Phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty VMS Mobifone.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA CÔNG TY VMS- MOBIFONE (Trang 40)

- “ Sản phẩm CNTTTT ưa chuộng nhất 2010” dành cho lĩnh vực mạng điện thoại di động do tạp chí PC World bình chọn.

2.2.1 Phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty VMS Mobifone.

Trong giai đoạn từ 2007 đến nay Công ty VMS- Mobifone là doanh nghiệp luôn duy trì được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, với các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận luôn duy trì ở mức cao.

Để có được kết quả trên Công ty đã không ngừng đổi mới chiến lược kinh doanh, phù hợp với xu thế của thị trường, đó không chỉ là phát triển mạng lưới, tăng số lượng thuê bao, mà Công ty còn tập trung vào phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng vì tỷ trọng doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng trong tổng doanh thu của toàn mạng liên tục tăng cao, đặc biệt là trong những năm gần đây khi mà xu hướng của thị trường là nhu cầu sử dụng các dịch vụ thoại đang chững lại và nhu cầu sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng đang tăng mạnh.

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty VMS-Mobifone

Đơn vị: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

(kế hoạch)

1 Tổng doanh thu 14.500 17.500 24.500 36.034 39.000

2 Tổng chi phí 8.729 11.700 18.668 30.174

3 Tổng lợi nhuận trước thuế 5.771 5.800 5.832 5.860 > 6.000 4 Nộp ngân sách nhà nước 3.241 3.500 3.852 4.200

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán- Công ty VMS-Mobifone)

Từ năm 2007 đến 2010, Công ty VMS-Mobifone luôn là doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao về thuê bao, doanh thu, lợi nhuận. Doanh thu qua các năm tăng từ 30% đến 40%/ năm, lợi nhuận trước thuế đạt mức xấp xỉ 6.000 tỷ đồng, năng suất lao động tăng 11%, tăng mức thu nhập bình quân đầu người của đội ngũ cán bộ công nhân viên ở mức 40%, mức độ tối ưu hoá tài nguyên kho số trên 80%...

Năm 2010, Với doanh thu đạt 36.034 tỷ đồng, tăng trưởng trên 30%, Lợi nhuận đạt: 5.860 tỷ đồng, Năng suất lao động đạt: gần 6.5 tỷ đồng/người/năm, Thu nhập bình quân đầu người đạt: 12.8 triệu/người/tháng, Công ty VMS-MobiFone là đơn vị đứng đầu danh sách 1.000 doanh nghiệp đóng thuế cao nhất Việt Nam với số tiền đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 4.200 tỷ đồng.

Không chỉ dừng lại ở các con số doanh thu, lợi nhuận, số lượng thuê bao di động của mạng Mobifone đều không ngừng tăng qua các năm, và đạt tốc độ tăng trưởng ở mức cao.

Năm 2008 là năm tăng trưởng vượt trội về số lượng thuê bao của Mobifone , đạt mức 21 triệu thuê bao thực, tốc độ tăng trưởng thuê bao so với năm 2007 là 91%.. Đến năm 2009 con số thuê bao di động vẫn tiếp tục tăng, đạt mức 30 triệu thuê bao, và năm 2010 đạt 34 triệu thuê bao, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thuê bao trong hai năm 2009 và 2010 giảm đi đáng kể so với năm 2008 vì quy mô của dân số là có hạn, bên cạnh đó các nhà cung cấp khác như Viettel, Vinaphone.. cũng không ngừng tăng số lượng thuê bao của mình. Năm 2011 Công ty VMS- Mobifone đặt mục tiêu đạt ngưỡng 50 triệu thuê bao, tăng trưởng 47% về số lượng thuê bao di động so với năm 2010.

Bảng 2.4. Số lượng thuê bao di động của Mobifone

TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 (kế hoạch)2011

1 Số thuê bao (Triệu) 11 21 30 34 50

2 Tốc độ tăng (%) năm sau

so với năm trước 91 43 13 47

(Nguồn: Phòng chăm sóc khách hàng- Công ty VMS-Mobifone)

So sánh về thị phần thuê bao di động của Công ty VMS- Mobifone so với các nhà mạng khác có thể thấy được Công ty luôn duy trì tăng trưởng về thị phần từ năm 2008 đến 2010. Các mức thị phần tương ứng lần lượt qua các năm là: 29.2% năm 2008, 34.2% năm 2009 và đạt mức 35% năm 2010.

Bảng 2.5. Thị phần thuê bao di động của một số Công ty qua các năm

Đơn vị: %

khác

1 2008 29.2 21.2 37.2 12.4

2 2009 34.2 23.8 39 3

3 2010 35 26 30 9

(Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn số liệu )

Ngược lại dòng thời gian, khi thương hiệu Mobifone bắt đầu phát triển mạnh và có triển vọng kinh doanh tốt, năm 1996 Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT đã thành lập Ban dự án xây dựng một mạng di động mới và nhận được hỗ trợ rất nhiều về kinh nghiệm xây dựng cũng như khai thác mạng di động từ các chuyên gia của Mobifone và Comvik.

Ngày 14/06/1997, mạng di động thứ hai tại Việt Nam có tên Vinaphone chính thức đi vào hoạt động. Sự cạnh tranh đã xuất hiện nhưng chưa mạnh. Tuy cùng chung một chính sách với Vinaphone, nhưng trên thực tế Mobifone đã xây dựng được hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và gây ấn tượng hơn.

Mobifone bắt đầu cạnh tranh thực sự khi S-Fone - mạng CDMA đầu tiên tại Việt Nam khai trương vào tháng 7/2003. Đến cuối năm 2004, Viettel Mobile - mạng di động GSM thứ ba cũng đi vào hoạt động. Kể từ thời điểm này cho tới gần cuối năm 2006, Viettel Mobile được đánh giá là một hiện tượng trên thị trường thông tin di động với giá cước rẻ, đầu tư nhanh. Trong 3 năm đó, Viettel Mobile là mạng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Ngoài sự năng động và sáng tạo trong kinh doanh, một yếu tố quan trọng dẫn tới thành công là sự chênh lệch về giá cước giữa Viettel Mobile với Mobifone và Vinaphone khá lớn - trong khi Mobifone, Vinaphone không được phép giảm giá cước để cạnh tranh vì là mạng chiếm thị phần khống chế. Hơn nữa, cả Mobifone và VinaPhone đều gặp khó khăn về đầu tư mở rộng mạng lưới do quy trình, thủ tục kéo dài.

Không được hạ giá cước bằng với Viettel để cạnh tranh, Mobifone tập trung mạnh vào nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ cũng như tìm cách tháo gỡ vấn đề đầu tư. Mobifone đã tạo được bước tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ cũng như chuẩn bị kỹ càng cho việc áp dụng công nghệ tiên tiến nhất của mạng GSM. Bên cạnh đó, Mobifone cũng đầu tư rất bài bản cho thương hiệu của mình và in dấu trong tâm trí khách hàng về mạng di động có chất lượng tốt nhất, với hình

ảnh thời thượng và đẳng cấp.

Trong 2 năm 2006 và 2007, thị trường thông tin di động có thêm sự góp mặt của 2 nhà cung cấp dịch vụ CDMA là HT Mobile và EVN Telecom. Thế nhưng, ngoài sự khởi đầu ấn tượng với chiến dịch khuyến mại gọi, nhắn tin miễn phí, HT Mobile không tạo được ấn tượng gì hơn sau vài tháng khai trương dịch vụ và đã lụi tàn dần. Còn EVN Telecom chỉ khẳng định được vị trí ở dịch vụ điện thoại cố định không dây (E-Com) chứ gần như không có tiếng nói gì với dịch vụ thông tin di động toàn quốc (E-Mobile).

Năm 2009 Gtel lần đầu tiên xuất hiện với kỳ vọng sẽ thổi vào thị trường di động một làn gió mới, bởi lần đầu tiên Việt Nam có một mạng di động quốc tế với sự đầu tư của Tập đoàn viễn thông lớn nhất thế giới VimpelCom. Tuy nhiên Gtel đã gặp không ít khó khăn khi xuất hiện chậm hơn các đối thủ khác và khi trên thị trường này đã có quá nhiều nhà cung cấp.

Trên thực tế thị trường Thông tin di động Việt Nam thời điểm này vẫn do 3 nhà khai thác dịch vụ chính nắm giữ đó là Mobifone, Vinaphone và Viettel. Trong năm 2010, Mobifone và Vina có xu hướng tăng nhẹ thị phần trong khi Viettel bị mất thị phần vào các nhà mạng khác. Các mạng nhỏ khác chiếm thị phần không đáng kể.

Cũng trong năm 2010 theo một nghiên cứu của công ty nghiên cứu quốc tế TNS, mạng Mobifone dẫn đầu trong 7 mạng di động trên cả 3 chỉ tiêu: độ nhận biết thương hiệu, mức độ ưa thích và mức độ mong muốn sử dụng và theo một nghiên cứu khác của công ty nghiên cứu quốc tế AC Nielsen, thương hiệu Mobifone cũng nằm trong Top10 thương hiệu được ưa chuộng nhất tại Việt Nam và là thương hiệu di động dẫn đầu trong nghành công nghệ thông tin và viễn thông. Mobifone cũng đã góp phần đưa dịch vụ di động từ dịch vụ xa xỉ trở thành dịch vụ bình dân và đưa ngành viễn thông chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh

Trong năm 2011 Công ty VMS- Mobifone sẽ duy trì phát triển sản xuất kinh doanh, với các mục tiêu:

• Doanh thu: 39.000 tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng trên 30%

• Lợi nhuận: hơn 6.000 tỷ đồng

trên 20%

• Mở rộng và phát sóng mới hơn 6.000 trạm phát sóng trên toàn quốc, nâng tổng số trạm phát sóng lên 28.000 trạm. Nâng cấp và mở rộng các hệ thống tổng đài, bảo đảm năng lực phục vụ cho hơn 50 triệu thuê bao đồng thời.

• Phát triển và cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng mới

Và các nhiệm vụ trọng tâm là:

• Nâng cao chất lượng mạng lưới toàn công ty, bảo đảm cung cấp dịch vụ chất lượng cao và chuyên nghiệp.

• Cải tiến mô hình kênh phân phối, đẩy mạnh công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng, bảo đảm cung cấp cho khách hàng các giải pháp toàn diện và tiện ích nhất.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA CÔNG TY VMS- MOBIFONE (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w