Giải bài tập vật lý trong giáo trình bài giảng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả học nhóm của sinh viên khoa vật lý trường đại học đồng tháp (Trang 56)

Tác dụng của việc giải bài tập vật lí sẽ giúp cho SV không những đào sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng lí thuyết vào thực tiễn mà còn góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo, mức độ nắm vững kiến thức của SV. Đối với buổi học nhóm dành để giải quyết một số bài tập khó (với SV vật lí có rất nhiều bài tập khó để giải quyết từ các học phần đại cương như: Cơ, Nhiệt, Điện, Quang; các học phần: Vật lí thống kê, cơ học lượng tử, vật lí chất rắn .v.v…), nhóm nên phân loại bài tập ra đâu là bài tập định tính và đâu là bài tập định lượng.

+ Với bài tập định tính thường chủ yếu là giải thích hiện tượng vật lí. Đứng trước bài tập này, nhóm phải phân tích hiện tượng vật lý được nêu trong bài tập, hiện tượng vật lí gắn với lý thuyết nào, tìm hiểu lý thuyêt đó, sau cùng vận dụng lý thuyết để giải thích hiện tượng vật lý. Trong quá trình giải thích hiện tượng, các thành viên trong nhóm có thể đưa ra các ý kiến khác nhau, nhóm trưởng phải điều khiển nhóm tiến hành phân tích, thảo luận để đưa ra phương án trả lời khả thi nhất.

+ Với bài tập định lượng, các thành viên trong nhóm phải xem lại lý thuyết hay những công thức liên quan đến chương bài tập đó và giải trước các bài tập này ở nhà, sau đó họp nhóm để giải quyết những vấn đề khi gặp khó khăn từ các bài tập, cùng nhau phân

tích, các thành viên đưa ra ý kiến và thống nhất lại cách giải cho bài tập. Nếu cả nhóm không giải quyết được thì cần phải hỏi, tham khảo ý kiến từ các nhóm bạn hoặc từ thầy cô.

Thông thường, với loại hình học tập này thì các thành viên trong nhóm nên cùng nhau giải quyết, hiệu quả sẽ tốt hơn so với phân chia nhỏ công việc.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả học nhóm của sinh viên khoa vật lý trường đại học đồng tháp (Trang 56)