Quản lý ngân quỹ tại Mỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) (Trang 33)

Thượng viện Mỹ đã thông qua bản “Chương trình hành động nhằm nâng cao quản lý tiền tệ” năm 1990 để đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp và chuyển giao công bằng, hợp lý các quỹ của các bang và Chính phủ liên bang. Theo đó:

- Các cơ quan trung ương phải lập các quỹ giải ngân và các khoản sung công quỹ quốc gia đúng hạn.

bang phải giảm tối đa khoảng thời gian chuyển tiền từ các quỹ quốc gia tới các bang, thời gian xem xét và giải quyết séc và chứng từ của các bang. Thời gian thanh toán các khoản trong quỹ chuyển tiền điện tử cũng cần giảm xuống mức tối thiểu.

- Các bang được hưởng một số ngoại lệ như có thể nhận tiền lãi từ các quỹ cấp cao của Chính phủ để thực hiện các chương trình của mình trong khi chờ giải ngân từ Chính phủ.

- Kho bạc có thể gánh vác trách nhiệm cho các cơ quan Chính phủ với các khoản chi trội hoặc các khoản lãi từ tiền nợ của Chính phủ.

Kho bạc khuyến khích, đôi khi còn yêu cầu các cơ quan sử dụng các phương pháp điện tử để làm cho hoạt động quản lý tiền tệ của quốc gia tốt hơn. Hầu hết các cơ quan thanh toán qua EFT theo luật liên bang. Cam kết chung vì một Kho bạc điện tử hoàn toàn này đã tuân theo sự chỉ đạo của Chính phủ Mỹ.

Mục tiêu chủ yếu là trả các hoá đơn và tập hợp các khoản nợ đúng hạn. Chính sách quản lý ngân quỹ của Chính phủ Mỹ là không cất trữ ngân quỹ. Để ước tính được khoản tiền cần chi dùng, Mỹ đang sử dụng các quỹ chuyển tiền điện tử, chuyển giao phúc lợi bằng phương tiện điện tử, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán dịch vụ du lịch. Họ còn dùng biện pháp quản lý nhanh chóng đối với các khoản mua bán nhỏ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đổi mới công tác quản lý ngân quỹ qua Kho bạc Nhà nước trong điều kiện triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) (Trang 33)