đề phức tạp, nhưng với việc ứng dụng các công nghệ mới sẽ làm cho việc kiểm tra vật tư, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt đúng theo yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật được duyệt.
Công ty phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản lý chất lượng, thực hiện triệt để chế độ quản lý chất lượng, quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà nước ban hành cùng với đó là đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác nghiệm thu chất lượng Các công trình.
3.3.5.3. Tăng cường quản lý công tác thanh quyết toán, đưa dự án vào sử dụng dụng
Trong quá trình quản lý hồ sơ nghiệm thu phải đảm bảo đủ danh mục hồ sơ pháp lý cần thiết (biên bản nghiệm thu, nhật ký thi công lắp đặt, nghiệm thu đưa vào sử dụng, hồ sơ hoàn công,...). Trước mỗi công việc nghiệm thu cần kiểm tra nhật ký ghi chép có đúng, đủ nội dung không, các chứng chỉ, chứng nhận chất lượng, phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm, vật liệu.
Khi công trình hoàn thành, tổ chức giám sát của chủ đầu tư kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu về quản lý chất lượng. Lập danh mục hồ sơ tài liệu hoàn thành xây dựng công trình. Sau khi kiểm tra, nếu các hạng mục công trình đã hoàn thành có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế đã được phê duyệt, phù hợp với tiêu chuẩn nghiệm thu được áp dụng, chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình và lập biên bản.
Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu với các giai đoạn quan trọng của công trình, kiểm tra sự tuân thủ Quy định chất lượng công trình xây dựng khi hoàn thành xây dựng công trình để đưa vào sử dụngtheo quy định tạiNghị định 15/2013/NĐ-CP.
Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư làm thủ tục bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, quyết toán công trình và thực hiện đăng ký tài sản.
Báo cáo quyết toán vốn đầu tư của từng dự án phải được xác định đầy đủ, chính xác (vốn đầu tư thực hiện hàng năm, tổng mức vốn đầu tư đã đầu tư thực hiện dự án, giá trị tài sản bàn giao). Đối với những dự án kéo dài nhiều năm, khi quyết toán, chủ đầu tư phải đổi vốn đầu tư đã thực hiện về thời điểm bàn giao đưa
vào vận hành để xác định giá trị tài sản cố định mới tăng và giá trị bàn giao. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải được chủ đầu tư hoàn thành chậm nhất là 6 tháng sau khi dự án hoàn thành và đưa vào vận hành, phải được gửi tới người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Trước khi phê duyệt quyết toán, phải tổ chức thẩm định, thẩm tra quyết toán đối với tất cả các báo cáo quyết toán (do cơ quan chức năng trực thuộc cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thực hiện hoặc thuê tổ chức kiểm toán). Cán bộ làm công tác thẩm định, thẩm tra phải có năng lực để phát hiện ra những sai sót của nhà thầu trong công tác quyết toán khối lượng như khống khối lượng, áp dụng định mức đơn giá cao hơn quy định. Trong thẩm định, thẩm tra quyết toán cần chú ý đến chất lượng, chủng loại vật liệu và biên bản nghiệm thu chất lượng, bản vẽ hoàn công, khối lượng phát sinh.
Công tác hoàn nguyên sau khi dự án được khai thác, xử lý các vấn đề liên quan môi trường phải triệt để và đồng bộ. Lập quy hoạch cụ thể hệ thống cây xanh để phủ đất trống, lập quy hoạch hệ thống mương rãnh thoát nước, nước thải được thu gom đến khu xử lý một cách triệt để. Quy hoạch chi tiết các khu vực đổ thải và có các biện pháp tích cực hơn nữa để nâng cao hiệu quả thực hiện các quy hoạch.
Hình 3.8: Một dự án trồng cây xanh hoàn nguyên bảo vệ môi trường - Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin
Kết luận chương 3
Cùng với sự tăng trưởng sản xuất, công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đã có một bước phát triển lớn nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cao của sản xuất than cũng như mở rộng các ngành nghề kinh doanh của Công ty. Nhìn lại những mặt đạt được cần phát huy, công tác quản lý dự án của Công ty vẫn còn nhiều thiếu sót cần khắc phục, nhìn nhận một cách khách quan để tìm ra những bài học kinh nghiệm để tổ chức thực hiện ngày càng tốt hơn công tác đầu tư xây dựng với mục tiêu đẩy mạnh đầu tư phát triển kết hợp với việc tăng cường quản lý vốn, tài sản và cán bộ.
Việc tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty là một đòi hỏi cấp bách. Quản lý dự án đầu tư là một hoạt động quản lý phức tạp gồm nhiều nội dung và công việc quản lý khác nhau, liên quan đến nhiều chuyên ngành, nhiều chủ thể khác nhau và bị ràng buộc bởi các quy định của pháp luật, của Chủ đầu tư.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin, trong Chương 3 đã đề xuất một số giải pháp phù hợp, khả thi nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư của Công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Công tác quản lý các dự án đầu tư hiện nay tại Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin là một vấn đề bức xúc và còn nhiều tồn tại. Việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm tằng cường công tác quản lý các dự án đầu tư nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu -Vinacomin khi nền kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trường và hội nhập là rất thiết thực, có ý nghĩa về thực tiễn và lý luận.
Căn cứ tổng hợp những kiến thức được học, thực tiễn trong quá trình công tác và làm việc, cùng sự chỉ bảo nhiệt tình của Thầy giáo hướng dẫn, các Thầy cô trong Khoa, cũng như bạn bè, đồng nghiệp tại cơ quan để tác giả hoàn thiện Luận văn
“Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin”.
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu nhữngvấn đề liên quan đến việc tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư. Để đạt được mục tiêu này, tác giả đã hoàn thành những nghiên cứu sau:
- Đã nghiên cứu, hệ thống hóa có phân tích một số vấn đề lý luận cơ bảnvề dự án, quản lý dự án, quản lý dự án đầu tư. Hệ thống và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư. Làm rõ và đưa ra thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu -Vinacomin.
- Tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong quản lý dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu -Vinacomin, qua đó tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại, hạn chế để có cơ sở đưa ra các giải pháp tăng cường.
- Trong Luận văn, tác giả đã đề xuất được các giải pháp có tính hiệu quả và khả thi nhằm tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng sản của Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin.
2. Kiến nghị
Hoạt động quản lý dự án đầu tư là hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành và nhiều chủ thể. Để quản lý tốt và có chất lượng các dự án đầu tư thì ngoài sự tăng cường lực lượng và trình độ quản lý dự án của cá cán bộ, nhân viên còn cần sự quan tâm của các cấp, ngành, Tập đoàn và của cơ quan quản lý nhà
nước các cấp.
Trong quá trình thực hiện đầu tư của cơ sở, Nhà nước đóng vai trò là người theo dõi chặt chẽ, định hướng và kiểm soát chi phí hoạt động của dự án nhằm đảm bảo dự án thực sự đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước. Để thực hiện công tác giám sát của mình, Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật, các định chế, các chính sách… để hướng các cơ sở đi theo quỹ đạo đã định, phục vụ cho mục tiêu quản lý của mình.
Công việc quản lý đầu tư tạiCông ty chịu sự chi phối rất chặt chẽ của các cơ quan nhà nước cấp trên và chính quyền địa phương từ công tác xét duyệt, cấp vốn, xin giấy phép,... Sự hoạt đông của các cơ quan này ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các mục tiêu đầu tư tại Công ty. Trong quản lý đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu -Vinacomin, các công việc quản lý nhà nước vẫn còn thể hiện nhiều vướng mắc, nhiều tồn tại cần tháo gỡ nhằm phục vụ đúng mục tiêu của Nhà nước là đầu tư xây dựng và khai thác các công trình bảo đảm chất lượng, chi phí hợp lý trong một thời gian nhất định, tránh thất thoát, lãng phí.
Nhà nước cần khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ của hệ thống luật pháp, chính sách cũng như việc giảm bớt tình trạng quan liêu,… Mặc dù công tác này đang được tiến hành với những nỗ lực lớn, nhưng khó có thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Việc cần làm là hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, sớm ban hành những văn bản còn thiếu, tạo khung pháp lý cho các hoạt động đầu tư trong nước.
Cải cách bộ máy hành chính để hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư nhanh chóng, dễ dàng và có biện pháp hữu hiệu kích thích và phát triển thị trường vốn để tạo kênh vốn cho các nhà đầu tư.
Do thời gian nghiên cứu và làm Luận văn có hạn, trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên thiếu sót và khuyết điểm là điều không tránh khỏi. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô và đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiên. Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo hướng dẫn, cùng các thầy cô trong Khoa, các đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành Luận văn.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin, Các báo cáo kết quả đầu tư, xây dựng của Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin các năm 2008 đến 2013.
2. Chính phủ (2009), Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Chính phủ (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
4. Chính phủ (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về
hướng dẫn thi hành Luật đầu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng.
5. Chính phủ (2013), Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về đầu tư.
7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 quy định về hoạt động xây dựng.
8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 quy định về đấu thầu.
9. Thủ Tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.
10. Nguyễn Bá Uân (2010), “Quản lý dự án”, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội.
11. Nguyễn Xuân Phú (2009), “Kinh tế xây dựng Thuỷ lợi”, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội.
12. Thái Bá Cẩn (2009), “Phân tích và quản lý dự án đầu tư”, Nhà xuất bản Giáo dục.
13. Từ Quang Phương (2005), “Quản lý dự án đầu tư”, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.