Tăng cường rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả học nhóm của sinh viên khoa vật lý trường đại học đồng tháp (Trang 48)

Qua nghiên cứu thực trạng ở chương 2 cho thấy sinh viên Khoa Vật lý hầu như còn yếu về các kỹ năng hoạt động theo nhóm. Chính vì thế cần phải xây dựng quy trình thực hiện các kỹ năng một cách cụ thể, khoa học và logic nhằm giúp cho sinh viên có định hướng rèn luyện các kỹ năng. Điều này sẽ giúp sinh viên tiết kiệm thời gian, công sức, nâng cao chất lượng hiệu quả làm việc theo nhóm. Quy trình thực hiện như sau:

- Xác định mục tiêu rõ ràng và lập kế hoạch hoạt động nhóm:

+ Xác định mục tiêu, nhiệm vụ các công việc cần thực hiện và yêu cầu đạt được của mỗi công việc;

+ Xác định quỹ thời gian mà nhóm có, dựa trên quy định của giảng viên;

+ Phân phối thời gian cho mỗi công việc và sắp xếp thứ tự thực hiện;

+ Kiểm tra lại mức độ hợp lý, tính khả thi của kế hoạch.

- Xây dựng nội quy của nhóm:

+ Nội quy của nhóm phải được xây dựng ngay khi nhóm được thành lập, trên cơ sở sự nhất trí của các thành viên trong nhóm;

* Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của trưởng nhóm, các thành viên trong nhóm; * Những quy định về: thời gian, cách thức làm việc, cách thức đánh giá, những hình thức về thưởng – phạt …

- Phân công nhiệm vụ:

Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm phải rõ ràng, hợp lý. Trong phân công nhiệm vụ, nhóm cần đảm bảo các yêu cầu như:

+ Phân chia công việc của nhóm thành từng phần việc nhỏ, xác định yêu cầu đối với từng phần việc;

+ Giao việc cho từng thành viên trong nhóm dựa trên tinh thần tự giác, tự nguyện kết hợp với sự phân công, chỉ định của nhóm trưởng theo năng lực, sở trường của từng thành viên;

+ Các thành viên cam kết.

- Thảo luận, trao đổi:

Trong quá trình hoạt động nhóm, bao giờ cũng cần sự trao đổi, bàn bạc, thảo luận. Tuy nhiên không phải sinh viên nào, nhóm học tập nào cũng thực hiện tốt kỹ năng này.

+ Trước khi thảo luận, nhóm trưởng và các thành viên phải chuẩn bị kỹ nội dung thảo luận và phần việc đã được giao;

+ Bắt đầu cuộc thảo luận, các thành viên cần ghi lại khái quát các vấn đề cần thảo luận;

+ Trong khi thảo luận, các thành viên cần phải bám sát trọng tâm vấn đề đang cần bàn bạc, thảo luận; trình bày ý kiến rõ ràng, ngắn gọn. Đồng thời, mỗi người cần biết lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho các thành viên khác, đặt lại câu hỏi nếu thấy chưa rõ hoặc cần đi sâu thêm. Các cá nhân phải biết đưa ra những lý lẽ có căn cứ khoa học, xác đáng để bảo vệ ý kiến của mình; khuyến khích các bạn khác tranh luận, chỉnh sửa sản phẩm của mình. Nhóm trưởng cần tóm tắt ý kiến thảo luận của nhóm để đi đến kết luận chung cần thiết.

- Nghiên cứu tài liệu:

Sinh viên cần phải có các kỹ năng:

+ Tìm tài liệu: xem tựa đề tài liệu, tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản; đọc lời mở đầu và phân kết luận (nếu có), xem qua một số mục đề chính để xem nội dung có phù hợp với vấn đề mà mình đang quan tâm hay không.

+ Đọc tài liệu: Biết vận dụng các kỹ thuật đọc khác nhau cho từng trường hợp cụ thể (đọc lướt nắm nội dung chính, đọc kỹ, …)

+ Ghi chép tài liệu: giúp ghi nhớ tổng hợp nội dung tài liệu nên cần phải khoa học, sáng rõ nội dung vấn đề. Tùy theo mục đích nghiên cứu, phạm vi khai thác tài liệu mà cá nhân lực chọn hình thức ghi chép phù hợp (trích tài liệu, lập dàn ý, viết đề cương, viết bản tóm tắt, viết bản thu hoạch)

- Chia sẻ trách nhiệm và thông tin:

Mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm với kết quả chung của nhóm, không chỉ đặt lên vai một người (nhóm trưởng, hoặc chỉ một vài bạn có năng lực tốt ở trong nhóm). Điều này được biểu hiện bằng những hành động như: san sẻ công việc, tự nhận một phần công việc của nhóm và cố gắng hoàn thành tốt; tích cực trao đổi, thảo luận, nghiên cứu nhằm đưa đến một sản phẩm cuối cùng tốt nhất có thể của cả nhóm.

Việc chia sẻ những thông tin là một kỹ năng cần thiết, có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của học tập theo nhóm, bởi đã là một nhóm học tập thì các thành viên trong nhóm sẽ phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình cũng như hoàn thành mục tiêu chung của nhóm. Vì vậy, khi có bất cứ một thông tin, một ý tưởng gì, mỗi thành viên đều cần chia sẻ với các thành viên khác. Việc chia sẻ thông tin có thể được thực hiện bằng các cách: truyền đạt bằng lời nói, cung cấp phần tài liệu sưu tầm được hoặc phần ghi chép của cá nhân.

- Lắng nghe chủ động, tích cực: được biểu hiện ở những điểm chính:

+ Tôn trọng, không ngắt lời người khác khi họ đang nói, đang bày tỏ quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm – kiến thức;

+ Không phản đối, chỉ trích ngay ý kiến của người khác dù có thấy nó thiếu thực tế đến đâu;

+ Chăm chú, không làm việc riêng, nhìn vào mặt người đang nói; + Ghi chép những chi tiết cần thiết;

+ Nhắc lại lời nói của đối phương hoặc đặt câu hỏi trở lại;

+ Gợi ý khích lệ người đang nói;

+ Dùng một số cử chỉ biểu thị sự chú ý lắng nghe của mình (gật đầu, vâng, ừ, vậy à, v.v…)

- Giải quyết xung đột: Các bước giải quyết xung đột: + Lắng nghe;

+ Ra quyết định đình chiến, chấm dứt ngay xung đột;

+ Tìm kiếm các bên liên quan tìm hiểu thông tin;

+ Tìm nguyên nhân nảy sinh vấn đề xung đột;

+ Lựa chọn các chiến lược để giải quyết xung đột. Tùy vào từng bối cảnh cụ thể và loại xung đột riêng biệt để lựa chọn chiến lược giải quyết phù hợp. Các loại chiến lược gồm: chiến lược thắng – thua (tạo cho người nào đó bị thua), chiến lược thua – thua (mỗi bên đều phải đầu hàng cái mà họ muốn), chiến lược thắng – thắng (chỉ ra vấn đề nảy sinh xung đột).

Khi giải quyết xung đột, cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

+ Không cằn nhằn, nói dài và cố chấp; không áp chế hoặc làm mất mặt người khác;

+ Không cố dành phần thắng;

+ Cố gắng hiểu quan điểm của người khác;

+ Không nhắc lại chuyện cũ, chỉ giải quyết xung đột hiện tại;

+ Cố gắng bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc [5].

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả học nhóm của sinh viên khoa vật lý trường đại học đồng tháp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)