Thành phần nhạy cảm

Một phần của tài liệu Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận (Trang 76)

2 .3.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận

3.3.5.Thành phần nhạy cảm

Thành phần nhạy cảm trong cấu trúc tâm lý của sáng tạo thể hiện không mấy rõ nét trong test VKT của Schoppe. Vì vậy, chúng tôi xây dựng bài tập 4 để tìm hiểu kỹ về thành phần này trong cấu trúc tâm lý của sinh viên Họa-Nhạc trường CĐSP Bình Thuận. Thông qua số liệu ở bảng 3.15, có thể đánh giá phần nào khả năng nhạy cảm trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc.

Bảng 3.15: Thành phần nhạy cảm trong cấu trúc tâm lý của sinh viên Họa- Nhạctrường CĐSP BT theo VKT của Schoppe

Chỉ số nhạy cảm Trung bình 11.90 Trung vị 12.00 Độ lệch chuẩn 2.98 Số bé nhất 3 Số lớn nhất 17 Cao 20 Khá 42.5 Trung bình 25 Thấp 10 Kém 2.5 Tổng số mẫu 40 + Nhận xét:

Số liệu trên cho biết điểm số trung bình của thành phần nhạy cảm trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên là 11.9. Điểm số cao nhất của thành phần này là 17, điểm số thấp nhất là 3. Đồng thời, có tới 50% sinh viên Họa- Nhạc có điểm số cao hơn điểm số 12 ở thành phần tâm lý này.

Ngoài ra, bảng số liệu trên cũng chứng minh rằng số sinh viên đạt mức độ cao và khá đối với thành phần nhạy cảm là chiếm tỷ lệ rất lớn, khoảng trên 60%. Đây có thể xem là thành phần có nhiều sinh viên đạt ở mức cao và khá so với các thành phần tâm lý trong cấu trúc tâm lý của sáng tạo đã phân tích ở trên. Trái lại, tỷ lệ sinh viên Họa- Nhạc đạt ba mức còn lại đối với thành phần nhạy cảm là mức trung bình, thấp và kém chiếm tỷ lệ thấp hơn so với hai mức cao và khá (37.5% so với 62.5%). Trong đó, mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất là 25%, mức thấp là 10% và mức kém chiếm tỷ lệ tương đối ít là 2.5%.

Chúng tôi cũng nghiên cứu thêm thành phần nhạy cảm bằng việc nghiên cứu cụ thể các bài làm của sinh viên Họa-Nhạc. Qua phân tích và tổng hợp bài làm của cac em chúng tôi nhận thấy hầu như các em đều phát hiện ra những mâu thuẫn, sai lầm, thiếu hợp lý của bức tranh thể hiện thông qua việc các em loại bỏ những yếu tố không phù hợp, thiếu hợp lý và chứa đựng mẫu thuẫn trong bức tranh. Ví dụ, bức tranh về chủ đề “Ngôi nhà của em”có cả chi tiết mặt trời chiếu sáng; mặt trăng và sao về đêm; có mây và mưa, thì các em chỉ lựa chọn một trong ba chi tiết đó và bỏ hai chi tiết không phù hợp. Hay hình ảnh cột cờ, chiếc tàu trên một dòng sông thì các em cũng loại bỏ hai hình ảnh này. Tuy nhiên, cũng có cá em sửa chiếc tàu thành một con đò nhỏ.

Đồng thời, các em cũng phát hiện hầu hết những chi tiết thiếu hụt của bức tranh và bổ sung những nét vẽ mới cho những chi tiết bị thiếu hụt. Thông qua quan sát tranh của các em, chúng tôi nhận thấy chi tiết còn thiếu ở ngôi nhà, ở những cây cối xung quanh ngôi nhà cũng được các em bổ sung vào cho hợp lý và hoàn chỉnh hơn. Ở mức cao hơn là thêm những chi tiết mới làm cho bức tranh trở nên hoàn thiện hơn thì các em cũng thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, số lượng các hình ảnh thêm vào ở các mức độ khác nhau và mức thấp nhất là các em thêm được một chi tiết. Các chi tiết mà các em thêm vào là rất hợp lý và đa dang làm sinh động thêm về chủ đề của bức tranh.

Có thể nhận thấy thành phần nhạy cảm là một trong những thành phần thể hiện mạnh nhất trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường CĐSP Bình Thuận.

Một phần của tài liệu Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận (Trang 76)