Đồng Tháp mà chúng tôi đề xuất là cần thiết, phù hợp và đáp ứng được sự mong muốn của sinh viên trong Khoa. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các giải pháp đều ở mức rất cao, lần lượt:

+ Giải pháp 1 là 92%;

+ Giải pháp 2 là 89%;

+ Giải pháp 3 là 86%;

+ Giải pháp 4 là 78% ;

+ Giải pháp 5 là 89% ;

+ Giải pháp 6 (giải pháp 6.1 là 79%, giải pháp 6.2 là 92%, giải pháp 6.3 là 79%, giải pháp 6.4 là 92%) ;

2) Kết quả khảo sát cũng cho thấy các biện pháp trên đều có tính khả thi, có thể thực hiện được cho sinh viên Khoa Vật lý – Trường Đại học Đồng Tháp. Kết quả khảo sát đánh giá tính khả thi của các giải pháp cũng ở mức rất cao, lần lượt:

+ Giải pháp 1 là 85%;

+ Giải pháp 2 là 78%;

+ Giải pháp 3 là 78%;

+ Giải pháp 4 là 77% ;

+ Giải pháp 5 là 84% ;

+ Giải pháp 6 (giải pháp 6.1 là 82%, giải pháp 6.2 là 82%, giải pháp 6.3 là 78%, giải pháp 6.4 là 88%) ;

+ Giải pháp 7 là 82%.

Tóm lại, qua nghiên cứu kết quả ở các phiếu điều tra, qua việc phỏng vấn lấy ý kiến của các nhóm học tập của sinh viên và giảng viên, chúng tôi nhận thấy rằng: Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tự học theo nhóm của sinh viên Khoa Vật lý mà chúng tôi đề xuất là cần thiết và có tính khả thi, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng học tập và hợp tác nhóm của sinh viên.

PHẦN KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tự học theo nhóm trong sinh viên Khoa Vật lý – Trường Đại học Đồng Tháp ” đối chiếu với mục tiêu đã đề ra, đề tài của chúng tôi đã đạt được các kết quả sau:

1. Đã hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của phương pháp tự học theo nhóm trong sinh viên.

2. Phân tích được thực trạng về phương pháp học tập theo nhóm trong sinh viên Khoa Vật lý – Trường Đại học Đồng Tháp thông qua phiếu điều tra đối với 100 sinh viên, từ đó tìm ra được nguyên nhân của thực trạng trên.

3. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã đề xuất và lý giải một số giải pháp (7 giải pháp) góp phần nâng cao hiệu quả tự học theo nhóm trong sinh viên Khoa Vật lý.

4. Sau khi đề xuất các giải pháp, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đối với 100 sinh viên trong Khoa Vật lý và tham khảo ý kiến một số giảng viên. Kết quả thu được là đa số sinh viên trả lời đều ủng hộ và tán thành các giải pháp đã đề xuất, các giảng viên cũng cho rằng đây là những giải pháp phù hợp và có tính khả thi.

5. Đề tài có bài báo được nhận đăng ở tạp chí chuyên ngành.

6. Từ kết quả đạt được có thể cho thấy đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu chúng tôi cũng có một số kiến nghị sau:

+ Về cơ sở vật chất phục vụ cho việc tự học của sinh viên, do địa điểm để các nhóm chọn để họp nhóm rất hạn chế, nên đề nghị nhà trường có thể mở các phòng học đến 22h tối mỗi ngày để sinh viên có không gian và địa điểm để tiến hành tự học.

+ Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi, bàn bạc về phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp học tập theo nhóm cho sinh viên thông qua các buổi nói chuyện với các chuyên gia, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia sinh hoạt vào các câu lạc bộ lành mạnh trong khoa, trong trường.

+ Với giảng viên nên có cái nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của phương pháp học tập theo nhóm trong sinh viên, để qua đó tổ chức cho sinh viên học tập theo nhóm khi cần thiết, với liều lượng, mức độ hợp lý theo các nội dung, chủ đề phù hợp. Trước khi giao bài tập nhóm cho sinh viên, các giảng viên cần hướng dẫn cách làm việc nhóm để sinh viên có định hướng trong hoạt động nhóm, đặc biệt là với những sinh viên mới vào trường, mới làm quen với phương pháp học tập theo nhóm.

* Hướng phát triển của đề tài:

Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu trên phạm vi hẹp về thực trạng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tự học theo nhóm trong sinh viên Khoa Vật lý – Trường Đại học Đồng Tháp. Với kết quả thu được của đề tài, nếu có thời gian cho phép chúng tôi nghiên cứu về phương pháp tự học theo nhóm của sinh viên ở các Khoa khác nhau để có cái nhìn tổng thể hơn về phương pháp tự học mà sinh viên của Trường đã và đang sử dụng, để từ đó tìm ra giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả tự học trong sinh viên.

Tóm lại, đề tài đã bước đầu nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả tự học theo nhóm đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, phương tiện và kinh nghiệm nên chắc chắn còn có những thiếu sót về nội dung, hình thức. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn sinh viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[2]. Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCHTƯ khóa VIII (2000), NXB Chính trị quốc gia, HN.

[3]. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2002), NXB Chính trị quốc gia, HN.

[4]. Từ điển tiếng Việt

[5]. Trần Văn Ba (chủ nhiệm đề tài) (2010), Học tập theo nhóm trong sinh viên khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục: thực trạng và giải pháp, Đề tài NCKH, Học viện Quản lý giáo dục, Hà Nội.

[6]. Lê Ngọc Diệp (2010), Thiết kế phương án dạy học theo hình thức tổ chức các hoạt động nhóm phần “dòng điện trong các môi trường” trong chương trình điện học dành cho hệ ĐHSP Lý nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ của sinh viên trong học tập, Luận văn cao học, ĐHSP Hà Nội.

[7]. Nguyễn Thị Kim Dung (2005), Một số tiêu chí đánh gía chất lượng dạy học theo nhóm ở tiểu học, Tạp chí Giáo dục, số 124.

[8]. Roger Galles (2001), Phương pháp dạy và học hiệu quả, NXB TPHCM

[9]. Nguyễn Thành Hải (2010), Phương pháp học tập chủ động bậc Đại học, Trung tâm nghiên cứu cải tiến dạy và học Đại học.

[10]. Dịp Thị Thanh, Đoàn Thanh Hà (10/2009), Các phương pháp học tập của sinh viên ở Đại học, Phát triển và hội nhập, số 1.

[11]. Đặng Vũ Hoạt (2006), Lý luận dạy học Đại học, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[12]. Hồ Thị Bạch Phương (2007), Nâng cao hiệu quả dạy học Vật lý ở trường trung học phổ thông thông qua các biện pháp tổ chức hoạt động học hợp tác nhóm, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, trường ĐHSP Huế.

[13]. Nguyễn Kỳ (chủ biên) (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

[14]. Trần Thị Ngọc Lan, Vũ Thị Minh Hằng (2005), Áp dụng dạy học hợp tác trong dạy học toán ở tiểu học, Tạp chí Giáo dục, số 125.

[15]. Đỗ Thị Kim Liên (2004), Thảo luận nhóm - Một hình thức đổi mới ở trường đại học, Tạp chí Giáo dục, số 89.

[16]. Nguyễn Thị Thiên Nga (2003), Nâng cao hiệu quả dạy học Vật lí ở trường Trung học phổ thông thông qua các biện pháp tổ chức hoạt động tự học, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, trường ĐHSP Huế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[17]. Tập thể tác giả (1998), Nguyễn Ngọc Quang, Nhà sư phạm - Người góp phần đổi mới lý luận dạy học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[18]. Đỗ Thiết Thạch (2004), Giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh trung học trong nền Giáo dục hiện đại - Những vấn đề cần quan tâm, Tạp chí Giáo dục, số 10.

[19]. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên) (2002), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.

[20]. Phạm Hữu Tòng (2006), Bài giảng chuyên đề những vấn đề của Giáo dục Vật lí phổ thông hiện nay, Hà Nội.

[21]. Nguyễn Thị Hồng Việt (2003), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.

[22]. Trang web http://www.dthu.edu.vn/

[23]. Bí quyết làm việc - học tập theo nhóm, http://www.teen.vn/

[24]. Đặng Danh Ngọc, Phương pháp làm việc nhóm dưới góp nhìn của sinh viên, http://www.bulletin.vnu.edu.vn/

[25]. Thân Hương (tổng hợp), Phương pháp học nhóm, http://www.hocmai.vn

[26]. Phương pháp học tập cộng tác: làm việc theo nhóm nhỏ, http://www.agu.edu.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU HỎI Ý KIẾN

DÀNH CHO SINH VIÊN KHOA VẬT LÝ – TRƯỜNG ĐH ĐỒNG THÁP

********---*********

Người tham gia trả lời câu hỏi xin hãy khoanh tròn đáp án mà bạn cho là phù hợp nhất theo suy nghĩ của bạn hoặc đúng tình hình mà bạn đánh giá về nhóm học tập của bạn cũng như các nhóm học tập trong sinh viên Khoa Vật Lý – Trường ĐH Đồng Tháp.

1. Theo bạn, học tập theo nhóm tức là :

a. Mỗi người làm tất cả công việc theo ý riêng rồi gộp chung lại lấy kết quả tốt nhất

b. Người nhóm trưởng chia nhỏ công việc, giao mỗi người một việc rồi tổng hợp kết quả

c. Mỗi người đóng góp ý kiến để giải quyết công việc

d. Ý kiến khác:...

...

2. Lợi ích lớn nhất của học tập theo nhóm là:

a. Vận dụng và phát huy trí tuệ tập thể

b. Tạo thói quen làm việc trong môi trường tập thể

c. Giải quyết công việc dễ dàng hơn

d. Ý kiến khác: ...

...

3. Nhiệm vụ lớn nhất của nhóm trưởng là gì?

a. Điều hành và tổ chức công việc của cả nhóm

b. Chịu trách nhiệm chung của nhóm trước mọi hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Ý kiến khác: ...

………..

4. Nguyên nhân cơ bản nhất gây kém hiệu quả của học tập theo nhóm:

a. Phương pháp làm việc b. Thiếu gắn kết c. Mục đích hoạt động không rõ ràng d. Điều kiện CSVC e. Ý kiến khác: ... ………...

5. Theo bạn, yếu tố tác động lớn nhất đến hiệu quả của nhóm

a. Ý thức làm việc của mỗi thành viên

b. Vai trò điều hành của nhóm trưởng

c. Phương pháp và hình thức hoạt động nhóm

d. Ý kiến khác: ……….

. ………

6. Phân công công việc trong nhóm tại nhóm bạn

a. Tập trung vào cá nhân xuất sắc

b. Mỗi người một việc rồi tập hợp lại

c. Trải đều cho các thành viên

d. Ý kiến khác :……….

………...

7. Theo bạn, có nên thay đổi thành viên trong nhóm không?

a. Có nên thay đổi b. Không nên thay đổi

a. Thỉnh thoảng

b. Thường xuyên c. Theo từng môn học

d. Ý kiến riêng: ………

………..

8. Phương pháp thống nhất ý kiến của nhóm bạn:

a. Tất cả đồng ý

b. Theo đa số

c. Không ai phản đối

d. Nhóm trưởng quyết định

9. Là thành viên trong nhóm, bạn thấy bạn đã làm đựợc những điều gì dưới đây? (có thể chọn nhiều đáp án)

a. Hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao

b. Là cầu nối giữa các thành viên với nhau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Hỗ trợ các thành viên trong nhóm

d. Ý kiến khác: ………

……….

10. Nhóm bạn có nội quy không?

a. Có b. Không

Nêú có, thì nhóm bạn có thực hiện nội quy tốt không?

a. Có b. Không

11. Theo bạn, điều nào gây chán nản với bạn nhất trong buổi họp nhóm?

a. Buổi họp quá dài

c. Buổi họp vô kỷ luật

d. Buổi họp thiếu nhiều thành viên

e.Ý kiến khác...

………..

12. Nhóm bạn làm việc có hiệu quả không? a. Rất hiệu quả b. Có hiệu quả c. Bình thường d. Không hiệu quả. Suy nghĩ của bạn về hoạt động nhóm: ………

………

………

...

Xin chân thành cảm ơn bạn đã trả lời câu hỏi của chúng tôi. Xin bạn cho biết thêm một số thông tin cá nhân của bạn: Họ-Tên : ………...

E–mail:………

Phụ lục 2: PHIẾU HỎI Ý KIẾN

DÀNH CHO SINH VIÊN KHOA VẬT LÝ – TRƯỜNG ĐH ĐỒNG THÁP

********---*********

Người tham gia trả lời câu hỏi xin hãy đánh dấu X vào đáp án mà bạn cho là phù hợp nhất theo suy nghĩ của bạn hoặc đúng với tình hình mà bạn đánh giá về nhóm học tập của sinh viên Khoa Vật lý – Trường ĐH Đồng Tháp.

Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết mức độ cần thiết của việc thực hiện các kỹ năng về việc tự học theo nhóm trong sinh viên:

Mức độ cần thiết thực hiện các kỹ năng

STT Các kỹ năng

Rất CT Cần thiết BT Chưa CT

1 Lập kế hoạch hoạt động nhóm 2 Xây dựng nội quy hoạt động nhóm 3 Xác định mục tiêu học tập rõ ràng 4 Phân công nhiệm vụ hợp lý

5 Thảo luận, trao đổi 6 Nghiên cứu tài liệu

7 Chia sẻ trách nhiệm, thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Lắng nghe một cách chủ động, tích cực 9 Giải quyết xung đột giữa các thành viên 10 Tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của

nhóm

Xin chân thành cảm ơn bạn đã trả lời câu hỏi của chúng tôi.

Xin bạn cho biết thêm một số thông tin cá nhân của bạn:

Họ-Tên : ………...

E–mail:………

Câu 2: Anh (chị) đánh giá thế nào về việc thực hiện các kỹ năng trong việc tự học theo nhóm của sinh viên:

Mức độ thực hiện các kỹ năng STT Các kỹ năng Thành thạo Tương đối TT Chưa thành thạo Không thành thạo 1 Lập kế hoạch hoạt động nhóm 2 Xây dựng nội quy hoạt động nhóm 3 Xác định mục tiêu học tập rõ ràng 4 Phân công nhiệm vụ hợp lý

5 Thảo luận, trao đổi 6 Nghiên cứu tài liệu

7 Chia sẻ trách nhiệm, thông tin 8 Lắng nghe một cách chủ động, tích

cực

9 Giải quyết xung đột giữa các thành viên

10 Tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm

Xin chân thành cảm ơn bạn đã trả lời câu hỏi của chúng tôi.

Xin bạn cho biết thêm một số thông tin cá nhân của bạn:

Họ-Tên : ………...

E–mail:………

Phụ lục 3: PHIẾU HỎI Ý KIẾN

DÀNH CHO SINH VIÊN KHOA VẬT LÝ – TRƯỜNG ĐH ĐỒNG THÁP

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về việc tự học theo nhóm trong sinh viên Khoa Vật Lý –Trường ĐH Đồng Tháp, nhóm nghiên cứu chúng tôi xin đưa ra một số

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả học nhóm của sinh viên khoa vật lý trường đại học đồng tháp (Trang 59)