vẽ thi công và tổng dự toán
Chủ đầu tư chọn đơn vị khảo sát, thiết kế, bàn bạc ký hợp đồng khảo sát thiết kế và tổ chức thực hiện.
Thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công dự án phải phù hợp dự án đã được phê duyệt, phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phù hợp phát triển quy hoạch nghành. Các dự án đầu tư sản xuất phải có công nghệ hiện đại, tiên tiến, đảm bảo đủ sức cạnh tranh thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh tế và thời hạn thu hồi vốn đầu tư.
Nền móng công trình thiết kế phải đảm bảo bền vững, không lún nứt, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công trình lân cận. Nội dung thiết kế phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế, thỏa mãn yêu cầu chức năng sử dụng, bảo đảm mỹ quan, và có giá thành hợp lý. Công trình thiết kế phải an toàn, tiết kiệm, phù hợp các quy chuẩn, tiêu chuẩn,... Thiết bị, máy móc khi thiết kế phải đồng bộ trong từng công trình đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình; đồng bộ các công trình liên quan.
Nâng cao quản lý chất lượng thiết kế kỹ thuật đảm bảo đầy đủ các chi tiết, đảm bảo chất lượng hệ số an toàn cho phép, tránh lãng phí, gây tốn kém không cần thiết trong lựa chọn phương án kết cấu công trình.
Tư vấn thiết kế phải nghiên cứu tính khả thi của dự án, lựa chọn công nghệ, dây chuyền thiết bị hợp lý, phù hợp công suất cho năng suất cao. Đồng thời Chủ đầu tư phải đề xuất yêu cầu thiết kế, tổ chức đánh giá phương án thiết kế. Đánh giá các đề xuất để lựa chọn phương án tối ưu trong mặt bằng tổ chức thi công.
Chủ đầu tư phải kiểm tra kỹ ngay từ khâu lập nhiệm vụ thiết kế, kiểm tra chứng chỉ hành nghề cán bộ thiết kế, lập tổng dự toán. Trên thực tế do nhiều yếu tố chi phối như thời gian thực hiện, các thủ tục pháp lý,... dẫn đến tư vấn thiết kế lập hồ sơ thiết kế, tính toán chưa đầy đủ, thể hiện như kết cấu, lựa chọn giải pháp không phù hợp, tính thiếu hoặc sót tải trọng, tính toán sai nội lực, không tính theo quy chuẩn, tiêu chuẩn,... Do đó công tác kiểm tra giám sát công tác thiết kế phải được thực hiện thường xuyên và có hệ thống dưới nhiều hình thức. Kết quả kiểm tra giám sát phải được báo cáo kịp thời để xử lý, những trường hợp phát sinh trong thiết kế, các trường hợp cần thiết phải lựa chọn một trong nhiều phương án thiết kế thì Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn cần thống nhất rõ ràng trên các cơ sở khoa học.
Hiện nay tại Công ty vẫn còn một thực tế là chất lượng của các tài liệu dự toán chưa được tốt, nguồn vốn thường bị tăng lên và điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, vẫn còn tình trạng thất thoát lãng phí vốn. Do vậy cần các giải pháp quản lý tốt chi phí của dự án.
Nâng cao chất lượng quản lý công tác lập dự toán, việc lập dự toán, tổng dự toán công trình phải chính xác, không còn hiện tượng bổ sung gây nên kẽ hở để tham ô, tiêu cực trong thực hiện đầu tư.
Cần phải áp dụng chính xác các định mức đơn giá do Các bộ ban hành, đồng thời xem xét bám sát các điều chỉnh, thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng, bộ Tài nguyên môi trường, Công văn của Chính phủ về tính chi phí xây dựng, đơn giá nguyên vật liệu. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, giá các nguyên vật liệu tăng đột biến có ảnh hưởng đến việc tính toán các chi phí, làm cho giá trị công trình dự án sai lệch so với quá trình thực hiện. Vì vậy, khi kí kết hợp đồng cần ghi chi tiết số lượng, đơn giá của từng loại vật liệu, từng khâu công việc. Nếu là thiết bị ngoại nhập thì cần xác định rõ tỷ giá sẽ được tính vào thời điểm nào và bằng bao nhiêu.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức tư vấn thiết kế với ban quản lý dự án và tổ chức thẩm định chéo nhằm xác định được một phương án đầu tư hợp lý nhất và một tổng dự toán chính xác nhất.
Kiểm soát việc tư vấn tính toán, cần chính xác các công việc trên cơ sở bảng tiên lượng công việc, tiết kiệm nguyên vật liệu và đảm bảo kỹ thuật và các biện pháp thi công đúng chất lượng và thời gian, tránh tình trạng lãng phí do phá đi làm lại hoặc phát sinh thêm khối lượng.
Chủ đầu tư Kiểm tra tài liệu thiết kế và tổng dự toán, nghiệm thu thiết kế sơ bộ và kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công theo các yêu cầu về chất lượng sản
phẩm thiết kế đã ghi trong hợp đồng giao nhận thầu thiết kế.
- Một số giải pháp cụ thể để nâng cao công tác quản lý thiết kế, dự toán như sau:
Trong quá trình ký kết hợp đồng: Công ty phải đưa ra những quy định thưởng phạt hợp đồng đối với các sản phẩm thiết kế, dự toán của Tư vấn. Trước hết tư vấn phảichịu trách nhiệm về tính an toàn trong thiết kế, tính chính xác, đúng đắn trong dự toán và chất lượng của sản phẩm tư vấn trình duyệt. Thỏa thuận phạt đơn vị tư vấn về những tính toán thiếu chính xác. Mức phạt từ 10% ÷ 20% giá trị hợp đồng, tuỳ vào mức độ thiếu chính xác. Đồng thời chấm dứt hợp đồng và phạt đơn vị tư vấn có sản phẩm tư vấn có chất lượng thấp không cho thực hiện công tác tưvấn đó ở các dự án do Công ty quản lý trong vòng 2 ÷3 năm.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng: yêu cầu Tư vấn phải bảo cáo thường xuyên tiến độ thực hiện công tác Tư vấn thiết kế, dự toán. Thời gian báo cáo 02 tuần/lần, đồng thời yêu cầu họp giải trình những vướng mắc, đề xuất những ý tưởng tốt hơn thông qua các cuộc họp hàng tuần. Qua đó, chủ đầu tư nắm bắt được thời gian, tiến độ và chất lượng thực hiện tư vấn thiết kế, dự toán của các đơn vị tư vấn một cách chính xác, cụ thể nhất, Chủ đầu tư căn cứ vào đó điều chỉnh phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung nhằm có một hồ sơ thiết kế, dự toán tốt nhất, phục vụ công tác triển khai thi công.
Đối với dự án phức tạp: Chủ đầu tư thuê chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để kiểm soát, quản lý quá trình lập hồ sơ thiết kế, dự toán. Các chuyên gia sẽ trợ giúp trong lĩnh vực công nghệ hiện đại như xây dựng và lắp đặt thiết bị, lựa chọn phương án kết cấu đồng thời chỉ dẫn cho cán bộ quản lý của Công ty, giúp nâng cao chuyên môn và tự quản lý đối với những dự án tương tự.