Giới thiệu về Công ty Cổ phần than Hà Tu Vinacomin

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin (Trang 33)

Hình 2.1: Lô gô Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin

Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin. Tên tiếng Anh: Vinacomin - Ha Tu Coal Joint Stock Company. Tên giao dịch: Ha Tu Coal Joint Stock Company.

Tên viết tắt: VHTC.

Địa chỉ: Tổ 6 Khu 3, Phường Hà Tu, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh. Điện thoại: (033).835169; Fax: (033).836120;

(1) Lịch sử hình thành của Công ty:

Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin nằm cách Thành phố Hạ Long 15km về phía Đông Bắc, nơi có trữ lượng than lớn và là nơi có mạng lưới giao thông thuận tiện cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Về đường bộ có quốc lộ 18A, 18B nối vùng Công ty vớicác vùng kinh tế khác, đường biểncó cảng nước sâu Cửa Ông, Cẩm phả, Mông Dương,... thuận lợi cho việc chuyên chở nội địa và xuất khẩu.

Diện tích khai trường của Công ty khoảng 4km2. Địa hình khu Công ty có đồi núi cao, đỉnh cao nhất là +423,82m so với mục nước biển, bề mặt địa hình bị chia cắt và thay đổi bởi cáctầng khai thác, tầng thải, bờ moong sụt lở, sườn núi dốc gần bờ biển.

Công nghệ khai thác của Công ty chủ yếu là bằng phương pháp khai thác lộ thiên. Than của Công ty thuộc loại than Antraxit với chiều dày vỉa từ 55m - 75m, độ tro (AK%) trung bình là 10,89%, nhiệt năng (Q) từ 5.642Kcal – 9.051Kcal, hàm lượng chất bốc (Vch) là 6%, độ ẩm (Wlv) 6,5%, lưu huỳnh (S) 0,5%, đủ đáp ứng yêu cầu của thịtrường trong nước và xuất khẩu.

Năm 1923 khu vực của Công ty đã bị thực dân Pháp tiến hành khai thác. Từ năm 1928 - 1954 Công ty có tên là Công trường khai thác than Lộ Trí dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Nhật. Dưới sự thống trị của thực dân đời sống người thợ của Công ty vô cùng cực khổ, không chịu nổi sự đè nén áp bức, giai cấp công nhân vùng than dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng lên đấu tranh giành thắng lợi. Ngày 22/4/1945 vùng Công ty đã được giải phóng, khu Lộ Trí trở thành một công trường khai thác than của Công ty than Hòn Gai, chủ yếu khai thác than bằng phương pháp hầm lò. Đến cuối năm 1959 hai công trường Lộ trí (110 + 140) và lò 52 được quyết định hợp nhất thành một công trường mang tên Hà Tu.

Công ty Cổ phần than Hà Tu, nằm trong khu vực khoáng sản với trữ lượng than lớn, phong phú thuộc dải tài nguyên Than vùng Quảng Ninh chạy dài từ Cái Bầu (Vân Đồn) đến Mạo Khê (Đông Triều), mạch than có tuổi thọ trầm tích từ 1800 năm đến 2000 năm.

Là Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt nam, tiền thân là Mỏ than Hà Tu trực thuộc Công ty than Hòn Gai được thành lập ngày 01/08/1960 theo Quyết định 707/BCN-KB2 của Chính Phủ.

Với đặc điểm chủ yếu là mỏ lộ thiên độ dầy của vỉa khá lớn, Công ty đã đáp ứng phần nào nhu cầu công nghiệp trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới, công suất khai thác hàng năm của Công ty hàng triệu tấn/năm.

Việc tiêu thụ sản phẩm chính là Than, phần lớn giao cho Công ty Tuyển than Hòn Gai. Nhằm đẩy lùi những khó khăn do địa bàn khai thác xuống sâu, thị trường tiêu thụ có nhiều biến động, từ vài năm trở lại đây Công ty đã đổi mới phương thức, tổ chức lại sản xuất một cách khoa học, đầu tư trang bị hiện đại, tiến độ khai thác được đẩy mạnh, thị trường tiêu thụ được mở rộng, sản lượng khai thác hàng năm không ngừng tăng lên, sản xuất kinh doanh của Công ty đã cân đối được thu chi và có lãi, đờisống cán bộ công nhân viên được nâng cao.

Ngày 01 tháng 10 năm 2001 Mỏ than Hà Tu được đổi tên là Công ty than Hà Tu theo Quyết định số 450/QĐ - HĐQT của Tổng Công ty Than Việt nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam).

Đến năm 2006, theo quyết định số 2062/QĐ-BCN ngày 09/08/2006 của Bộ Công nghiệp, Công ty than Hà Tu chuyển thành Công ty Cổ phần than Hà Tu - TKV, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Than Hà Tu - Vinacomin ngày 8/9/2010. Là một doanh nghiệp có quy mô lớn: Sản lượng đạt 10% tổng sản lượng toàn ngành. Tính đến năm 2013, toàn Công ty có 2.768 cán bộ, nhân viên lao động.

Vốn điều lệ của Công ty là 136.497.380.000 VNĐ. (2) Ngành nghề kinh doanh:

- Khai thác và thu gom than cứng; Khai thác và thu gom than non; Khai thác và thu gom than bùn; Khai thác quặng và các kim loại không chứa sắt; Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác; Vận tải hàng hoá bằng đường bộ; Kho bãi và lưu trữ hàng hoá; Thoát nước và xử lý nước thải; Khai thác, xử lý và cung cấp nước; Sửa chữa máy móc thiết bị; Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn; Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp; Sửa chữa thiết bị điện; Sửa chữa thiết bị khác; Lắp đặt hệ thống điện; Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí; Trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ; Hoạt động đầu tư khác;Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác.

(3) Tổ chức của Công ty:

Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin, tiền thân là Công ty than Hà Tu được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và Quyết định số 2062/QĐ-BCN ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt Phương án cổ phần và chuyển Công ty than Hà Tu thành Công ty Cổ phần than Hà Tu - TKV. Công ty hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần chính thức từ ngày 1/1/2007.

* Một số thành tích đạt được của công ty trong thời gian qua như:

- Đạt danh hiệu là Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân 2000. - Đạt danh hiệuĐơn vị anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới 2003.

- Được tặng thưởng: 02 Huân chương lao động hạng nhất, 02 huân chương hạng nhì và 07 huân chương hạng ba cho tập thể cán bộ công nhân Công ty; 04 Huân chương chiến công hạng ba, hạng nhì cho tập thể cán bộ công nhân Công ty; 12 lần nhận thưởng Cờ luân lưu của Bác Hồ;Giải “SAO VÀNG ĐẤT VIỆT" vào năm 2004.

(3) Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban chính của khối văn phòng Công ty: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần than Hà Tu –Vinacomin được thể hiện qua sơ đồ (Hình 2.2).

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần than Hà Tu -Vinacomin

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý Công ty, có quyền nhân danh Công ty để quyết định, để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty mà không thuộc thẩm quyền của đại Hội đồng cổ đông.

- Ban kiểm soát: Là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, giám sát Giám đốc trong việc quản lý và việc điều hành Công ty.

Công ty có 4 Phó giám đốc giúp giám đốc phụ trách từng lĩnh vực hoạt động gồm: Phó giám đốc kỹ thuật; Phó giám đốc sản xuất; Phó giám đốc Cơ điện - Vận tải; Phó Giám đốc Kinh tế và 01 kế toán trưởng chịu trách nhiệm kế toán tài chính Công ty.

ngày của Công ty. Giám đốc của Công ty thực hiện những chức năng về điều hành, phân công, phối hợp với công tác của Phó giám đốc, của Kế toán trưởng nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ.

- Giám đốc có nhiệm vụ đôn đốc điều hành các hoạt động của doanh nghiệp đúng như kế hoạch đã đề ra, phù hợp với đường lối chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các cơ quan cấp trên và các điều khoản được ghi tại bản thoả ước lao động tập thể được kí kết tại đại hội Công nhân, viên chức.

- Văn phòng: chịu trách nhiệm về hành chính quản trị, công tác tổng hợp, văn phòng, đảng ủy và đoàn thể quần chúng.

- Phòng thi đua - Văn thể: chịu trách nhiệm công tác thi đua, tuyên truyền quản lý văn hóa - thể thao nhằm quảng bá thương hiệu và uy tín của Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng tổ chức lao động tiền lương: có chức năng tham mưu cho Giám đốc về tổ chức sản xuất, tổ chức cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực của Công ty. Tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý lao động và tiền lương của Công ty.

- Phòng đầu tư, xây dựng: chịu trách nhiệm công tác đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Quản lý công tác xây dựng cơ bản liên quan đếnhoạt động sản xuất của Công ty, quản lý các dự án xây dựng, môi trường, sản xuất.

- Phòng Kế hoạch: có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch tổng hợp, hợp đồng nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, các hợp đồng kinh tế, quản lý và điều hành tiêu thụ sản phẩm; công tác quản trị chi phí giao khoán cho tất cả các đơn vị trong Công ty,…

- Phòng Kế toán thống kê: chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác Kế toán tài chính.

- Phòng Quản lý Vật Tư: Tham mưu cho BQLĐH công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản trị chi phí, quản lý giá, hợp đồng kinh tế, quản lý vật tư. Đề xuất các biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chính sách phát triển Công ty.

- Phòng Cơ điện: Tham mưu cho BQLĐH trong công tác quản lý cơ điện mỏ, bao gồm: Quản lý kỹ thuật cơ điện mỏ (thiết bị mỏ: các thiết bị cơ điện sản xuất lộ thiên và hầm lò, khí nén, sàng tuyển, chế biến, vận tải, kiểm định số lượng và chất lượng than,…), thiết bị cơ điện phục vụ phụ trợ (cơ khí, vận tải đưa đón công nhân viên, các công tác khác);

sửa chữa thiết bị mỏ, thiết bị phục vụ phụ trợ; xâydựng, vận hành, sửa chữa đường dây và trạm điện.

- Phòng An toàn, bảo hộ lao động: Tham mưu cho BQLĐH trong công tác An toàn - Bảo hộ lao động - Vệ sinh lao động.

- Phòng Kỹ thuật mỏ: Tham mưu cho BQLĐH trong việc quản lý kỹ thuật khai thác than, kỹ thuật sàng tuyển và giám định than, đổi mới và phát triển công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong khai thác than.

- Phòng Trắc địa:Tham mưu cho BQLĐH trong các công tác Trắc địa.

- Phòng Địa chất: Tham mưu cho BQLĐH trong các công tác Quản trị tài nguyên, Địa chất.

- Phòng KCS: Tham mưu cho BQLĐH trong các công tác Kiểm soát chất lượng.

- Phòng Điều khiển sản xuất: Tham mưu cho BQLĐH trong việc điều hành sản xuất (bóc đất, đào lò, khai thác than nguyên khai, sàng tuyển, chế biến, vận chuyển), giám định cácsản phẩm sản xuất (số lượng, chất lượng) và tiêu thụ than.

- Phòng Môi trường và tiến bộ kỹ thuật: Tham mưu cho BQLĐH trong các công tác Môi trường.

2.1.2. Tình hình đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin trong thời gian qua (2008 - 2013)

Công ty Cổ phầnthan Hà Tu thường xuyên nhận các hợp đồng khai thác than do TKV giao hàng năm, than là sản phẩm chính của Công ty. Hiện tại, Công ty còn đang nghiên cứu phát triển các sản phẩm than trộn mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, Công ty cũng mở rộng thực hiện kinh doanh các sản phẩm như: quặng cromit, bô xít nhôm,... bằng việc góp vốn thành lập các Công ty để sản xuất các sản phẩm này.

Mỏ than Hà Tu là một trong các mỏ than có trữ lượng khá lớn (tầm 45 triệu tấn). Tình hình thị trường than trong và ngoài nước luôn diễn ra hết sức phức tạp, với nhu cầu khổng lồ về than mà trọng điểm là những khách hàng lớn từ những ngành công nghiệp khác nhau như điện, xi măng, giấy, phân bón,… thì nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm, giá rẻ mà hiệu quả như than được coi là đúng đắn và hợp lí.

Tuy nhiên, than là nguồn nguyên liệu không thể tái tạo và có trữ lượng hạn chế. Trong việc khai thác, Công ty gặp nhiều khó khăn về thời tiết, về lao động, chi

phí và phải phụ thuộc nhiều vào các chính sách pháttriển của TKV. Trữ lượng than ngày một giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ lại ngày một tăng đòi hỏi Công ty phải tiếp tục thăm dò các mỏ than mới để phục vụ nhu cầu sản xuất.

Năm 2013, mặc dù có rất nhiều khó khăn về biến động nền kinh tế của thế giới, song với một quyết tâm phấn đấu cao độ, cùng sự đoàn kết thống nhất và kinh nghiệm quản lý, Công ty đã vượt khó khăn giữ vững sản xuất kinh doanh ổn định và đạt hiệu quả cao.

Để đảm bảo tốt cho hoạt động kinh doanh, Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin luôn quan tâm đầu tư, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, đến nay cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty tương đối hoàn thiện với các thiết bị để khai thác và phục vụ khai thác, chế biến và tiêu thụ than.

- Quy trình công nghệ: Công ty Cổ phần than Hà Tu đang áp dụng công nghệ khai thác lộ thiên cho các khai trường, bao gồm các khâu chủ yếu: Khoan nổ - Xúc bốc - Vận tải - Đổ thải với đồng bộ thiết bị tương ứng máy khoan CBIII-250MN, Panta, máy xúc EKG4,6, CAT 330B, PC, ôtô Belaz 7522, HD 320, VOLVO35C, VOLVO A35D, Máy gạt D85A, các hệ thống sàng tuyển.

- Khoan nổ mìn: Hiện nay, ở Công ty Cổ phần than Hà Tu thiết bị khoan sử dụng là máy khoan thuỷ lực CM690 đường kính 150mm của hãng Ingrsoll - Rand, máy khoan Pantra là những loại máy khoan có chất lượng khoan cao với công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu khoan nổ, sử dụng chủ yếu phương pháp nổ mìn vì sai từng lỗ với các loại thuốc nổ nhũ tương và hệ thống khởi nổ phi điện, đây là phương pháp nổ mìn tiên tiến nhất trên thế giới đang áp dụng phổ biến.

- Xúc bốc: Vỉa than thuộc Công ty có cấu tạo phức tạp, nhiều lớp kẹp, than phân lớp mỏng đòi hỏi phải xúc chọn lọc để đảm bảo chất lượng than khai thác, máy xúc thuỷ lực gầu ngượccó các thông số công nghệ như bán kính, chiều cao và chiều sâu xúc lớn, quỹ đạo của gầu xúc rất linh động có khả năng áp dụng nhiều sơ đồ xúc khác nhau, nên được sử dụng rộng rãi để bóc xúc, chọn lọc nhằm giảm tổn thất cũng như tăng phẩm cấp than.

- Vận tải than: Để vận tải than, Công ty đang sử dụng hình thức vận tải đơn thuần: Than từ gương khai thác được máy xúc bốc lên ôtô và được chở đến các kho bãi, trạm sàng, máng Ôtô vận tải than hiện nay chủ yếu là Isuzu SQZ, Volvo L10, Volvo A35D có trọng tải 12T đến 27T.

đổ thải của Công ty bằng ôtô + máy gạt, đổ từ trên sườn núi cao xuống mặt bằng thấp. Thiết bị chủ yếu được sử dụng thải là Ôtô Benlaz 7522, HD Komatsu, Volvo A40D, các máy gạt sích. Hiện nay, Công ty đang sử dụng các loại máy gạt Komatsu D85A, CAT D7 công suất 230Hp, CAT D10, các loại máy gạt này phù hợp với sản lượng và đặc điểm địa hình các khai trường của Công ty, vì vậy để thiết bị đồng bộ là máy gạt Komotsu D85A, CAT D7, CAT D10.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin (Trang 33)