Thành phần định nghĩa lại sự vật

Một phần của tài liệu Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận (Trang 74)

2 .3.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận

3.3.4.Thành phần định nghĩa lại sự vật

Thành phần này được đo lường thông qua tiểu test 9 – “Tìm tên nhạo đùa” trong test VKT của Schoppe. Có thể nhận xét thành phần tâm lý này trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc bằng số liệu ở bảng 3.14

Bảng 3.14: Thành phần định nghĩa lại sự vật trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc.

Chỉ số định nghĩa lại sự vật Trung bình 103.70 Trung vị 104.00 Độ lệch chuẩn 11.61 Số bé nhất 86.00 Số lớn nhất 130.00 Cao 7.5 Khá 17.5 Trung bình 67.5 Thấp 7.5 Kém 0 Tổng số mẫu 40 + Nhận xét:

Dựa vào số liệu bảng 3.14 thì chỉ số trung bình của thành phần định nghĩa lại của sinh viên Họa-Nhạc là 103.70. Có tới 50% trong tổng số sinh viên Họa-Nhạc có chỉ số sáng tạo cao hơn chỉ số 104.00. Chỉ số thấp nhất của thành phần tâm lý này là 86 và chỉ số cao nhất là 130.00.

Về mức độ định nghĩa lại sự vật trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc thông qua bảng số liệu trên, cho thấy mức trung bình của thành phần định nghĩa lại chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ là 67.5%. Tiếp đó mức độ khá với tỷ lệ là 17.5%. Ở mức cao và thấp của thành phần định nghĩa

lại có tỷ lệ số sinh viên đạt ở hai mức này là bằng nhau (7.5%). Không có sinh viên nào có thành phần định nghĩa lại ở mức kém.

Bằng việc nghiên cứu cụ thể bài làm ở tiểu test 9 của test VKT của sinh viên Họa-Nhạc chúng tôi nhận thấy mặc dầu số lượng ý tưởng không nhiều nhưng các ý tưởng mà các em nêu ra là rất độc đáo và khôi hài, thể hiện khả năng tiếp cận một vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ đặc tên nhạo đùa cho con mèo thì các em định nghĩa là sát thủ, cô của hổ, cục cưng của anh, kẻ thù truyền kiếp của chuột, máy bắt chuột, người tình muôn thuở, ác

ma của chuột, gối ôm di động…Cái đinh ghim: thắt chặt tình thân ái, hồ dán,

kết nối hai mảnh, nhà quản lý giấy, vật giữ người yêu. Chậu tắm: hồ thiên

nga, hồ bán nguyệt, giường nước, biển lòng, mẹ bồng con, thuyền dành cho

người khoả thân, người tình của tôi, máng heo…Cái đũa: tăm xĩa răng, anh

em song sinh, xà beng, chỉ huy dàn nhạc, bàn tay vô hình, chân chống, hai

đoạn thẳng gặp nhau. Sữa: độc quyền của mẹ, quà của mẹ, mẹ thân yêu, năng

lượng siêu phàm, nước tạo canxi…Bàn viết: thớt để ngủ, gần gũi mỗi đêm,

điểm tựa trong cơn mơ, người hầu của học sinh…Khăn mùi xoa: hôn anh mọi

ngày, người tình trong túi, kẻ cướp mồ hôi, thư tình yêu, vật đậm mùi cá thể,

mảnh áo của anh…Đồng cỏ: khách sạn đồng quê, giấc ngủ ngon, nơi mềm

mại nhất của thiên nhiên, lễ hội của trâu bò…Miếng trầu cau: cao su của bà

già, hãy là của nhau, nơi tình yêu bắt đầu, tình yêu và ngục tù, ông tơ bà

nguyệt…Cái hố sâu: lỗ hổng không gian, lỗ đen vũ trụ, động không đáy,

thung lũng tình yêu, lúm đồng tiền, 18 tầng địa ngục, bạn của những người chán sống, nơi an nghỉ cuối cùng, nơi cất dấu tội lỗi…

Tuy nhiên, cũng có một số em đưa ra những định nghĩa mang tính thông thường phổ biến như khăn mùi xoa là khăn dùng để lau mồ hôi, cái đũa là cái dùng để gắp thức ăn, chậu tắm là thau tắm, miếng trầu câu là lễ vật dùng trong cưới hỏi, sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá, đồng cỏ là thức ăn của gia súc…Những cách định nghĩa lại như vậy chiếm tỷ lệ không nhiều trong bài làm của các em và thường gặp ở những em có chỉ số CQ trung

bình. Thông thường, thì số lượng định nghĩa lại sự vật của các em ít nhưng lại chứa nhiều yếu tố độc đáo, mới lạ.

+ Kết luận:

Thành phần định nghĩa lại trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc đạt ở mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này có thể chứng tỏ đây là một thành phần biểu hiện chưa thực sự nổi bật trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc.

Một phần của tài liệu Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận (Trang 74)