Những mặt tích cực của phương pháp học tập theo nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm sinh viên nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí có một số sinh viên cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với làm việc theo cá nhân. Nguyên nhân là do:
2.4.1. Nguyên nhân khách quan
- Do sinh viên chủ yếu phải ở trọ, nhà trọ lại chật chội, rất khó khăn cho việc tìm địa điểm học nhóm; cùng với đó là điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, thư viện, ...) của nhà trường cũng chưa đáp ứng được nhu cầu học theo nhóm của sinh viên.
- Phương pháp làm việc nhóm được áp dụng ở hầu hết các môn. Vì thế nhiều khi sinh viên phải làm việc nhóm quá nhiều trong cùng một thời gian. Điều đó gây nên tâm lý mệt mỏi, nhàm chán trong sinh viên. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc nhóm.
- Nhóm trưởng chưa thực sự phát huy được vai trò của mình. Chưa có năng lực và kỹ năng trong việc điều hành nhóm.
- Giữa các thành viên chưa có sự gắn kết, không khí làm việc trong nhóm chưa thân thiện, cởi mở, ít tạo cơ hội cho các thành viên phát huy năng lực, khiến các thành viên không muốn tham gia hoặc tham gia một cách rất hình thức.
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
- Không ít sinh viên đã quen với kiểu học thuộc của phổ thông, nên còn nhiều bỡ ngỡ khi phải tiếp cận một phương pháp học mới đòi hỏi rất lớn sự tích cực, tự giác tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức trên cơ sở trao đổi và thảo luận lẫn nhau.
- Một số sinh viên cho rằng học theo nhóm rất mất thời gian, thời gian chờ đợi nhau, thời gian tán gẫu…, đôi lúc một buổi học chỉ giải quyết có 1 đến 2 bài toán rất đơn giản. Do đó, tạo cho một số sinh viên có thái độ học tập nghiêm túc ngại việc học nhóm với nhau, nên họ thấy tự học một mình sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
- Có một số nhóm học với nhau nhưng trình độ quá chênh lệch, thay vì vào cùng nhau giải quyết một số vấn đề chung, nhưng khi vào học thì buổi học trở thành người khá giỏi kèm cho người yếu, do đó một số sinh viên thấy mất thời gian mà kết quả thu lại không cao.
- Với một số sinh viên coi việc học nhóm không phải là việc của mình, thường có tâm lí chờ đợi kết quả người khác làm được để thừa hưởng.
- Có nhóm vẫn hoạt động nhưng không thường xuyên, do công việc chia cho các thành viên trong nhóm không đồng đều, có người chuẩn bị rất chu đáo, có người chuẩn bị sơ xài, khi vào học nhóm với nhau sẽ tạo cho người học cảm giác chán chường.
- Có người tự cho mình giỏi nên om đòm nhiều việc, làm cho thành viên khác cảm thấy sự có mặt của mình trong nhóm là không cần thiết….
- Hầu như các sinh viên chưa chuẩn bị tốt các kỹ năng cần thiết cho hoạt động nhóm, nên hiệu quả của hoạt động nhóm chưa cao …
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC TỰ HỌC THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN KHOA VẬT LÝ –
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP 3.1. Các giải pháp
Qua nghiên cứu về thực trạng của việc tự học theo nhóm trong sinh viên Vật lý - Trường Đại học Đồng Tháp, đã có một số nguyên nhân ảnh hướng đến kết quả làm việc theo nhóm. Để buổi học nhóm thật sự mang lại hiệu quả cho người học, vừa được học hỏi, vừa được trao đổi kinh nghiệm, nhóm nghiên cứu chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả việc tự học theo nhóm trong sinh viên Khoa Vật lý – Trường Đại học Đồng Tháp như sau: