Trong thời gian gần đây cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, sự đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư vừa là yếu tố khách quan, vừa mang tính cấp bách. Trong sự đổi mới, đầu tư theo dự án giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Đây là vấn đề được quan tâm và được nhiều nhà nghiên cứu để lại làm cơ sở quan trọng cho nhà quản lý, người làm chuyên môn nghiên cứu bổ sung.
Như chúng ta đã biết ở một số nước có tiềm năng khoáng sản dồi dào như Canađa, Úc, Philippin, Chilê, Trung Quốc,... pháp luật về khoáng sản rất hoàn thiện và được chú trọng, việc quản lý các dự án đầu tư khai thác khoáng sản được nhà nước quản lý chặt chẽ. Ví dụ như ở Trung Quốc: Là quốc gia láng giềng với Việt Nam, pháp luật về khoáng sản của Trung Quốc cũng có nhiều vấn đề cần phải tìm hiểu. Trước hết, lĩnh vực khai thác mỏ của Trung Quốc có sự canthiệp khá lớn của
Nhà nước trong các hoạt động khai thác và thăm dò khoáng sản của các công ty Nhà nước. Nguyên nhân xuất phát từ pháp luật tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc quy định rằng, tất cả các nguồn tài nguyên khoáng sản đều thuộc về sở hữu nhà nước và sự thay đổi về quyền sở hữu đất trên đó có khoáng sản cũng không hề ảnh hưởng gì đến sự sở hữu khoáng sản vì chúng luôn thuộc về nhà nước. Trong pháp luật về khoáng sản của Trung Quốc quyền khai thác cũng được đảm bảo. Tuy nhiên, điều luật quy địnhrằng chủ giấy phép có quyền tiến hành hoạt động thăm dò trong khu vực được chỉ định và được ưu tiên có quyền khai thác trong khu vực thăm dò.
Hiện nay quản lý khai thác các mỏ tại Việt Nam sau khi có Luật khoáng sản nhìn chung công tác quản lý đã đi vào nề nếp và tuân thủ các quy định, tuy nhiên còn nhiều tồn tại, khó khăn trong công tác quản lý.
Đến nay một số công trình nghiên cứu phục vụ cho công tác quản lý có thểkể đến như Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật của Tổng Công ty Khoáng sản - Vinacomin do Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin nghiên cứu. Với nội dung chính là xây dựng và hoàn thiện định mức tiêu hao lao động, định mức tiêu hao nguyên nhiên, vật liệu, động lực cho sản xuất và bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, phù hợp với trang thiết bị, công nghệ và điều kiện sản xuất hiện nay của các đơn vị trong Tổng Công ty, đã góp phần giảm khó khăn trong công tác quản lý kinh tế, có cơ sở để hàng năm lập kế hoạch vật tư, lao động và huy động thiết bị, công tác giao khoán chi phí cũng như công tác quản lý dự án.
Việc quản lý, quy hoạch, đầu tư phát triển khai thác cũng đã có đề tài nghiên cứu của Trường Đại học Mỏ địa chất, tên đề tài Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin bản đồ địa chất khoáng sản để phục vụ cho việc quản lý, quy hoạch, đầu tư phát triển khai thác khoáng sản, với mục tiêu xây dựng cơ sở thông tin để quản lý, phục vu cho đầu tư khai thác ngành mỏ.
Trong việc khai thác, chúng ta có thể thấy trong đề tài nghiên cứu của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, với đề tài nghiên cứu các giải pháp hợp lý khai thác các mỏ đá lộ thiên Việt Nam. Đề tài đã đánh giá được hiện trang công tác quản lý nhà nước, quản lý kỹ thuật công nghệ khai thác, quản lý an toàn và môi trường các điểm khai thác lộ thiên, từ đó đề xuất các mô hình công nghệ khai thác hợp lý. Đề tài có thể ứng dụng vào công nghệ khai thác các mỏ than lộ thiên, nhằm áp dụng các mô hình thích hợp nân cao năng suất.
thác khoáng sản, các dựán đầu tư phục vụ khai thác chưa được nhiều, chưa mang tính tổng quát và tính ứng dụng còn thấp.
Từ những cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện, tác giả mong muốn đưa ra những vấn đề nghiên cứu mới góp phần bổ sung hoàn thiện các nội dung trong công tác Quản lý dự án đầu tư.
Kết luận chương 1
Đầu tư phát triển là nhiệm vụ chiến lược, một giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tăng trưởng cao, ổn định và bền vững cho một đất nước cũng như trong từng địa phương.
Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế, của nhà đầu tư và của doanh nghiệp, là một đòi hỏi khách quan của sự công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, là một biện pháp tích cực nhất để giải quyết đúng đắn mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng kinh tế ở tốc độ cao, bền vững với khả năng tích luỹ có hạn của các nền kinh tế nói chung, của đất nước ta nói riêng.
Quản lý đầu tư ở tầm vĩ mô là quản lý các dự án đầu tư. Quá trình hình thành và vận hành dự án qua ba giai đoạn là: chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư và vận hành khai thác dự án. Mỗi giai đoạn gồm nhiều bước công việc khác nhau được tiến hành một cách liên tục. Quá trình quản lý đầu tư theo các dự án cũng là quá trình quản lý trong từng bước, từng giai đoạn của nó.
Trên cơ sở vận dụng kiến thức tổng quát để từ đó đánh giá được trình độ quản lý dự án đầu tư ở Công ty Cổ phần than Hà Tu - Vinacomin, làm cơ sở cho việc hoạch định các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý dự án đầutư tại Công ty.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁCQUẢN
LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU -