Xây dựng hệ thống dự báo luồng tiền tại KBNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) (Trang 79)

luồng tiền giữa khu vực nhà nước và ngân hàng. Điều này đòi hỏi dự báo theo ngày các khoản thu của ngân sách và các khoản thu khác; các khoản chi tiêu của các đơn vị giao dịch với KBNN. Do đó, yêu cầu cơ bản để nâng cao chất lượng công tác dự báo là mỗi cơ quan, đơn vị có giao dịch với KBNN chịu trách nhiệm theo dõi thu, chi của đơn vị mình; đồng thời, thường xuyên cần phải cập nhật, điều chỉnh những thông tin đã cung cấp. Cụ thể:

3.2.3.1. Giai đoạn trước mắt:

Thực hiện theo dõi thống kê dòng tiền vào (các khoản thu) và dòng tiền ra (các khoản thanh toán) hàng ngày tại từng đơn vị KBNN trong khoảng thời gian 1 năm để xác định nhu cầu ngân quỹ cần trung bình trong một ngày và chu kỳ nhu cầu ngân quỹ.

Trên cơ sở thống kê nhu cầu ngân quỹ hàng ngày, mỗi đơn vị KBNN địa phương được phép bắt đầu ngày làm việc với lượng tồn quỹ bằng nhu cầu ngân quỹ cần trong ngày (đã được thống kê) cộng (+) thêm một tỷ lệ nhất định (khoảng 10%) để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu ngân quỹ có thể biến động tăng thêm. Cuối ngày, lượng ngân quỹ tại từng đơn vị KBNN phải được theo dõi và liên tục được điều chỉnh lại. Cụ thể, trường hợp ngân quỹ vượt tỷ lệ đã được quy định so với mức nhu cầu ngân quỹ cần thì điều chỉnh giảm nhu cầu ngân quỹ cần trong ngày của những ngày tiếp theo và ngược lại. Số dư ngân quỹ cuối ngày tại các đơn vị KBNN được tính toán và thông báo về KBNN cấp trên; tại KBNN (hoặc cơ quan quản lý ngân quỹ) sẽ lưu số dư ngân quỹ cuối ngày tại từng đơn vị KBNN.

Cuối ngày, tùy thuộc vào tình hình cụ thể và thực trạng thanh toán của hệ thống ngân hàng, lượng ngân quỹ còn dư có thể được giữ ở tài khoản của KBNN để sử dụng cho nhu cầu thanh toán, chi trả của ngày kế tiếp hoặc được chuyển toàn bộ về tài khoản của KBNN qua chương trình chuyển tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước (hoặc ngân hàng thương mại). KBNN cũng cần phải thường xuyên kiểm soát việc chấp hành thủ tục kiểm kê và chuyển ngân quỹ

cuối ngày tại các KBNN địa phương.

Cùng với đó là việc tiến hành điều tra, đánh giá toàn diện hệ thống thanh toán của các ngân hàng có quan hệ với KBNN để xác định tốc độ chu chuyển ngân quỹ giữa KBNN và các ngân hàng này. Các thông số này cần thường xuyên rà soát và đánh giá lại định kỳ.

Sau khi đã dự báo được tương đối chính xác lượng vốn giữ tại tài khoản của KBNN tại ngân hàng và tốc độ chu chuyển ngân quỹ, thì từng bước phối hợp với ngân hàng để đầu tư ngân quỹ.

3.2.3.2. Về lâu dài:

Về lâu dài cần xây dựng được hệ thống cảnh báo hiện đại, đảm bảo dự kiến tương đối chính xác tình hình thu, chi, thanh toán và tồn ngân quỹ trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Hoạt động của hệ thống cảnh báo phải đảm bảo các yêu cầu:

- Bao quát được toàn bộ các khoản thu, chi có ảnh hưởng đến sự biến động ngân quỹ, bao gồm: Các giao dịch liên quan đến chấp hành ngân sách; các giao dịch liên quan đến nợ quốc gia (phát hành nợ; trả nợ gốc; mua lại nợ; chi trả lãi); các giao dịch về đầu tư ngân quỹ.

- Bao gồm hai hệ thống: hệ thống triển khai tại KBNN và có liên hệ chặt chẽ với các phân hệ của TABMIS (như phân hệ cam kết chi, thanh toán, quản lý ngân quỹ,…) và một số phần mềm quản lý khác (như phần mềm quản lý thu của cơ quan thuế,…) để nắm bắt được số lượng và thời điểm dòng tiền vào, ra; hệ thống triển khai tại ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản để theo dõi thường xuyên sự biến động số dư tài khoản của KBNN. Giữa hai hệ thống này phải có sự tích hợp và trao đổi thông tin, giúp cho cơ quan quản lý ngân quỹ theo dõi và dự kiến chính xác tình hình biến động và số dư tồn ngân quỹ trong ngày hoặc một vài ngày sau.

chi vào hệ thống cảnh báo. Tất cả các thông tin về số dự kiến thu, chi trong ngày hôm sau phải được chuyển đến KBNN (hoặc cơ quan quản lý ngân quỹ) vào cuối ngày hôm trước và phải là thông tin tương đối chắc chắn.

- Việc cập nhật thông tin vào hệ thống cảnh báo được thực hiện thường xuyên tại tất cả các đơn vị KBNN.

- Thường xuyên kiểm soát hoạt động của hệ thống cảnh bảo, đảm bảo việc truyền, nhận thông tin được đầy đủ, đúng thời hạn; đồng thời, cũng thường xuyên đối chiếu giữa thông tin dự báo đã được đưa vào hệ thống cảnh báo với thực tế phát sinh. Trường hợp xảy ra sự cố (thông tin không được truyền, nhận đầy đủ, kịp thời), thì cần thông báo kịp thời về KBNN (hoặc cơ quan quản lý ngân quỹ) để có biện pháp xử lý nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho các đơn vị giao dịch (chẳng hạn tạm thời dừng việc đầu tư ngân quỹ,…).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w