2 .3.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận
3.4.2. Chân dung thứ ha
Sinh viên Tr.Th.Gi, ngành Họa-Nhạc, chỉ số sáng tạo 115, sinh này 02/2/1984, quê quán tại xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Hoàn cảnh gia đình: bố mẹ làm nông, nhà có ba chị em, kinh tế gia đình thuộc diện khá. Cha mẹ của Gi luôn chăm lo và tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho việc học của em. So với T thì Gi có cuộc sống vật chất thoải moái hơn rất nhiều cũng như có điều kiện học tập tốt hơn. Trong gia đình, bố Gi là
người hơi gia trưởng và khó tính vì vậy em rất nể sợ bố và ít tâm sự với bố. Tuy nhiên, mẹ của Gi lại là người luôn quan tâm, động viên, chia sẻ mọi tâm tư tình cảm của em. Gi xem mẹ như là chỗ dựa tinh thần của mình. Gi kể bố em ép đi học sư phạm vì nghề này phù hợp với con gái. Tuy nhiên em lại thích vào học ở trường Đại học Mỹ thuật và mẹ em đã động viên cho em thi trường này và còn lo cho em vào thành phố Hồ Chí Minh để học lớp luyện thi vẽ. Vì thi vào Đại học Mỹ thuật em thiếu nửa điểm nên em nộp hồ sơ thi vào trường CĐSP Bình Thuận vừa đúng với nguyện vọng của bố em, vừa đúng với sở thích của em.
Về bản thân mình, Gi tâm sự em cũng rất thích vẽ em không nhớ rõ cụ thể mình thích vẽ lúc mấy tuổi, nhưng em nói, lúc đó em còn rất nhỏ khoảng lứa tuổi mẫu giáo. Em xác nhận đây cũng là năng khiếu nổi trội của em. Hầu như từ cấp 2 đến cấp 3 em đều tham gia các phong trào làm báo tường cho lớp. Tuy nhiên, em chưa tham gia một cuộc thi vẽ nào vì do em là ở vùng nông thôn, không có điều kiện tham gia các cuộc thi cũng như theo học các lớp vẽ.
Khi vào trường CĐSP Bình Thuận, em là thủ khoa đầu vào của ngành Họa-Nhạc. Em tâm sự có lẽ là do em có điều kiện học lớp luyện thi vẽ chứ còn khi vào học thực ra cũng có nhiều bạn rất có năng khiếu vẽ mặc dầu điểm thi vào trường không cao. Trong quá trình học tập ở trường, em cũng tham gia một vài cuộc thi do Đoàn trường tổ chức như thiết kế logo, vẽ trong theo chủ đề. Tuy nhiên, em tâm sự các cuộc thi như vậy tổ chức không thường xuyên và chưa có một cuộc thi nào đúng nghĩa dành riêng cho sinh viên ngành Họa- Nhạc, em mong muốn nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động dành riêng cho ngành học của các em để các em tham gia và có điều kiện thể hiện bản thân cũng như có dịp học hỏi thêm kinh nghiệm. Đồng thời, em cũng cho rằng cuộc sống ở nông thôn mặc dầu có nhiều thiếu thốn nhưng bù lại giúp cho em có điều kiện tiếp xúc với cái đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống lao động và giúp em có nhiều chủ đề mới lạ cũng như có những xúc cảm để vẽ. Ngoài ra,
em cũng nhận xét, do mục tiêu đào tạo của nhà trường sư phạm là đào tạo thầy giáo dạy vẽ chứ không đào tạo ra họa sĩ và trường còn đào tạo kép môn Họa với môn Nhạc nên môn vẽ học ở nhà trường cũng chưa được chuyên sâu lắm. Vì vậy, ngoài việc học ở trường em còn phải tự luyện vẽ ở nhà.
Thông qua nhận xét của bạn bè thầy cô và quan sát của chúng tôi thì Gi là một học trò chăm học, có năng khiếu vẽ, đam mê vẽ, có tính cách mạnh mẽ, thẳng thắn, không quan tâm đến người khác nói gì và nghĩ gì về mình, có ý chí và tinh thần cầu tiến. Em tâm sự sau khi dạy học được vài năm và có khả năng tự lập, em sẽ tiếp tục thi vào trường Đại học Mỹ Thuật để hiểu thêm về môn vẽ cũng như có điều kiện dành toàn bộ thời gian cho sự đam mê vẽ của mình.
Từ việc xây dựng hai chân dung sinh viên Họa-Nhạc có tính sáng tạo ở mức độ khá, mức độ cao nhất mà sinh viên Họa-Nhạc đạt được, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc là rất đa dạng và phong phú và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với sự phát triển tính sáng tạo của sinh viên Hoạ-Nhạc là khác nhau.
- Hoàn cảnh kinh tế của gia đình không phải là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tính sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc mà yếu tố ảnh hưởng quan trọng từ phía gia đình đến tính sáng tạo của các em chính là sự quan tâm của gia đình trong việc giáo dục con cái cũng như việc học của con em mình tại trường, động viên, ủng hộ của các thành viên trong gia đình đặc biệt là sự dân chủ của gia đình, bầu không khí tâm lý của gia đình. Đồng thời thành viên trong gia đình có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc bồi dưỡng, hình thành tính sáng tạo của con cái chính là người mẹ.
- Ngoài ra yếu tố giáo dục của nhà trường cũng góp phần hình thành và phát triển tính sáng tạo của sinh viên thông qua các môn học cũng như các hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ lên lớp.
- Tuy nhiên yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến tính sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc chính là năng khiếu vẽ, sự đam mê vẽ của các em. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến tính sáng tạo của các em vì năng khiếu vẽ và niềm đam mê vẽ không chỉ thể hiện tính sáng tạo mà còn rèn luyện tính sáng tạo của các em. Bởi lẽ, môn vẽ là một nghệ thuật đòi hỏi rất nhiều ở khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.