Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sáng tạo của sinh viên Họa Nhạc trường CĐSP BT

Một phần của tài liệu Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận (Trang 84)

2 .3.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận

3.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sáng tạo của sinh viên Họa Nhạc trường CĐSP BT

-Nhạc trường CĐSP BT

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính sáng tạo của mỗi cá nhân như yếu tố gia đình, nhà trường, môi trường sống, năng khiếu, khả năng hoạt động của cá nhân...Trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ về sáng tạo, mã số B2005-75- 123 của tác giả Nguyễn Huy Tú cũng bàn về ảnh hưởng của yếu tố gia đình và môi trường sống đến tính sáng tạo của sinh viên. Trong yếu tố gia đình, tác giả đề cập đến yếu tố nghề nghiệp của cha mẹ. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã kết luận rằng đa số sinh viên sư phạm có cha mẹ là nông dân, sống ở nông thôn có mức sáng tạo thấp hơn các sinh viên khác là con của công nhân, viên chức sống ở thành thị.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến bầu không khí của gia đình, cách ứng xử của cha mẹ đối với con cái, năng khiếu

và hoạt động của cá nhân có ảnh hưởng như thế nào đến tính sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc. Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng trên đến mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc, chúng tôi tiến hành xây dựng hai chân dung sinh viên Họa-Nhạc có mức sáng tạo khá. Thông qua phỏng vấn sâu, quan sát quá trình học tập của các em và từ những nhận xét từ phía thầy cô, bạn bè cũng như nghiên cứu hồ sơ lý lịch của các em, tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố trên đến mức độ sáng tạo của các em. Trên cơ sở đó, chúng tôi rút ra những kết luận cần thiết cho việc bồi dưỡng, hình thành và phát triển tính sáng tạo. 3.4.1. Chân dung thứ nhất

Sinh viên Tr.Đ.T, ngành Họa-Nhạc, chỉ số sáng tạo 114, sinh ngày 12/2/1985, quê quán tại thôn 2, xã Tân Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Hoàn cảnh gia đình: bố mẹ đều làm nông, gia đình có 4 chị em, gia đình thuộc hộ nghèo. Tuy gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế nhưng gia đình em luôn động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để T học tập tốt. T nói: “Mỗi dịp em về nhà, bố mẹ em luôn động viên và chú ý đến việc học của em. bố em nói nếu chịu học bố em sẽ bán nhà cửa cho em học”. Trong gia đình, bố mẹ và các anh chị đều rất tôn trọng ý kiến của em, không ép buộc em làm một điều gì mà em không thích. Ngay cả việc chọn nghề tương lai bố mẹ chỉ khuyên bảo một phần nào đó còn quyết định cuối cùng là ở nơi T. Tâm sự với chúng tôi, em đã bày tỏ niềm hạnh phúc thực sự vì được sống trong gia đình của mình. Đồng thời, em cũng không hề mặc cảm vì mình xuất thân từ một gia đình nông dân, thuộc hộ nghèo. T nói: “Gia đình em chỉ khổ về vật chất thôi chứ tinh thần thì rất thoải mái, gia đình em sống rất đầm ấm”. Đồng thời, em cũng thích sống ở vùng nông thôn vì em cảm thấy tâm hồn thật bình yên và có nhiều cảm xúc để vẽ.

Về bản thân mình thì T tâm sự em rất thích vẽ và em xác nhận đây là một năng khiếu nổi bật của em. Em kể lúc ba tuổi em đã cầm bút để vẽ và lúc nào em cũng thích vẽ thậm chí quên cả việc học nên thường xuyên bị bố đánh vì chỉ thích vẽ mà không chịu học bài. Vì ở nông thôn nên em không có điều

kiện để theo học các lớp dạy vẽ cũng như tham gia các cuộc thi vẽ nhưng các phong trào làm báo tường chào mừng ngày 20-11 thì năm nào em cũng tham gia làm báo tường cho lớp và đều đoạt được giải thưởng cao.

Khi thi tuyển vào trường CĐSP Bình Thuận, điểm môn vẽ của em không cao. Em nói điểm số này không phản ánh hết năng khiếu của em và em giải thích rằng mình bị điểm thấp là do không tham gia các lớp học luyện thi vẽ. Vì gia đình khó khăn nên sau khi vào học ở trường CĐSP Bình Thuận em cũng không tham gia các lớp học vẽ. Tuy điểm thi đầu vào môn vẽ thấp nhưng kết quả học tập của em luôn đứng đầu lớp đặc biệt là môn vẽ. Em luôn tham gia các cuộc thi vẽ về chủ đề chào mừng các ngày lễ lớn, thi thiết kê lôgô cho trường do Đoàn trường tổ chức.

Đồng thời, em cũng cho rằng hoạt động vẽ rất cần thiết cho việc phát triển tính sáng tạo vì trong quá trình vẽ em luôn phải tập trung suy nghĩ để tìm ra những chủ đề mới cũng như các cách thức thể hiện chủ đề của bức vẽ và em yêu môn vẽ cũng vì ở đó là nơi để em gửi gắm những ý tưởng độc đáo, mới lạ.

Theo chúng tôi quan sát và những lời nhận xét của thầy cô, bạn bè thì T là một học trò ngoan, có cá tính, vui vẻ, hòa đồng, chăm học và rất đam mê vẽ. Em có nguyện vọng sau này là đi dạy vẽ ở trường và mở một phòng tranh để trưng bày các tác phẩm của mình và dạy vẽ cho các em nghèo có năng khiếu và đam mê vẽ. Em khẳng định cuộc đời của mình là sống để vẽ.

Một phần của tài liệu Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận (Trang 84)