Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin chuyên khai thác và chế biến khoáng sản, do đó đảm bảo chất lượng côngtrình thi công là một yếu quan trọng để đảm bảo uy tín. Bởi nếu chất lượng công trình không được đảm bảo sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng về người và của và những thiệt hại nặng nề, khó khắc phục.
Tuy nhiên quản lý chất lượng là một vấn đề phức tạp, nó phải được tiến hành thường xuyên và xuyên suốt quá trình thực hiện công cuộc đầu tư. Cơ sở để tiến hành quản lý chính là báo cáo đầu tư, và ngay trên thực thể công trình.
Quản lý chất lượng công trình được tiến hành ngay từ giai đoạn đầu khảo sát, lập báo cáo đầu tư, thiết kế kỹ thuật cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công,... chất lượng công trình.
Quá trình quản lý chất lượng dự án, cần thiết phải thực hiện được: (1) Lập kế hoạch chất lượng dự án
Xác định các tiêu chuẩn chất lượng cho dự án và xác định phương thức để đạt các tiêu chuẩn đó.
Kế hoạch chất lượng cho biết nhóm quản lý dự án sẽ thực hiện chính sách chất lượng như thế nào. Nó cũng là cơ sở để lập các loại kế hoạch khác và chỉ rõ phương thức kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng dự án.
Nội dungcơ bản của công tác lập kế hoạch chất lượng dự án gồm:
- Xây dựng chương trình, chiến lược, chính sách và kế hoạch hóa chất lượng. - Xác định những yêu cầu chất lượng phải đạt tới trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của quá trình thực hiện dự án.
- Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dự án, chỉ ra phương hướng kế hoạch cụ thể, xây dựng các biện pháp để thực hiện thành công kế hoạch chất lượng.
(2) Đảm bảo chất lượng dự án
Gồm các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được thực hiện trong phạm vị hệ thống chất lượng nhằm đảm bảo dự án sẽ thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng tương ứng. Kèm theo đó là việc đánh giá thường xuyên tình hình hoàn thiện để đảm bảo dự án sẽ thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng đã định. Đảm bảo chất lượng dự án đòi hỏi dự án phải được xây dựng theo những hướng dẫn quy định, tiến hành theo các quy trình được duyệt, trên cơ sở những tính toán khoa học, theo lịch trình, tiến độ kế hoạch…
(3) Kiểm soát chất lượng dự án
Giám sát các kết quả cụ thể của dự án để xác định xem chúng đã tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng hay chưa và tìm các biện pháp để loại bỏ những nguyên nhân không hoàn thiện. Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng rất cần thiết vì nó tạo ra một hệ thống chính thức trong cơ cấu dự án để đảm bảo đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng.
Hình 3.7: Tổ chức nghiệm thu kỹ thuật trạm xử lý nước thải Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin
Công ty cần tuân thủ các quy định trong Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 của chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng và các Thông tư hướng dẫn liên quan;
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, Công ty phải tiến hành công tác đấu thầu công khai minh bạch, để lựa chọn ra các nhà thầu tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công xây lắp có năng lực, kinh nghiệm thực sự. Quản lý chất lượng dự án phải được chú ý ngay từ giai đoạn khảo sát, lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật cơ sở vì chất lượng của giai đoạn này là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng toàn bộ dự án. Ban quản lý dự án Công ty phải tiến hành giám sát chặt chẽ quá trình lập dự án, lập thiết kế cơ sở, thiết kế thi công, dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình của các nhà thầu tư vấn đảm bảo việc thực hiện đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn chất lượng. Sau đó, Ban quản lý tiến hành công tác nghiệm thu các sản phẩm tư vấn.
Công ty phải lập chế độ trách nhiệm chất lượng đối với từng thành viên ban lãnh đạo dự án, với các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thiết kế và với toàn thể công nhân viên tham gia dự án. Phải xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên; lập tiêu chuẩn, chế độ kiểm tra đối với việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của từng thành viên đó.
- Ban giám sát, cơ quan tư vấn giám sát, đơn vị thi công và cơ quan tư vấn thiết kế phải trực tiếp làm công tác nghiệm thu khối lượng và chất lượng từng hạng mục, từng công việc đã hoàn thành, phải có biên bản nghiệm thu và phải được chủ nhiệm dự án phê duyệt mới thực hiện các công việc tiếp theo.
- Nâng cao trình độ thẩm tra và tinh thần trách nhiệm của các cán bộ làm chức năng giám sát là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Công ty cần quan tâm.
Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, Ban quản lý dự án công ty phải tiến hành kiểm soát chặt chẽ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị sử dụng làm đầu vào cho dự án. Khi làm thủ tục nhập nguyên vật liệu cho dự án phải tiến hành nghiệm thu và kiểm định chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị công nghệ khi cần thiết. Đối với nguyên vật liệu tiến hành pha chế ngay tại hiện trường (bê tông, vữa,...) cần phải thử nghiệm pha chế, đạt tiêu chuẩn mới đưa vào sử dụng. Đối với nguyên vật liệu, thiết bị nhập khẩu phải có sự kiểm nghiệm chất lượng của cục kiểm nghiệm trong ngành. Bên cạnh đó, tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện dự án của các đơn vị thi công, của các nhà thầu xây lắp. Cuối cùng, Ban quản lý dự án sẽ tiến hành tổ chức kiểm nghiệm đánh giá chất lượng công trình bao gồm: công trình đơn
vị, công trình bộ phận và thậm chí là cả công trình trước khi đi vào vận hành khai thác theo tiêu chuẩn nghiệm thu chất lượng công trình được quy định.
- Có kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn ISO đối với các khâu trong quy trình quản lý dự án do Công ty đề ra nhằm đảm bảo thi công có chất lượng tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.
- Quản lý chất lượng thi công xây lắp: khi xét thầu xây lắp phải lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực kinh nghiệm, có đội ngũ công nhân đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Trong quá trình thi công cung cấp đầy đủ các vật liệu máy móc cần thiết cho dự án, khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị thi công áp dụng công nghệ mới, quy trình và phương pháp thi công tiên tiến.
- Trong giai đoạn nghiệm thu, hiệu chỉnh ban giao công trình đơn vị thi công và thiết kế phải trực tiếp làm công tác nghiệm thu khối lượng và chất lượng từng hạng mục công trình, từng công việc phải hoàn thành, phải có biên bản nghiệm thu và phải được chủ nhiệm dự án phê duyệt mới được làm công việc tiếp theo. Nếu như nghiệm thu không đầy đủ hoặc nghiệm thu không chính xác sẽ làm giảm chất lượng các hạng mục công việc tiếp theo và ảnh hưởng đến chất lượng cả công trình. Khi hoàn thành thi công, dựa trên các văn bản nghiệm thu đó, hội đồng nghiệm thu phải kiểm tra lại các văn bản đó một lần nửa rồi mới tiến hành nghiệm thu tổng thể và bàn giao công trình.
- Giám sát thường xuyên quá trình đầu tư, đảm bảo sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thực hiện dự án và Công ty, phản ánh đầy đủ, kịp thời trung thực các nội dung giám sát, đánh giá đầu tư đề xuất kiến nghị kịp thời, cụ thể và có tính khả thi.
- Công ty phải luôn khẳng định quản lý chất lượng giữ vai trò hàng đầu trong công tác quản lý dự án, mục tiêu chất lượng luôn là mục tiêu hàng đầu của các dự án Công ty làm chủđầu tư.
- Quản lý chặt chẽ giai đoạn thi công, Ban quản lý dự án cùng cơ quan tư vấn giám sát kiểm soát gắt gao việc thực hiện công trình để đảm bảo các đơn vị thi công làm theo đúng thiết kế kỹ thuật, đảm bảo chất lượng dự án.
Trong giai đoạn vận hành khai thác kết quả đầu tư, Công ty phải thu thập thông tin về chất lượng, kiểm tra tình trạng thay đổi chất lượng công trình, và bảo dưỡng duy tu công trình theo định kỳ trong kế hoạch. Nếu nảy sinh bất cứ vấn đề gì
về chất lượng, phải xử lý cẩn thận và tổng kết một cách có hệ thống các khâu còn yếu kém về chất lượng.
- Tác giả đề xuất biện pháp sử dụng thiết bị khoa học công nghệ mới trong công tác quản lý chất lượng:
Việc đẩy mạnh phát triển công nghệ mới và đầu tư trang thiết bị nhằm kiểm tra chất lượng, nghiệm thu cấu kiện, hạng mục xây dựng đảm bảo chất lượng là yếu tốcơ bản để Công ty thực hiện trong thời gian tới.
Hệ thống các máy móc thiết bi, dụng cụ kiểm tra chất lượng là một bộ phận hết sức quan trọng trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Nó là bộ phận không thể thiếu được bởi lẽ nó là tiếng nói bằng số trong công tác quản lý chất lượng xây dựng. Nếu như không có hệ thống máy móc, công cụ hiện đại và phù hợp thì không thể có cách gì xác định chất lượng xây dựng cao hay thấp của công trình.
Công ty cần đầu tư trang thiết bị hệ thống máy móc, công cụ kiểm tra chất lượng, sao cho có được một hệ thống công cụ kiểm tra chất lượng hiện đại, đầy đủ với các công cụ này có độ chính xác cao, tốc độ xử lý thông tin nhanh, dễ dàng thuận tiện trong sử dụng.
Để có thể trang bị được hệ thống công cụ chất lượng công trình tiên tiến hiện đại và đầy đủ thì Công ty cần phải có nguồn kinh phí, nguồn kinh phí trong công tác đầu tư này là lấy từ sản xuất. Công ty phải tiếp tục nghiên cứu nắm bắt các thông tin về thị trường công nghệ xây dựng nói chung và các công nghệ kiểm tra chất lượng công trình nói riêng, xác định các loại công nghệ kiểm tra nào là tiên tiến, hiện đại nhất là những loại nào để có thể phù hợp nhất với khả năng và điều kiện thực tế của Công ty, từ đó mà xác định được những loại công nghệ cần có thể đầu tư trang bị. Việc xác định loại máy móc công cụ kiểm tra chất lượng công trình cần quan tâm giá cả của chúng ra sao cho khi chọn công nghệ có được những công cụ, thiết bị vừa đảm bảo tính tiên tiến hiện đại vừa đảm bảo mức chi phí hợp lý. Với tình hình như hiện nay thì Công ty cần trang bị một số loại máy móc, công cụ kiểm tra chất lượng công trình sau:
(1) Máy siêu âm để kiểm tra độ khít kín của mối hàn, (2) Máy súng bắn điện tử để kiểm tra cường độ bê tông. (3) Máy động lực thuỷ tĩnh để kiểm tra tâm mốc, (4) Đồng hồ vạn năng để kiểm tra các thiết bị điện chống sét, (5) Máy bơm áp lực để kiểm tra các đường ống. (6) Thiết bị khoan kiểm tra chiều dày kết cấu, (7) Thiết bị nén, uốn xác định cường độ các loại vật liệu thép.
Với những thiết bị máy móc công nghệ hiện đại, việc quản lý chất lượng các công trình xây dựng sẽ đơn giản và chính xác, loại bỏ được các cấu kiện kém chất