Công tác giám sát đầu tư, báo cáo kế hoạch đầu tư

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin (Trang 55)

Cán bộ quản lý dự án có chức năng kiểm tra giám sát sản phẩm dự án, chất lượng, kỹ thuật, ngân sách và tiến độ thời gian. Trước tiên, nhà quản lý dự án phải am hiểu các tiêu chuẩn, chính sách, thủ tục quản lý, phải có đủ năng lực kỹ thuật để giám sát công việc, đánh giá đúng hiện trạng và xu hướng tương lai.

Kiểm tra giám sát là một quá trình, bao gồm việc đo lường, đánh giá và sửa chữa. Căn cứ các mốc thời gian và dựa vào đó để so sánh đánh giá tình hình thực hiện dự án, đồng thời, xây dựng một hệ thống thông tin hữu hiệu để thu nhập và xử lý số liệu đi kèm với tiến trình báo cáo.

Công tác giám sát quá trình đầu tư của Chủ đầu tư còn một số vấn đề tồn tại: Công tác giám sát đầu tư chưa đi vào thực chất và không phát huy được tầm quan trọng của nó. Nguyên nhân công tác này chưa làm tốt là do cán bộ quá thiếu, phải thực hiện nhiều việc khác nhau. Thực tế, trong Công ty công tác tự kiểm tra, đánh giá, giám sát đầu tư chưa được thực hiện đúng mức.

Việc đôn đốc thực hiện kế hoạch đầu tư trong Công ty chưa đáp ứng yêu cầu, không kiểm soát được mọi mặt, chưa có những biện pháp sát thực hiệu quả thúc đẩy việc thực hiện các công việc thuộc quản lý đầu tư. Việc theo dõi báo cáo thực

hiện kế hoạch chưa thật sát, còn thiếu chính xác về khối lượng và giá trị thực hiện. Công tác kế hoạch đầu tư từ khâu xem xét, tổng hợp và trình duyệt đã có nhiều cố gắng song chất lượng kế hoạch chưa cao, chưa đạt yêu cầu và chưa thật đúng các quy định hiện hành. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là chưa đáp ứng đủ thủ tục đầu tư (công tác chuẩn bị đầu tư bị chậm nhiều so với yêu cầu của kế hoạch đầu tư). Do một số lớn các mỏ chưa có kế hoạch tổng thể nên công tác lập kế hoạch đầu tư còn bị động, thiếu chuẩn xác, điều chỉnh nhiều lần, chạy theo yêu cầu sản xuất. Đây là tồn tại lớn cần khắc phục để đưa công tác lập kế hoạch đầu tư vào nền nếp. Công ty đã từng bước quản lý theo nội dung của từng dự án được duyệt nhằm tăng tính hiện thực, sát với yêu cầu và hợp lý hơn việc huy động vốn đầu tư. Do vẫn bị động trong khâu lập kế hoạch đầu tư nên thời gian tổng hợp kế hoạch chung toàn Công ty và kế hoạch bị kéo dài, vì thế mà việc trình duyệt kế hoạch đầu tư để Hội đồng quản trị xem xét phê duyệt hoặc thông qua vẫn bị chậm so với yêu cầu. Đây cũng là vấn đề làm cho việc triển khai thực hiện đầu tư dự án bị động nhiều khi thiếu tính chính xác.

Công ty đã có chương trình để theo dõi công tác xây lắp, song chưa làm được thường xuyên, chất lượng điều độ và kiểm tra điều hành thực hiện vẫn còn chưa được kiểm soát chặt chẽ, chưa điều hành được kịp thời. Nhiều dự án bị kéo dài thời gian mà nguyên nhân không phải thiếu vốn mà hoàn toàn bị phụ thuộc quá nhiều vào các thủ tục cũng như tổ chức thực hiện.

Về khả năng nguồn vốn vẫn còn hạn chế do đó các dự án ít hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra.Các ban quản lý, Tư vấn giám sát năng lực quản lý dự án còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)