Phương pháp học tập được sử dụng trong sinh viên Khoa Vật lý

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả học nhóm của sinh viên khoa vật lý trường đại học đồng tháp (Trang 29)

Với khối lượng kiến thức được phân bổ qua các năm học, các học kì và từng học phần cụ thể, đa số sinh viên cảm thấy áp lực và khó khăn trong việc lĩnh hội tri thức đầy đủ và đạt hiệu quả cao. Do vậy, việc học tập như thế nào, phương pháp học ra sao cho

phù hợp là một vấn đề quan trọng đối với sinh viên nói chung, sinh viên Khoa Vật lý nói riêng.

Để đạt được hiệu quả trong việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức thì yêu cầu quan trọng là mỗi sinh viên phải tìm tòi và trang bị cho mình những phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của bản thân và kiến thức của từng môn học. Phương pháp học tập tích cực chính là chìa khóa giúp sinh viên có kết quả cao, hình thành cách tư duy hệ thống và cách giải quyết vấn đề thực tiễn một cách khoa học nhất.

Qua quá trình quan sát, nghiên cứu và phân tích, chúng tôi nhận thấy có nhiều phương pháp được sinh viên khoa Vật lý vận dụng vào việc học tập, các phương pháp đó đã mang lại những kết quả nhất định. Có thể tổng quát lại thành hai phương pháp học tập cơ bản mà sinh viên của Khoa đã và đang sử dụng chủ yếu là phương pháp tự học và phương pháp tự học theo nhóm.

Phương pháp tự học là phương pháp phổ biến và được sử dụng thường xuyên trong học tập. Hầu hết sinh viên Khoa Vật lý từ năm thứ nhất đến năm thứ tư đều xem phương pháp này là phương pháp kích thích tư duy độc lập trên cơ sở tự tìm kiếm tài liệu liên quan, đọc sách, giáo trình và nghe bài giảng của giảng viên khi đến lớp. Trên thực tế đây là phương pháp chịu ảnh hưởng nhiều từ phương pháp dạy học của giảng viên, một số giảng viên trong Khoa vẫn thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống để truyền tải kiến thức cho sinh viên. Để lĩnh hội tri thức một cách chủ động và tích cực, sinh viên phải dựa vào quá trình nghiên cứu tài liệu để tìm kiếm thông tin và giải quyết các vấn đề trong học tập.

Sinh viên được học các chuyên ngành khoa học, mỗi môn học đều có phương pháp logic đặc trưng. Đó là các phương pháp nhận thức theo lôgic khoa học. Đối với các môn như: toán cao cấp, xác suất thống kê, vật lý đại cương (Cơ, Nhiệt, Điện, Quang), Vật lý thống kê, Cơ học lượng tử v.v... thì phương pháp học phải khác với phương pháp học các môn học thuộc lĩnh vực phương pháp dạy học hay các môn học thuộc kiến thức giáo dục (nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục học, tâm lí học ...). Việc lựa chọn phương pháp tự học như thế nào cho phù hợp là điều mà sinh

viên Khoa Vật lý không phải ai cũng làm được. Nếu không phù hợp với từng bộ môn, sinh viên không thể nhận thức được các kiến thức, kỹ năng cơ bản của bộ môn đó.

Sinh viên của Khoa thường tiếp thu nguồn kiến thức qua lời nói của giảng viên, qua bài giảng, giáo trình, sách giáo khoa, các đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án, mạng internet.. đó là quá trình sưu tầm, tìm hiểu và đào sâu tri thức để thu nhận kiến thức bài học. Trước một bài học, những sinh viên tích cực thường đọc trước giáo trình, tìm tài liệu liên quan, nắm vững các nội dung cơ bản và khi gặp vấn đề khó khăn sẽ trao đổi trực tiếp với giảng viên. Số sinh viên còn lại thường tỏ ra bị động đón nhận kiến thức mới, lúng túng hay thờ ơ với các vấn đề giảng viên đưa ra.

Như vậy, phương pháp tự học đã mang lại những hiệu quả nhất định trong sinh viên Khoa Vật lý. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này mang lại hiệu quả chưa đồng đều và chỉ phù hợp với một số môn học và một số sinh viên có năng lực tư duy tương đối tốt. Để khẳng định được hiệu quả của phương pháp tự học, sinh viên phải có được các kỹ năng cơ bản như tự tổ chức hoạt động học, thu thập và xử lý thông tin, vận dụng bài tập và tự kiểm tra điều chỉnh kết quả học tập của từng bài, nói chung phải có một năng lực nhất định. Mặt khác, với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp tự học đang dần bộc lộ những hạn chế và gây nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội của sinh viên, bản thân phương pháp tự học cần phải có sự kết hợp với các phương pháp học tập khác để mang lại hiệu quả cao hơn. Một trong số các phương pháp mới được sử dụng khá phổ biến trong sinh viên Khoa Vật lý là phương pháp tự học theo nhóm.

Trong thời gian qua, cùng với nhà Trường, Khoa đã nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo từ hình thức đào tạo theo niên chế để chuyển dần sang hình thức đào tạo theo chế tín chỉ, chương trình đào tạo được xây dựng mới có chú ý đến sự cân đối giữa lý thuyết, thực hành, tự học và tự nghiên cứu; giảm giờ lên lớp và tăng giờ tự học, tự nghiên cứu của sinh viên (để chuẩn bị cho 1 tiết học trên lớp thì sinh viên phải có 2 tiết chuẩn bị ở nhà). Vì vậy, giảng viên trong Khoa đã không ngừng chủ động đổi mới phương pháp dạy học để mang lại hiệu quả cao. Sinh viên Khoa vật lý (đặc biệt là sinh viên khóa 2008 và 2009) đã có nhiều thay đổi lớn trong việc sử dụng các phương pháp học tập, điển hình là phương pháp học tập theo nhóm. Phương pháp này tạo nên sự tương tác mạnh mẽ giữa

các thành viên, phát huy trí tuệ tập thể và tạo nên những sản phẩm có kết quả cao. Các lớp đã thành lập các nhóm theo sự tự giác và theo sự chỉ đạo của giảng viên (do giảng viên yêu cầu nhóm thực hiện xêmina và thường nhóm này tiến hành tự học theo nhóm). Tuy nhiên, theo đánh giá của sinh viên trong Khoa, việc học tập theo nhóm chưa mang lại kết quả cao và ít nhiều còn mang tính hình thức. Chúng tôi nhận thấy việc tự học theo nhóm diễn ra nhiều hơn, sinh viên cũng tích cực và chủ động hơn trong việc hợp tác và làm việc cùng nhau. Nhưng về cơ bản, sinh viên Khoa Vật lý vẫn chưa phát huy hết những ưu thế của phương pháp học tập này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả học nhóm của sinh viên khoa vật lý trường đại học đồng tháp (Trang 29)