Kết quả công tác quản lý ngân quỹ qua KBNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) (Trang 59)

hệ thống trong thời gian qua đã có những thành công đáng kể. Đó là luôn bảo đảm khả năng thanh toán, chi trả mọi khoản chi của NSNN và các tổ chức, đơn vị gửi tiền tại KBNN; đồng thời, thông qua việc điều hành linh hoạt, chặt chẽ ngân quỹ, KBNN đã sử dụng được một phần vốn nhàn rỗi để tạm ứng cho NSNN khi nguồn thu chưa tập trung kịp theo kế hoạch để đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi cấp bách của NSNN, tạo thế chủ động cho Bộ Tài chính trong quản lý, điều hành NSNN.

2.3.1.1. Đảm bảo khả năng thanh toán của KBNN

Mục đích của công tác quản lý và điều hoà ngân quỹ chính là thiết lập lại sự cân bằng giữa khả năng ngân quỹ với nhu cầu thanh toán, chi trả phát sinh tại một đơn vị cũng như trong toàn hệ thống KBNN ở mọi thời điểm.

Trong thời gian hoạt động của hệ thống KBNN, các đơn vị KBNN đều đã đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý và điều hoà ngân quỹ qua KBNN nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của NSNN, của các đơn vị mở tài khoản tại KBNN, từ đó làm tăng uy tín KBNN trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Trên cơ sở quyền hạn và trách nhiệm đã được phân định cùng với những nội dung điều chuyển vốn được quy định thống nhất trong toàn hệ thống, từng đơn vị KBNN đã thường xuyên theo dõi, bám sát tình hình thu, chi, thanh toán và tồn ngân quỹ thực tế trên địa bàn; từ đó, chủ động điều hoà ngân quỹ cho các đơn vị KBNN cấp dưới hoặc được chuyển nguồn từ KBNN cấp trên một cách kịp thời và đầy đủ. Chính vì vậy, mặc dù trong những năm vừa qua khối lượng và tốc độ thu - chi qua KBNN là tương đối lớn (khoảng 900.000 tỷ đồng mỗi năm), song tất cả các đơn vị KBNN đều luôn đảm bảo đáp ứng được đầy đủ, kịp thời các nhu cầu thanh toán, chi trả cho các đơn vị giao dịch ở mọi thời điểm, kể cả trong những tháng cuối năm khi nhu cầu thanh toán, chi trả có sự tăng đột biến.

trong toàn hệ thống, không phân biệt nguồn hình thành và đối tượng sử dụng đã góp phần vào việc đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN và các đơn vị giao dịch trên phạm vi cả nước; mặt khác, tạo ra một lượng vốn tạm thời nhàn rỗi để sử dụng tạm ứng kịp thời cho NSNN và một số đối tượng khác. Qua đó, góp phần giảm bớt sự lãng phí vốn NSNN do việc sử dụng hình thức cấp phát kinh phí bằng lệnh chi tiền gây ra; đó là tình trạng trong khi NSNN thiếu nguồn, nhưng vốn ngân sách nằm ở trên tài khoản tiền gửi của các đơn vị dự toán lại khá lớn.

2.3.1.2. Đảm bảo an toàn ngân quỹ

Cùng với việc đáp ứng nhanh, đầy đủ các nhu cầu thanh toán, chi trả của các đơn vị giao dịch, công tác quản lý ngân quỹ qua KBNN trong thời gian qua cũng đã luôn đảm bảo được yêu cầu an toàn về tiền và tài sản của Nhà nước. Trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm của từng đơn vị KBNN, từng bộ phận nghiệp vụ (kế hoạch, kế toán, kho quỹ, tin học,….) và từng cán bộ nghiệp vụ, ngân quỹ qua KBNN luôn được quản lý theo một quy trình chặt chẽ, từ việc theo dõi tình hình biến động thu, chi, thanh toán, lập và duyệt lệnh điều chuyển ngân quỹ (thời gian, mức vốn, đối tượng điều chuyển), thực hiện lệnh điều chuyển ngân quỹ cho đến việc đối chiếu và quyết toán các số liệu về điều chuyển ngân quỹ,... đã góp phần tạo ra sự an toàn trong quá trình quản lý và điều hoà ngân quỹ. Cụ thể, trong những năm vừa qua mặc dù doanh số điều chuyển ngân quỹ trong nội bộ hệ thống KBNN là khá lớn (bình quân khoảng 200.000 tỷ đồng mỗi năm), song cho đến nay trong toàn hệ thống KBNN chưa xảy ra bất kỳ một hiện tượng nào làm thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước do công tác quản lý và điều hoà ngân quỹ.

Bên cạnh đó, với quy định quỹ NSNN, một số quỹ tài chính nhà nước, tài khoản của các đơn vị sử dụng NSNN,… được quản lý qua KBNN một mặt đã góp phần vào việc quản lý an toàn ngân quỹ; mặt khác, tạo tiền đề cho việc thống nhất quản lý các nguồn lực tài chính của nhà nước để triển khai thực

hiện tài khoản TSA.

2.3.1.3. Bước đầu sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi

Thông qua việc điều hành linh hoạt, chặt chẽ ngân quỹ, trong những năm vừa qua KBNN đã sử dụng được một phần vốn nhàn rỗi để tạm ứng cho NSNN khi nguồn thu chưa tập trung kịp theo kế hoạch để đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm; qua đó đã thực sự hỗ trợ đắc lực trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu chi cấp bách của NSNN, tạo thế chủ động cho Bộ Tài chính trong quản lý, điều hành NSNN.

Số tạm ứng ngân quỹ cho NSNN hàng năm đã lên tới hàng ngàn tỷ đồng, từ năm 2005 đến năm 2010 bình quân mỗi năm KBNN đã tạm ứng 26.800 tỷ đồng cho NSNN. Con số trên đã khẳng định vai trò cũng như tầm quan trọng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) (Trang 59)