Sau khi giảng viên đưa ra một vấn đề, yêu cầu SV chuẩn bị để sau đó tiến hành thảo luận về chủ đề đó (xêmina) hay viết báo cáo dưới dạng một bài tập lớn hay một tiểu luận nhóm. Để thực hiện được một buổi xêmina thành công hay viết một bài báo cáo về bài tập lớn hoặc tiểu luận, SV cần phải tìm hiểu trước vấn đề một cách chủ động như: đọc giáo
trình bài giảng, đọc tài liệu có liên quan và suy nghĩ về những vấn đề đó. Từ đó, SV lựa chọn cho mình một cách hiểu và bảo vệ được quan điểm của mình. Đối với buổi xêmina, vấn đề đưa ra được xem xét trên nhiều khía cạnh. Mỗi SV đều có cơ hội đưa ra ý kiến riêng của mình và trình bày sao cho mạch lạc, hợp lý để thuyết phục được người nghe.
Đối với SV, việc trình bày một vấn đề trước những người khác không phải dễ dàng, đặc biệt là những vấn đề khoa học, trình bày vấn đề khoa học cần rõ ràng, chính xác và mạch lạc. Vì vậy, việc chuẩn bị trước nội dung rất quan trọng, với buổi học theo nhóm để chuẩn bị cho buổi xêmina trên lớp hoặc chuẩn bị cho chủ đề của bài tập lớn, tiểu luận, các thành viên trong nhóm cần phải:
+ Xác định được mục tiêu học tập của buổi học nhóm đó cần giải quyết vấn đề gì?. + Tiếp tục, nhóm trưởng dựa trên yêu cầu của giảng viên (thông qua các câu hỏi gợi ý) về chủ đề, chia chủ đề thành các môdul nhỏ, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách môdul đó,quan trọng là phải phù hợp với năng lực và sở trường của người đó.
+ Các thành viên trong nhóm tiến hành thực hiện các modul: thu thập thông tin thông qua giáo trình bài giảng, thông qua các tài liệu liên quan được giảng viên giới thiệu hoặc thông qua internet và sử lí các thông tin đó bằng việc phân tích và tổng hợp lại.
+ Sau đó nhóm hợp lại để thảo luận, lấy ý kiến và tổng hợp thành bài báo cáo hoàn chỉnh của nhóm.
Ví dụ: Với chủ đề xêmina “Tìm hiểu các biện pháp tạo ra tình huống có vấn đề trong dạy học vật lý” trong học phần Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông. Để chuẩn bị cho buổi xêmina trên lớp, buổi học nhóm cần phải tiến hành như sau:
+ Nhóm xác định mục tiêu của buổi học, đó là: định nghĩa và đưa ra được các dấu hiệu của một tình huống có vấn đề, từ đó tìm ra các biện pháp tạo ra tình huống có vấn đề và ví dụ cho từng biện pháp đó.
+ Nhóm bắt đầu làm việc chung để xác định: Thế nào là tình huống có vấn đề? Các dấu hiệu của một tình huống có vấn đề?, sau đó nhóm tiếp tục xác định các biện pháp tạo
ra tình huống có vấn đề, đó là: Bằng một thí nghiệm đơn giản, định tính; Bằng một câu hỏi; Bằng một bài tập; Bằng một câu chuyện lịch sử và từ đó phát sinh mâu thuẫn cần giải quyết; v.v…
+ Nhóm trưởng chia công việc cụ thể cho mỗi thành viên đảm nhận tìm hiểu một trong các biện pháp và yêu cầu đưa ra ví dụ cụ thể cho biện pháp đó.
+ Các thành viên trong nhóm sau khi được giao nhiệm vụ, tiến hành xem tài liệu có liên quan, thu thập và xử lý để giải quyết yêu cầu của nhóm đưa ra.
+ Cuối cùng nhóm họp lại, các thành viên trong nhóm lần lượt báo cáo kết quả tìm ra các biện pháp tạo ra tình huống có vấn đề trong dạy học vật lý và cho ví dụ cụ thể, các thành viên khác lắng nghe và cho ý kiến. Sau đó, tập hợp lại thành bài báo cáo hoàn chỉnh của nhóm.