Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần than Hà Tu Vinacomin

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin (Trang 72)

kiến đến năm 2015 khoảng 3-4 triệu tấn; và từ 5-6 triệu tấn vào năm 2020; duy trì mức 6 triệu Tấn/năm từ sau năm 2020;

Công ty trong giai đoạn tới đang khẩn trương triển khai đề án dự án duy trì và phát triển mỏ giai đoạn sau năm 2018, tiếp tục lập dự án khai thác lộ thiên khu Bắc Vàng Danh với sản lượng dự kiến 2,5 triệu tấn than/năm.

3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin Vinacomin

(1) Những khó khăn

Trong những năm gần đây thị trường tiêu thụ than trong nước và trên thế giới có nhiều biến động theo chiều hướng xấu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp. Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin cũng như các đơn vị khác thuộc tập đoàn bắt buộc phải thu hẹp sản xuất, làm giảm tốc độ phát triển theo kế hoạch của Công ty.

Cơ cấu lao động còn bất hợp lý, tỷ lệ lao động phục vụ phụ trợ và lao động gián tiếp tuy có giảm nhưng vẫn còn cao so với quy định của Tập đoàn. Lao động chưa qua đào tạo vẫn còn nhiều làm ảnh hưởng đến năng suất lao động, giảm hiệu quả công việc. Tỷ trọng quỹ tiền lương trong khu vực sản xuất vẫn còn thấp, khu phục vụ phụ trợ và quản lý vẫn còn cao hơn so với quy định của Tập đoàn.

Với những đặc điểm là một ngành công nghiệp khai khoáng, việc tiến hành hoạt động sản xuất chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như mưa bão lớn, mặt khác do điều kiện địa chất kỹ thuật của khu vực khai thác đã nhiều năm nay phải đào sâu dưới. Công tác xuống sâu gặp nhiều khó khăn cần sử dụng các công nghệ tiên tiến hơn.

(2) Những thuận lợi

Công ty nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông - đường quốc lộ 18A là trục giao thông chính nối 03 trung tâm kinh tế: Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng.

Công ty có những điều kiện thuận lợi để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh như trang thiết bị, công nghệ chế biến, phương tiện vận chuyển đủ đáp ứng đòi hỏi sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, trình độ cán bộ quản lý cũng như công nhân sản xuất không ngừng được nâng cao, ban lãnh đạo chuyên tâm công tác.

(3) Khả năng và xu hướng phát triển của Công ty

Căn cứ vào khả năng tiêu thụ của thị trường, trên cơ sở lượng tài nguyên, khoáng sản hiện có theo kết quả thăm dò địa chất, khả năng nguồn nhân lực hiện tại của Công ty, khả năng và xu hướng phát triển của Công ty được xác định chung như sau:

- Năng lực thiết bị hiện có và số lượng, chất lượng đội ngũ lao động đảm bảo cho phát triển sản xuất kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu.

- Công tác quản lý được đầu tư đúng hướng có chiều sâu.

- Nâng cao chất lượng than, nhất là chất lượng than xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường;

- Đẩy mạnh và làm tốt công tác khoán chi phí sản xuất, hạ giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty và tăng lợi nhuận;

- Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm với các chiến lược cụ thể về giá cả, chất lượng sản phẩm, thủ tục giao nhận và thanh toán.

- Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản và bảo vệ môi trường để nâng cao chất lượng, tăng năng suất, hạ giá thành khai thác và đảm bảo phát triển bền vững.

- Đầu tư các dự án thử nghiệm nghiền đá, kết trong đá thải mỏ than, và có hiệu quả kinh tế thì bổ sung vào Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản để triển khai thực hiện.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý về khoáng sản và cán bộ công nhân kỹ thuật ở các cơ sở khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản.

- Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước; đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu

cầu than phụcvụ sự phát triển KTXH, đảm bảo việc xuất, nhập khẩu hợp lý;

Phát triển ngành bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ, phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế. Phát huy tối đa nội lực về: vốn, thiết bị,... kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế, triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến vào thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng than; đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, quản trị tài nguyên, quản trị rủi ro trong khai thác.

Đẩy mạnh các hoạt động điều tra thăm dò, đánh giá tài nguyên và trữ lượng than nhằm chuẩn bị tài nguyên tin cậy cho sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành; kết hợp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài (Lào,...) trong lĩnh vực thăm dò, khai thác để bổ sung nguồn tài nguyên cho nhu cầu lâu dài trong nước.

Đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong ngành than; phát triển ngành than gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái vùng than; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng trên địa bàn.

Nhận thức được rằng ngành khai khoáng cần song song tồn tại và phát triển hài hòa với các ngành kinh tế khác, với môi trường sinh thái, Công ty đã và đang tự mình cũng như phối hợp chặt chẽ với cộng đồng dân sinh nỗ lực giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh trong hoạt động khai thác tồn đọng từ hơn 100 năm qua và đang nảy sinh hàng ngày tại khu vực khai thác mỏ với kết quả được đánh giá là rất tích cực. Để có thể đáp ứng được yêu cầu mở rộng kinh doanh cả diện rộng lẫn chiều sâu, việc chăm lo phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Công ty. Với quan điểm đó Công ty chú tâm bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, năng lực quản lý cho các cán bộ, viên chức, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ thạo việc, nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề, cử viên chức đi đào tạo ở nước ngoài. Xây dựng cuộc sống tinh thần lành mạnh và đảm bảo sức khỏe để làm việc lâu dài

(4) Mục tiêu,định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tiếp theo

Năm 2014, nền kinh tế trong nước và thế giới được nhận định tiếp tục gặp nhiều khó khăn, có nhiều biến động khó lường, do đó Công ty đã tiếp tục đặt ra mục tiêu duy trì sản xuất ổn định, đẩy mạnhtiêu thụ sản phẩm, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, mô hình quản trị phù hợp, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm đảm bảo tăng trưởng hợp lý, bền vững. Cải thiện tiền lương, điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động. Mục tiêu chung là An toàn - Đổimới - Hiệuquả - Phát triển.

Đối với Công ty, theo kế hoạch năm 2014 được Tập đoàn duyệt, Tập đoàn tiếp tục yêu cầu tiết kiệm giảm chi phí (tiết giảm 5% chi phí sản xuất kinh doanh) với giá trị tiết giảm 95 tỷ đồng, lợi nhuận kế hoạch 26,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một khó khăn rất lớn nữa đó là Tập đoàn yêu cầu tăng phẩm cấp than sản xuất so với kế hoạch kỹ thuật được duyệt là Ak = 0,27%, tương ứng với việc giảm 34 tỷ đồng doanh thu.

Tuy vậy, với tinh thần vượt khó của tập thể cán bộ công nhân viên và sự lãnh đạo của Công ty cùng các giải pháp điều hành sản xuất kinh doanh cụ thể. Công ty đưa ra phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2014.

Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh thanđược nêu tại bảng 3.1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1: Số liệu sản xuất kinh doanh than kế hoạch thực hiện của Công ty năm 2014: STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiệnnăm 2013 Kế hoạch năm 2014 Tỷ lệ % 1 Đất đá bốc xúc M³ 16.749.978 18.700.000 116 2 Than NK sản xuất Tấn 1.252.326 1.400.000 118

3 Than khai thác lại Tấn 250.000 250.000 100

4 Than tiêu thụ Tấn 1.396.296 1.610.000 115

5 Lợi nhuận than Tr.đ 38.541 26.610 70,1

6 Doanh thu Tr.đ 1.833.219 1.883.333 102,7

7 Thu nhập bình quân 1000đ/ng

/tháng 6.807 6.274 92,2

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kế hoạch thực hiện của Công ty năm 2014)

Một số dự án đầu tư trong thời gian tới được Công ty triển khai khẩn trương các thủ tục để chuẩn bị thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh nhằm đạt được những chiến lược đã đề ra. Các dự án sắp tới được thưc hiện nêu trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Một số dự án đầu tư của Công ty dự kiến trong thời gian tới

STT Tên dự án Thời gian thực hiện Thời gian dự kiến đưa vào sử dụng, sản xuất kinh doanh

1

Dự án đầu tư thiết bị văn phòng, công trình, phân xưởng

2014 2014

2 Dự án đầu tư, duy trì thiết bị

vận tải, đường vận chuyển 2014 2014

3

Dự án Khai thác khu Bắc Bàng Danh (Dự án với 30 triệu tấn than)

2014 - 2015 2016

4 Dự án trồng rừng, cải tạo hoàn

nguyên môi trường Mỏ 2014 - 2015 2015

5 Dự án Nhà văn Phòng Công ty Cổ phần Than Hà Tu - Vinacomin 2013 - 2014 2015 6

Dự án Khai thác than và hoàn nguyên môi trường tại Phường Hà Phong, Hà Tu, Hà Khánh, Hà Trung

2014 - 2016 2016

7 Dự án đầu tư mỏ than Bắc

Quảng Lợi 2014 - 2016 2016

8 Dự án cải tạo đường ô tô lên

khai trường mỏ 2015 2015

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo đầu tư, xây dựng của Công ty năm 2014)

(5) Các giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành Kế hoạch năm 2014 và những năm tiếp theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ các chỉ tiêu Kế hoạch được Tập đoàn giao và điều kiện thực tế của Công ty năm 2014. Nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Công ty đề ra một số giải pháp chủ yếu trọng tâm chỉ đạo là:

Huy động tối đa nguồn lực hiện có của Công ty, xây dựng các biện pháp và giải pháp quản lý tiên tiến, hiệu quả để đưa năng suất lao động tăng từ 5% đến 10% và tỷ lệ lao động khu vực phục vụ phụ trợ và gián tiếp giảm ít nhất: 3% so với năm

2013. Nghiên cứu xây dựng cơ chế trả lương hợp lý giữa các khu vực trong sản xuất nhằm khuyến khích tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch Tập đoàn giao cần bám sát sự chỉ đạo điều hành của Tập đoàn sản xuất và giao nộp sản phẩm đảm bảo đúng tiến độ, tận dụng thời tiết thuận lợi để sản xuất. Ngay từ đầu năm, các đơn vị phải nỗ lực phấn đấu đảm bảo thực hiện kế hoạch được giao: Đáp ứng nguồn than cám tốt từ cám 5a trở lên theo kế hoạch điều hành tháng, quý của Tập đoàn, xây dựng cơ chế khuyến khích mở rộng khách hàng tiêu thụ than tối thiểu 35.000 tấn.

- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, kỹ thuật cơ bản, an toàn, bảo vệ môi trường:

+ Quản lý chặt chẽ công nghệ và trình tự khai thác hợp lý, quản trị chặt chẽ các chỉ tiêu công nghệ, chất lượng than khai thác bằng biện pháp giao khoán từng tháng, từng khu vực khai thác cho các công trường khai thác và các bộ phận liên quan. Phẩm cấp than nguyên khai giảm 0,3 - 0,5% Ak so với kế hoạch kỹ thuật được Tập đoàn duyệt, nhằm nâng cao chất lượng than giao nộp, cụ thể: Nâng chất lượng 30.000 tấn Cám 4b lên chất lượng Cán 3c; nâng chất lượng 250.000 tấn Cám 6a lên chất lượng Cám 5a.

+ Tăng cường quản lý công tác chế biến sâu để nâng chất lượng than và tăng tỷ lệ thu hồi nhưng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và công tác môi trường trong công tác chế biến sâu. Trong đó: khai thác lại 250.000 tấn than sạch từ đất lần tối thiểu phải đạt từ 6a trở lên và tỷ lệ than don, xô chiếm > 10% tương đương 31.000 tấncục don; tham Cám 5 chiếm 50%. Tiếp tục triển khai chế biến sâu than nguyên khai nguyên khai 6b bằng sàng khô lưới sàng 10mm để ra sản phẩm cám 6a, phần trên sàng dùng tuyển nước để đạt sản phẩm là Cám 4a và cục don. Nâng giá bán tự bù được các chi phí phát sinh do dùng công nghệ tuyển nước.

+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành sản xuất và quản lý, quản trị chi phí và lao động tiền lương.

+ Đảm bảo phát huy vai trò điều hành sản xuất của Phòng Điều khiển sản xuất, tổ điều hành vận tải để nâng cao được năng suất thiết bị tự làm đặc biệt là các đơn vị vận tải than, đất,...

+ Bám sát sự điều hành của Tập đoàn, phối hợp với Công ty kho vận để thực hiện giao nộp sản phẩm theo cơ chế tổ chức mới, đảm bảo quản lý tốt về số lượng và chất lượng than giao nộp nhưng không ách tắc quá trình tiêu thụ.

+ Hoàn thiện tổ chức lại công tác cập nhật, thống kê theo dõi sản lượng đưa công tác thống kê sản lượng về phòng Kế toán thống kê. Tiếp tục củng cố công tác nghiệm thu khối lượng mỏ, nghiệm thu công tác sửa chữa thiết, bị gia công phục hồi,... giao trách nhiệm cho phòng Kế toán theo dõi cập nhật vật tư lớn, có giá trị,...

+ Tiếp tục nâng cao vai trò quản trị chi phí, tiết giảm các định mức, quy trình cập nhật, theo dõi từ công trường tới các Phòng ban của Công ty. Thực hiện khoán giá thành công đoạn sản xuất, đảm bảo tiết giảm 5% tổng chi phí.

+ Dự án khai thác quặng Bauxit tại Tân Rai, Lâm Đồng , Công ty đảm bảo hiểu quả nhất trong quá trình sản xuất,...

+ Đẩy nhanh tiến độ, phối hợp với Tập đoàn làm việc với các cơ quan chức năng hoàn thiện thủ tục cấp phép sớm đưa dự án Bắc Bàng Danh vào sử dụng, khai thác. Đây là dự án lớn trên 30 triệu tấn than, sản lượng bình quân dự kiến của dự án là 1,85 triệuđến 2,5 triệu tấn than/năm;

+ Thực hiện các dự án trồng rừng để bảo vệ, cải tạo hoàn nguyên môi trường. Công ty đã hoàn thiện hồ sơ trình Bộ tài nguyên môi trường để dự án sớm đưa vào triển khai.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin (Trang 72)