Phương pháp điều tra thực trạng các thành phần sáng tạo

Một phần của tài liệu Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận (Trang 42)

2 .3.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận

2.4.3.Phương pháp điều tra thực trạng các thành phần sáng tạo

- Mục đích: Đây là phương pháp bổ trợ cho việc nghiên cứu thực trạng sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc bằng trắc nghiệm VKT của Schoppe nhằm phân tích kỹ các thành phần trong cấu trúc tâm lý của sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc.

- Nội dung: sử dụng 4 bài tập đã xây dựng để đo thực trạng các thành phần tâm lý trong cấu trúc tâm lý sáng tạo bao gồm các thành phần: thành phần linh hoạt, thành phần lưu loát và thành phần nhạy cảm. Ở thành phần lưu

loát, người nghiên cứu tập trung đo khả năng tổ hợp và lưu loát trong ý tưởng. Đồng thời các bài tập đều sử dụng các nét vẽ của sinh viên trong việc hoàn thành các yêu cầu của bài tập từ đó đánh giá tính sáng tạo của sinh viên.

- Cách thức tiến hành

+ Xây dựng bài tập dựa trên các tiêu chí của từng thành phần tâm lý trong cấu trúc tâm lý của sáng tạo. Trên cơ sở đó xác định thang đánh giá phù hợp đối với tiêu chí đã xác định. Phần này được trình bày kỹ ở mục tiêu chí và thang đánh giá.

+ Tổ chức cho sinh viên làm bài tập bao gồm các bước

- Nêu mục đích, yêu cầu, hướng dẫn cho sinh viên cách thức làm các bài tập.

- Phát các bài tập cho sinh viên làm trong khoảng thời gian nhất định có ghi trên mỗi bài tập.

- Thu lại kết quả làm bài tập của sinh viên.

+ Chấm kết quả làm bài tập của sinh viên, xử lý số liệu và đưa ra những kết luận về thực trạng cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa- Nhạc trường CĐSP Bình Thuận.

Một phần của tài liệu Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận (Trang 42)