- Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng, chiếm mạch thành công và nhận
CÔNG TY VMS– MOBIFONE ĐẾN
3.1.1 Dự báo tình hình thị trường thông tin di động trong nước và quốc tế đến năm
đến năm 2015
Thị trường trong nước:
Tính bình quân đến cuối năm 2010 tại Việt Nam mật độ sử dụng điện thoại di động đã đạt tới gần 200 máy điện thoại/100 dân, thế nhưng, thực tế, lượng người chưa được tiếp cận với dịch vụ này không phải là hiếm, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa. Theo số liệu thống kê của ITU, hiện Việt Nam xếp thứ 8 về mật độ thuê bao di động. Mật độ thuê bao này đã giúp Việt Nam tiến rất xa so với các quốc gia đang phát triển với tỷ lệ mật độ trung bình là 70%, không những thế cũng vượt cả các quốc gia đã phát triển với tỷ lệ trung bình là 114%. Ngoài ra, tại Việt Nam, tốc độ phát triển băng rộng cũng rất mạnh mẽ, trong thời gian từ 2008 – 2010, băng rộng đã phát triển từ 0% lên 13%. Tuy mật độ thuê bao di động của Việt Nam đang đứng thứ 8 trong xếp hạng của ITU tính đến cuối năm 2010, nhưng tốc độ tăng trưởng mạnh cũng gặp phải những khó khăn như tỷ lệ doanh thu trung bình/ thuê bao (ARPU) đã giảm đi. Tuy nhiên, đây là bối cảnh chung của các quốc gia trên thế giới khi tốc độ thuê bao di động tăng trưởng cao.
Năm 2011 những dấu hiệu bão hòa của thị trường di động Việt Nam đã xuất hiện., lượng thuê bao mới không nhiều, không có nhà mạng nào đạt được sự phát triển đột biến như những năm trước
Thế nên, trong những năm tới dịch vụ di động sẽ phổ cập hơn nữa tới người có thu nhập thấp, ở các vùng sâu vùng xa. Song song với đó, các nhà mạng di động phải tập trung phát triển cho chiều sâu, chất lượng và các dịch vụ nội dung được cung cấp.
Lĩnh vực viễn thông của Việt Nam đang có được sự phát triển rất cao, tiêu biểu như việc sử dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng khả năng tiếp cận, phục vụ sử
dụng các dịch vụ công nghệ thông tin cho mọi người dân. Hay dịch vụ 3G đã bắt đầu triển khai thương mại từ cuối năm 2009 và chỉ trong 2 năm, tính đến 2011 số lượng thuê bao 3G đã tăng gấp đôi, góp phần làm mật độ thuê bao nói chung của Việt Nam tăng từ 87% lên 175% vào thời điểm 2010.
Về cơ sở hạ tầng công nghệ thì các nhà khai thác dịch vụ viễn thông của Việt Nam đều sử dụng các thiết bị hạ tầng công nghệ ở mức khá cao so với các nhà khai thác khác trên thế giới. Trong đó, các doanh nghiệp đã triển khai công nghệ 3G và có kế hoạch tiến lên 4G, những đơn vị sớm triển khai công nghệ 4G sẽ có những ưu thế khi công nghệ được thương mại hóa. Đối với thị trường hiện nay thì việc triển khai công nghệ 4G cũng tương đối thuận lợi và hấp dẫn, bởi truy cập băng rộng đã có mặt ở khắp nơi. Tuy nhiên, để dịch vụ này được cất cánh thì vai trò của Chính phủ rất quan trọng trong thời gian tới. Chính phủ sẽ đóng vai trò kích cầu với công nghệ mới, phần việc còn lại để thúc đẩy phát triển dịch vụ công nghệ thì doanh nghiệp sẽ làm. Ngoài ra, ITU cũng đánh giá Việt Nam là quốc gia phát triển rất mạnh mạng GSM. Các nhà khai thác của Việt Nam đã có được công nghệ tốt, chiến dịch marketing hiệu quả và cung cấp được các dịch vụ có chất lượng ra thị trường.
Bên cạnh đó việc quản lý thuê bao di động trả trước ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến có những hệ lụy như đăng ký thông tin chưa chính xác, tin nhắn rác bừa bãi, sim rác còn nhiều…cần có những giải pháp để khắc phục.
Đây cũng là tình trạnh của nhiều quốc gia trên thế giới. Rất nhiều nước đã tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề này, như khi mua một sim mới, thay vì mua được luôn thì người ta bắt người mua phải điền thông tin vào những mẫu nhất định và phải có dán ảnh. Ngoài ra, cũng có nhiều vấn đề an ninh được thể hiện để khẳng định người đăng ký chính là chính chủ.Việc bắt buộc đăng ký thông tin của thuê bao cũng có những lợi điểm như giúp các cơ quan chức năng kiểm soát tội phạm dùng điện thoại di động thực hiện những ý đồ xấu, đồng thời cũng tránh được lãng phí sim card khi người ta mua xong rồi bỏ đi.
Những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực viễn thông của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015 là việc đấu nối từ các nhà khai thác dịch vụ viễn thông di động, việc phân bổ tần số vô tuyến, việc chia sẻ hạ tầng mạng giữa các nhà khai thác.
Ngoài ra còn những thách thức của việc chuyển từ phát triển di động sang nền băng rộng di động, khó khăn về mức độ bão hòa, thư rác… Trong đó, nếu giải quyết
được vấn đề đấu nối thì sẽ góp phần làm hạ giá cước cho thiết bị đầu cuối, giảm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và giảm những tác động tới môi trường.
Hiện một số doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam đã đầu tư và trong thời gian tới sẽ có kế hoạch đầu tư ra nước ngoài.
Viettel đã mở rộng đầu tư ra các nước như Lào, Campuchia, Haiti, Mozambique và Peru và đã đạt được những thành công nhất định.
Bên cạnh Viettel, VNPT đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động đầu tư ra nước ngoài ,vươn tới thị trường di động quốc tế.
Nhằm nhanh chóng hiện diện và đẩy mạnh kinh doanh của VNPT tại thị trường quốc tế, VNPT đã quyết định thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế VNPT (VNPT Global) vào năm 2008. Mục tiêu chính của VNPT Global là thiết lập hạ tầng viễn thông của VNPT tại nước ngoài, tiến hành khai thác kinh doanh các dịch vụ viễn thông của VNPT tại thị trường quốc tế, phục vụ nhu cầu của cộng đồng người Việt tại nước ngoài cũng như các doanh nghiệp nước ngoài có mối quan hệ giao thương với thị trường Việt Nam.
Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, VNPT Global đã đầu tư thành lập 5 công ty con tại Hoa Kỳ, Singapore, Hồng Kông, Cộng hòa Sec; thiết lập hệ thống các POP đa dịch vụ cho VNPT tại nước ngoài; cung cấp dịch vụ thoại, dịch vụ dữ liệu tại khu vực Đông Nam Á, châu Âu, Bắc Mỹ. Trong giai đoạn 2011-2015, VNPT Global sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại khu vực Nam Á và châu Âu.
Trong thời gian tới, tương lai của ngành viễn thông là mạng băng rộng không dây và các dịch vụ nội dung cho thuê bao di động.
Thị trường quốc tế
* Trong giai đoạn 2011-2015 xu hướng chung của thế giới vẫn là sự tiếp tục gia tăng của dịch vụ thông tin di động ở các nước đang phát triển và sự bão hòa của dịch vụ này ở các nước phát triển. Đi kèm với nó là doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao có xu hướng tiếp tục giảm và giữ ở mức thấp:
Với bối cảnh nền kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục và phát triển trở lại, năm 2010 chứng kiến tốc độ tăng trưởng thuê bao khá ổn định, tính tới cuối năm 2010 số lượng thuê bao di động toàn cầu đạt 5,3 tỷ, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái (tương ứng gần 800 triệu thuê bao phát triển mới).
Theo báo cáo của các quốc gia, dịch vụ di động đã phủ sóng tới 90% dân số toàn thế giới và 80% dân số ở các khu vực vùng sâu vùng xa. Mức thâm nhập di động tương ứng với 3/4 dân số toàn cầu đã được sử dụng dịch vụ di động.
Trong số 5,3 tỷ thuê bao di động trên toàn cầu có tới 3,8 tỷ thuê bao thuộc các quốc gia đang phát triển (chiếm 73% tổng số thuê bao di động toàn cầu). Mức thâm nhập di động trung bình tại các quốc gia này ước đạt 68%, cao hơn mức thâm nhập của bất kỳ công nghệ nào từ trước tới nay. Mức thâm nhập di động trung bình ở các quốc gia phát triển đã vượt hơn 116%, có quốc gia đã lên tới 200%. Một số trường hợp phản ánh thị trường viễn thông đang phát triển tới mức bão hòa với mức sử dụng các thiết bị kết nối di động tăng cao - chủ yếu xảy ra ở các nền kinh tế phát triển. Còn lại chủ yếu là do tình trạng phát triển thuê bao ảo không kiểm soát nổi, trường hợp này khá phổ biến ở các thị trường đang phát triển.
Trong tổng số 696 triệu thuê bao phát triển mới, đã có tới 616 triệu (89%) thuê bao GSM, WCDMA, HSPA. Số liệu này đủ cho thấy họ công nghệ GSM vẫn đang chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong suốt quá trình phát triển công nghệ di động. Nếu tính theo khu vực, năm 2010 châu Á tăng trưởng thêm 22% thuê bao và sẽ còn tiếp tục là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất, số lượng thuê bao mới nhiều nhất toàn thế giới trong vài năm nữa (với tỷ lệ trung bình chiếm khoảng 2/3 tổng số thuê bao mới của toàn cầu). Với ưu thế về dân số, Ấn Độ và Trung Quốc đã đóng góp hơn 300 triệu thuê bao mới và sẽ tiếp tục là tâm điểm phát triển của khu vực châu Á nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Doanh thu trung bình trên mỗi thuê bao (ARPU) vẫn tiếp tục xu hướng giảm dần do nhiều yếu tố tác động. Tuy nhiên nguyên nhân lớn nhất vẫn là giá các dịch vụ cơ bản (nghe, gọi, nhắn tin) ngày càng giảm bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà mạng. Chỉ có ARPU ở Mỹ/Canada (49,7 USD) và các nước Tây Âu (29,7 USD) là cao hơn mức trung bình này, còn lại tất cả các khu vực khác đều khá thấp. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với mức trung bình của các khu vực. Chỉ có một vài nước với ARPU cao vọt hẳn, còn đa phần các nước còn lại mức ARPU rất thấp. Ví dụ như châu Á - TBD, ARPU trung bình của 19 nước trong khu vực hiện đạt khoảng 11,01 USD tuy nhiên có tới 13 quốc gia ARPU thấp hơn trung bình, trong đó có tới hơn một nửa trong số này ARPU dưới 5 USD.
* Việc sử dụng Công nghệ GSM, WCDMA, HSPA cho việc phát triển dịch vụ 3G, 4G vẫn được duy trì, thị phần thuê bao 3G ngày càng tăng và công nghệ LTE(4G) sẽ trên đà phát triển mạnh mẽ:
Đã có 143 quốc gia đã chính thức cung cấp các dịch vụ 3G và sau 3G, phủ sóng tới hơn 2 tỷ người dùng. Tổng số thuê bao 3G tính tới cuối năm ước đạt gần 900 triệu (chiếm 16,8% tổng số thuê bao di động), tăng gần 4% so với mức 13% cuối năm 2009.
Với những nỗ lực khuyến khích hỗ trợ người dùng, chuẩn 3G riêng của Trung Quốc TD-SCDMA đã đạt được hơn 20 triệu thuê bao. Thành công bước đầu đã tiếp bước cho Trung Quốc phát triển chuẩn 4G riêng của mình TD-LTE với tham vọng sẽ được xếp vào hàng ngũ các chuẩn 4G của ITU và được sử dụng rộng rãi bên ngoài lãnh thổ nước này.
Ngoài ưu thế về tốc độ truyền dẫn thì sự đa dạng các thiết bị tương thích, hỗ trợ công nghệ HSPA, sự sẵn sàng của các thiết bị nâng cấp hệ thống từ 3G lên HSPA đã góp phần lớn trong thành quả gần 4/5 thuê bao 3G và sau 3G hiện nay là WCDMA và HSPA.
Có thể dễ dàng nhận thấy HSPA vẫn sẽ là công nghệ 3G phát triển mạnh mẽ nhất trong nhiều năm tới. Với hơn 4 tỷ thuê bao GSM hiện nay, trong vòng 5 - 10 năm tới hầu hết các nhà mạng 2G sẽ tiếp tục được nâng cấp từng bước lên 3G và HSPA, HSPA+ thay vì triển khai thẳng lên LTE. Với tốc độ tối đa đã được nâng lên 84 Mbps, HSPA đáp ứng đủ nhu cầu băng thông của người dùng ở phần lớn các thị trường hiện nay.
* LTE sẽ đạt gần 300 triệu thuê bao vào 2015:
Nếu như cuối năm 2009 mới có 1 mạng LTE đi vào cung cấp dịch vụ thì trong năm 2010 đã có thêm 11 mạng LTE đi vào cung cấp dịch vụ ở 9 quốc gia (Thụy Điển, Na Uy,Ukraine, Uzebekistan, Phần Lan, Ba Lan, Áo, Mỹ và mới đây nhất là Hồng Kông). Tính tới nay đã có 267 nhà mạng trên toàn thế giới đang trong quá trình thử nghiệm hoặc có khả năng sẽ thử nghiệm mạng (Informa Telecom & Media). năm 2011 số lượng nhà mạng đi vào cung cấp các dịch vụ LTE sẽ tăng lên con số 55 và Dự báo sẽ là 185 vào năm 2015.
Trong khi LTE đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thì công nghệ 4G được coi là đối thủ của LTE - WiMAX lại trải qua một năm khá khó khăn và đang mất dần vị thế. Mặc dù là công nghệ di động chủ đạo tại một số quốc gia như Đài Loan và vẫn là công nghệ mà các nhà mạng nhỏ muốn xây dựng mạng không dây với chi phí rẻ lựa chọn song đã có hơn 100 nhà mạng rời bỏ công nghệ này để chuyển sang các công nghệ di động khác trong năm 2010. Nhà mạng WiMAX lớn nhất thế giới hiện nay là Clearwire cũng đã thông báo có khả năng sẽ triển khai LTE.
Theo dự báo của một số hãng nghiên cứu thị trường, thị trường LTE sẽ phát triển mạnh mẽ từ sau năm 2012 trở đi. Với sự triển khai rộng khắp trên phạm vi toàn cầu và dung lượng lớn cho dịch vụ, đến năm 2015 số lượng thuê bao LTE sẽ cán mốc 300 triệu, gấp 7 lần so với số lượng thuê bao WiMAX cùng thời điểm đó. Trong đó, khu vực châu Á - TBD đã có hơn 126 triệu thuê bao (tương ứng 43% tổng số thuê bao), Trung Quốc vẫn được dự báo là thị trường có số lượng thuê bao lớn nhất (57,9 triệu). Châu Á, Tây Âu và Mỹ/Canada là 3 khu vực hiện đã triển khai cung cấp các dịch vụ LTE và được dự báo sẽ là 3 khu vực chiếm tới 85% tổng số thuê bao LTE của toàn thế giới vào năm 2015. Châu Phi vẫn chưa thể tập trung phát triển được các công nghệ di động tiên tiến khi chưa giải quyết được những nhu cầu cơ bản của người dân như lương thực, nhà ở. Dự báo đến 2015, số người sử dụng các dịch vụ LTE của châu Phi chỉ chiếm khoảng 1% tổng số người dùng trên toàn cầu.