Tình hình biến động ngân quỹ qua KBNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) (Trang 46)

Các nguồn hình thành ngân quỹ qua KBNN có cơ chế quản lý cấp phát, thanh toán riêng nên có sự biến động đặc thù tùy thuộc vào những thời kỳ khác nhau. Cụ thể như sau:

* Quỹ NSNN :

Cùng với sự đổi mới hoạt động của nền kinh tế và của hệ thống tài chính, công tác quản lý và điều hành NSNN đang dần từng bước được cải tiến. Các khoản thu đã được tập trung nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời vào quỹ NSNN; các khoản chi cũng đã dần đi vào nề nếp, đúng chính sách chế độ quy định. Chính vì vậy, tồn quỹ NSNN bình quân đã tăng dần qua các năm. Điều này được minh chứng qua đồ thị sau:

Đồ thị 2.2 : Tình hình biến động tồn quỹ NSNN bình quân hàng năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

* Nguồn số liệu: Kho bạc Nhà nước2.

Qua biểu số liệu trên cho thấy từ năm 2004 đến năm 2010 tồn quỹ NSNN bình quân đã tăng gấp 4 lần (từ 31.862 tỷ đồng lên 128.365 tỷ đồng). Điều này phản ánh tốc độ tăng ngày càng nhanh của tồn quỹ NSNN bình quân.

Xét trong năm ngân sách thì tồn quỹ NSNN bình quân biến động phụ thuộc vào sự biến động của nguồn hình thành ngân quỹ như sau:

- Đối với các khoản thu NSNN:

+ Các khoản thu thuế, phí, lệ phí: phát sinh vào tất cả các thời kỳ trong năm ngân sách, nhưng thường có xu hướng tập trung mạnh vào các thời điểm cuối tháng, cuối quý và cuối năm.

+ Thu kết dư ngân sách: thường phát sinh một lần trong năm, sau khi quyết toán NSNN hàng năm được phê chuẩn và được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chuyển vào ngân sách năm sau.

+ Thu từ Quỹ dự trữ tài chính: chỉ phát sinh trong một số trường hợp đặc biệt như khi nguồn thu chưa tập trung kịp theo kế hoạch, vay để bù đắp bội

2 Tồn quỹ NSNN bình quân hàng năm bao gồm cả số thu vay của NSNN.

31.862 41.644 65.487 79.321 96.151 100.379 128.365 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

chi không đạt mức dự toán đã phê duyệt, thiên tai, địch hoạ, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng được chi từ dự phòng ngân sách mà vượt quá khả năng dự phòng ngân sách.

+ Các khoản thu nhỏ lẻ, thu hồi dự trữ nhà nước, huy động từ các tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật, các khoản đóng góp tự nguyện của cá tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, viện trợ ... thường không có quy luật, phát sinh tuỳ thuộc vào quy định của từng cấp chính quyền, từng địa bàn và tình hình thực tế.

- Đối với các khoản chi của NSNN:

+ Các khoản chi đầu tư phát triển thường gắn với những chương trình, dự án cụ thể và có cơ chế quản lý cấp phát thanh toán phù hợp với từng loại hình, tính chất đầu tư; nhưng thường có xu hướng tăng mạnh vào cuối năm, đặc biệt là cuối năm ngân sách.

+ Các khoản chi thường xuyên diễn ra một cách thường xuyên, liên tục trên tất cả các lĩnh vực, các ngành, các cấp, được thực hiện trên phạm vi cả nước và ổn định đều trong năm, trừ trường hợp chi ứng trước một khoản chi như lương, thưởng vào cuối năm.

+ Chi viện trợ, cho vay của NSTW, chi trả nợ phát sinh không có quy luật, tùy thuộc vào tình hình cụ thể hoặc theo quyết định của Chính phủ.

+ Chi bổ sung quỹ Dự trữ tài chính: phát sinh vào một vài thời điểm theo quy định của Luật NSNN; chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới thường phát sinh định kỳ hoặc đột xuất theo quyết định của ngân sách cấp trên; Chi chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước sang thường phát sinh một lần vào đầu năm ngân sách.

Như vậy, có thể thấy đầu năm nguồn thu của NSNN thường hạn hẹp. Trong khi đó, NSNN vẫn phải đảm bảo cho các nhu cầu chi. Do vậy, trong

những tháng đầu năm tồn quỹ NSNN bình quân thường rất thấp.

Vào giữa năm nguồn thu vào của NSNN đã được ổn định và tăng dần; đồng thời, nhu cầu chi ra của NSNN tuy có tăng song mức tăng không lớn. Do đó, tồn quỹ NSNN bình quân thường có xu hướng tăng so với những tháng đầu năm.

Đến cuối năm NSNN thường có những khoản chi lớn, đặc biệt là chi xây dựng cơ bản, chi cho các chương trình mục tiêu... để đảm bảo hoàn thành kế hoạch. Trong khi đó nguồn thu vào tuy có tăng song không lớn so với nhu cầu chi ra. Vì vậy, tồn quỹ NSNN bình quân thường có xu hướng giảm vào cuối năm.

Từ những phân tích trên có thể kết luận tồn quỹ NSNN bình quân thường biến động theo quy luật là thấp trong quý I, tăng dần trong quý II, III và giảm mạnh vào quý IV. Điều này được thể hiện qua đồ thị sau:

Đồ thị 2.3: Tình hình biến động tồn quỹ NSNN bình quân hàng quý

Đơn vị : Tỷ đồng 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Quý I Quý II Quý III Quý IV

* Nguồn số liệu: Kho bạc Nhà nước3.

Qua đồ thị trên cũng cho chúng ta thấy cuối năm tồn quỹ NSNN bình quân có giảm (trừ năm 2004, 2005 và 2008 tồn quỹ NSNN cuối năm tăng), và

độ dao động tồn quỹ ngân sách trong năm không lớn (trừ năm 2010 do tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động). Điều này là do Luật NSNN đã phát huy tác dụng theo chiều hướng tích cực, việc điều hành NSNN đã đi vào thế chủ động và ổn định hơn; cân đối, điều hoà được nguồn thu và nhiệm vụ chi trong năm; việc cấp kinh phí, chi ồ ạt vào cuối năm đã dần từng bước được kiểm soát và hạn chế. Vì vậy, trong những năm qua tồn quỹ NSNN cuối năm giảm ít.

* Quỹ dự trữ tài chính

Quỹ dự trữ tài chính được hình thành từ nguồn NSNN như từ nguồn tăng thu, từ nguồn thu kết dư và từ nguồn được bố trí trong dự toán. Vì vậy, cùng với sự gia tăng của tồn quỹ NSNN bình quân thì tồn quỹ dự trữ tài chính bình quân cũng tăng dần qua các năm. Điều này được thấy rõ qua đồ thị sau:

Đồ thị 2.4: Tình hình biến động tồn quỹ dự trữ tài chính bình quân hàng năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

*

Nguồn số liệu: Kho bạc Nhà nước.

Qua đồ thị trên cho thấy từ năm 2004 đến năm 2010 tồn quỹ dự trữ tài chính bình quân đã tăng 1,5 lần (từ 5.617 tỷ đồng lên 8.775 tỷ đồng). Đồng thời qua đồ thị cũng cho thấy xu hướng tăng dần đều của tồn quỹ dự trữ tài

5.617 5.756 6.236 6.571 7.263 8.140 8.775 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 10.000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

chính bình quân.

Tuy nhiên, trong năm quỹ dự trữ tài chính biến động không giống như quỹ NSNN. Nguồn thu quỹ dự trữ tài chính đã được ghi trong dự toán ngân sách, song nguồn thu từ tăng thu và thu kết dư NSNN thường phải đến cuối năm mới phát sinh (do đến cuối năm Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp mới thông qua quyết toán NSNN năm trước và khi đó mới có quyết định chính thức việc sử dụng nguồn tăng thu và nguồn thu kết dư NSNN). Trong khi đó việc sử dụng quỹ dự trữ tài chính thường ít xảy ra. Chính vì vậy, tồn quỹ dự trữ tài chính bình quân thường có xu hướng tăng dần từ đầu năm đến cuối năm. Có thể thấy rõ qua đồ thị sau:

Đồ thị 2.5 : Tình hình biến động tồn quỹ dự trữ tài chính bình quân hàng quý Đơn vị tính : Tỷ đồng 5000 6000 7000 8000 9000 10000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Quý I Quý II Quý III Quý IV

*Nguồn số liệu: Kho bạc Nhà nước.

Qua đồ thị trên cho chúng ta thấy từ năm 2004 đến năm 2010 tồn quỹ dự trữ tài chính bình quân đều tăng mạnh vào quý IV hàng năm.

* Nguồn vốn tiền gửi của các đơn vị giao dịch:

Với việc hoàn thiện môi trường pháp lý về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại KBNN, các nghiệp vụ thanh toán, chi trả trong hệ thống KBNN cũng không ngừng được hoàn thiện. Từ đó, đã thu hút ngày càng nhiều các đơn vị mở tài khoản tiền gửi tại KBNN (đến năm 2010 có khoảng 300.000 tài

43.284 44.050 39.526 49.084 63.527 72.032 82.916 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

khoản). Chính vì vậy, nguồn vốn tiền gửi tại các đơn vị KBNN đã tăng liên tục qua các năm, thể hiện qua đồ thị sau:

Đồ thị 2.6: Tình hình biến động của nguồn vốn tiền gửi bình quân hàng năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

*Nguồn số liệu: Kho bạc Nhà nước.

Qua đồ thị trên cho thấy từ năm 2004 đến năm 2010 nguồn vốn tiền gửi bình quân đã tăng từ 43.284 tỷ đồng lên 82.916 tỷ đồng (tăng 192%). Đồng thời đồ thị cũng phản ánh nguồn vốn tiền gửi bình quân đã tăng mạnh trong giai đoạn 2006 - 2010. Sở dĩ có điều này là do trong các năm qua khối lượng giao dịch qua KBNN và doanh số hoạt động của các đơn vị tăng.

Trong năm nguồn vốn tiền gửi của các đơn vị giao dịch giao động phụ thuộc vào sự tăng, giảm và tỷ trọng của từng loại tiền gửi như sau:

- Đối với tiền gửi của các đơn vị dự toán: Nguồn vốn này được hình thành từ quỹ NSNN. Do đó, nguồn thu của loại tiền gửi này thay đổi cùng với tốc độ chi ra của NSNN, tức là tăng dần từ đầu năm đến cuối năm. Việc rút tiền ra chi tiêu của các đơn vị dự toán thường ổn định vào đầu năm, song tăng rất mạnh vào cuối năm để hoàn thành nhiệm vụ chi cả năm và thường lớn hơn rất nhiều so với nguồn được cấp từ NSNN. Vì vậy, nguồn vốn này thường tăng dần trong năm và giảm mạnh vào cuối năm.

- Đối với nguồn tiền gửi có nguồn gốc ngoài ngân sách: hiện nay đang tăng dần do sự tăng lên của một số loại tiền gửi như tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tiền gửi có mục đích. Cụ thể:

+ Đối với tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế: Nguồn vốn này thường biến động theo quy luật chung là tăng dần từ đầu năm đến cuối năm.

+ Tiền gửi của hệ thống đầu tư và ban quản lý công trình: Do đặc thù cấp phát của NSNN nên nguồn vốn này thường biến động tăng dần từ đầu năm đến cuối năm.

+ Đối với tiền gửi tạm thu, tạm giữ: Nguồn vốn này do các cơ quan Hải quan, Tài chính, Thuế,... gửi vào KBNN để chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. Đến cuối năm các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành rà soát và ra quyết định xử lý nguồn vốn này để quyết toán NSNN. Vì vậy, nguồn vốn này cũng thường tăng dần ở đầu năm, sau đó giảm vào cuối năm.

Có thể thấy rõ sự biến động của các nguồn vốn này qua đồ thị sau:

Đồ thị 2.7 : Tình hình biến động của nguồn vốn tiền gửi bình quân hàng quý Đơn vị tính : Tỷ đồng * 10000 30000 50000 70000 90000 110000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Quý I Quý II Quý III Quý IV

Nguồn số liệu: Kho bạc Nhà nước.

Qua đồ thị trên cho thấy độ dao động nguồn vốn tiền gửi trong năm không lớn. Vào các năm 2004, 2005 và 2008 khi tiền gửi đơn vị dự toán giảm mạnh vào cuối năm trong khi nguồn tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế; tiền gửi của hệ thống đầu tư tăng không nhiều đã làm cho tổng nguồn vốn tiền gửi có xu hướng giảm vào cuối năm. Ngược lại, vào các năm 2006, 2007, 2009 và 2010 nguồn tiền gửi của hệ thống đầu tư, của các đơn vị, tổ chức kinh tế tăng mạnh trong khi nguồn tiền gửi của các đơn vị dự toán giảm ít thì tổng nguồn vốn tiền gửi lại có xu hướng tăng vào cuối năm.

Trên đây là phân tích sự biến động của từng nguồn hình thành ngân quỹ qua KBNN. Những biến động này đều có những ảnh hưởng nhất định đối với tổng nguồn vốn KBNN. Căn cứ vào sự biến động này, KBNN thực hiện công tác quản lý và điều hòa ngân quỹ trong toàn hệ thống và thực hiện sử dụng nguồn tồn ngân tạm thời nhàn rỗi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w