Ngành Than Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm, với 69 năm truyền thống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3 vạn thợ mỏ đã giành được thắng lợi rực rỡ, đánh dấu mốc son chói lọi trong trang sử hào hùng đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng vùng mỏ, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại quyền độc lập tự do cho Tổ quốc.
Hình 3.1: Công trường khai thác than của Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin
Trữ lượng than tại Việt Nam rất lớn: riêng ở Quảng Ninh khoảng 10,5 tỷ tấn, trong đó đã tìm kiếm thăm dò 3,5 tỷ tấn (chiếm khoảng 67% trữ lượng than đang khai thác trên cả nước hiện nay), chủ yếu là than antraxit. Riêng than bùn là khoảng 7 tỉ m3phân bố ở cả 3 miền.
Quảng Ninh tập trung khoảng 67% trữ lượng than toàn quốc, chủ yếu là antraxít, sản lượng than mỡ rất thấp - khoảng 200 ngàn tấn/năm. Quảng Ninh có 7
mỏ than hầm lò sản xuất với công suất trên dưới 2 triệu tấn than nguyên khai/năm; chiếm hơn 45% tổng sản lượng khai thác than của Tập đoàn. Quảng Ninh có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn than nguyên khai/năm là: Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Đèo Nai, Núi Béo, cung cấp đến 40% sản lượng cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Như chúng ta đã biết Than có 5 loại chính: Than Antraxit, than mỡ, than bùn, than ngọn lửa dài, than nâu.
(1) Than Antraxit (than đá).
Trữ lượng này được thông kê là 3,5 tỷ tấn trong đó ở vùng Quảng Ninh trên 3,3 tỷ tấn, còn lại gần 200 triệu tấn là nằm rải rác ở các tỉnh: Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang,...
+ Bể than Quảng Ninh được phát hiện từ rất sớm, đã bắt đầu cách đây gần 100 năm dưới thời thuộc Pháp. Hiện nay và có lẽ trong tương lai thì sản lượng than được khai thác từ các mỏ ở bể than Quảng Ninh chiếm khoảng 90% sản lượng toàn quốc.
Trong địa tầng chưa than của bể than Quảng Ninh gồm rất nhiều vỉa than: - Dải phía Bắc (Uông Bí - Bảo Đài) có từ 1 đến 15 vỉa trong đó 6 - 8 vỉa có giá trị công nghiệp.
- Dải phía Nam (Gòn Gai - Cẩm Phả) có từ 2 đến 45 vỉa, trong đó 10 - 15 vỉa có giá trị công nghiệp.
Phân loại theo chiều dày, của bể than Quảng Ninh: Vỉa rất mỏng < 0,5, chiếm 3,57% tổng trữ lượng; Vỉa mỏng: 0,5 - 1,3m chiếm 27%; Vỉa trung bình: 1,3 - 3,5m chiếm 51,78%; Vỉa dày > 3,5 - 15 m chiếm 16,78%; Vỉa rất dày > 15 m chiếm 1,07 %.
Đối với việc khai thác ở bể than Quang Ninh trước đây, có thời kì sản lượng lộ thiên đã chiếm đến 80%, tỷ lệ này dần dần đã thay đổi và hiện nay còn 60%. Trong tương lai sẽ còn xuống thấp hơn. Vì các mỏ lộ thiên lớn đã và sẽ giảm sản lượng, đến cuối giai đoạn 2015 - 2020 có mỏ không còn sản lượng, các mở mới lộ thiên mới cũng sẽ không có mà nếu có thì cũng chí là một số mỏ có sản lượng dưới 0,5 - 1 triệu Tấn/năm.
+ Ở các vùng khác, trữ lượng than Antraxit nằm rải rác ở các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Nam với trữ lượng từ vài trăm nghìn tấn đến vài chục triệu tấn, quy mô khai thác thì thường từ vài nghìn tấn đến 100 - 200
nghìn T/năm. Tổng sản lượng hiện nay không quá 200 nghìn T/năm.
(2) Than mỡ.
Trữ lượng tiềm năng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn, trong đó trữ lượng địa chất là 17,6 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở hai mỏ Làng Cẩm (Thái Nguyên) và mỏ Khe Bố (Nghệ An). Ngoài ra, tham mỡ còn có ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình,... nhưng với trữ lượng nhỏ.
(3) Than Bùn.
Than bùn ở Việt Nam nằm rải rác từ Bắc tới Nam nhưng chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long với hai mỏ than lớn là U Minh Thượng và U Minh Hạ. Cụ thể:
- Đồng bằng Bắc Bộ: 1650 triệu m3. - Ven biển Miền Trung: 490 triệu m3
. - Đông bằng Nam Bộ: 5000 triệu m3
.
Trước đây, vùng đồng bằng Nam Bộ được đánh giá có trữ lượng là 1 tỷ tấn và còn cao hơn nũa nhưng vì nạn cháy rừng đã phá hủy đi rất nhiều trữ lượng than.
(4) Than ngọn lửa dài.
Chủ yếu tập trung ở mỏ Na Dương (Lạng Sơn ) với trữ lượng địa chất trên 100 triệu tấn. Than Na Dương là loại than có hàm lượng lưu huỳnh cao, có tính tự cháy nên việc khai thác,...
(5) Than nâu.
Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ với trừ lượng dự báo là 100 tỷ tấn. Nhưng để có thể khai thác được cần tiến hành thăm dò ở khu vực Bình Minh - Khoái Châu (Hưng Yên) để đánh giá một cách chính xá trữ lượng, chất lượng than. Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu địa chất và khai thác đối với than nâu ở đồng bằng sông Hồng thì có thể đưa vào đầu tư xây dựng mỏ và khai thác từ năm 2015 - 2020 trở đi.
Dưới sự chỉ đạo của trực tiếp của Chính phủ, các Bộ ban ngành, ngành than Việt Nam đang phát triển vững chắc và có đầy đủ khả năng đáp ứng các mục tiêu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ than cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, tăng cường xuất khẩu, xây dựng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nói chung và các Công ty Than nói riêng thành những đơn vị vững mạnh, phát triển bền vững.
Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.
Dự kiến đến hết năm 2015 sẽ hoàn thành việc thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc mức -300m và một số khu vực dưới mức -300m đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác đến năm 2020.
Dự kiến đến năm 2020 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn 2021-2030.