Cơ sở thiết kế, xây dựng TABMIS

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) (Trang 26)

Các chức năng và quy trình trong TABMIS được thiết kế, xây dựng dựa trên một số chuẩn mực và thông lệ trên thế giới, cụ thể:

- Mô hình kho bạc tham khảo (TRM): Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ

tiền tệ quốc tế (IMF) đã phát hành một bộ hướng dẫn về hệ thống thông tin quản lý tài chính tích hợp khu vực công và các chức năng của Kho bạc trong một tài liệu gọi là "Mô hình kho bạc tham khảo". Đây là mô hình giới thiệu

các thông lệ tốt nhất, bao gồm các chức năng hỗ trợ cho hoạt động quản lý tài chính của hệ thống Kho bạc được WB và IMF khuyến nghị áp dụng cho các nước đang phát triển và chuyển đổi.

- Kế toán trên cơ sở dồn tích: TABMIS ban đầu sẽ dựa trên cơ sở kế toán tiền mặt điều chỉnh, kế toán quỹ; sau đó, phát triển sang một hình thái mới là hệ thống dồn tích điều chỉnh. Cuối cùng, xây dựng hệ thống kế toán dồn tích đầy đủ theo đúng chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán công quốc tế IAS/IFSAS.

- Tài khoản thanh toán tập trung (TSA): Trong mô hình kho bạc tham khảo đòi hỏi phải thiết lập một tài khoản TSA tại Ngân hàng trung ương.

TSA được hiểu là tài khoản thanh toán tập trung của Kho bạc, đảm bảo tất cả các nguồn lực hữu hình (dù dưới dạng tiền hoặc tương đương tiền) được quản lý thông qua một tài khoản ngân hàng duy nhất. Tài khoản TSA trong mô hình kho bạc tham khảo đòi hỏi KBNN phải phối hợp đặc biệt với Ngân hàng Trung ương nhằm cho phép mọi khoản thu, chi từ NSNN phải được xử lý qua một tập hợp duy nhất các tài khoản của toàn hệ thống KBNN; KBNN không thực sự quản lý tiền mặt; không thanh toán qua khâu trung gian là các đơn vị sử dụng NSNN, mà thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp hàng hóa.

- Phân loại mã tài khoản và mục lục ngân sách thống nhất: TABMIS đòi hỏi mục lục tài khoản và mục lục ngân sách thống nhất phải được thiết lập trước khi xây dựng Hệ thống và phải tương thích với sổ cái tổng hợp trên cơ sở dồn tích. Về cơ bản, việc này đòi hỏi phải đưa vào một số tài khoản như:

tài khoản phải trả; tài khoản phải thu; tài khoản khấu hao; tài khoản nợ,… là những tài khoản không phản ánh luồng tiền thực tế, nhưng lại phản ánh tình hình tài chính của Chính phủ một cách chính xác.

- Quản lý nợ: TABMIS chỉ thực hiện ghi chép nhận vốn vay, thanh toán và chi trả nợ theo hình thức giao dịch trên sổ cái. Nó cũng cho phép thể hiện

các yêu cầu ngân quỹ ngắn hạn liên quan đến thanh toán, chi trả nợ. Các yêu cầu quản lý nợ rộng hơn cũng như việc phân tích, báo cáo nợ tổng thể sẽ do hệ thống quản lý nợ quản lý (DMFAS). Hệ thống này sẽ chuyển các dữ liệu kế toán về nợ qua một giao diện với TABMIS.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w