So sánh các thành phần tâm lý trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường CĐSP BT.

Một phần của tài liệu Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận (Trang 78)

2 .3.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận

3.3.6.So sánh các thành phần tâm lý trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường CĐSP BT.

sinh viên Họa-Nhạc trường CĐSP BT.

Để tìm hiểu thành phần tâm lý nào chiếm ưu thế nổi trội cũng như thành phần tâm lý còn mờ nhạt trong cấu trúc tâm lý của sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc của trường CĐSP Bình Thuận, chúng tôi tiến hành so sánh các thành phần tâm lý nhằm tìm ra mô hình tâm lý đặc trưng trong cấu trúc của sáng tạo của sinh viên Họa- Nhạc.

Bảng 3.16: So Sánh thành phần tâm lý trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường CĐSP BT

Thành phần Mức độ (%) Thứ bậc Cao Khá Trung bình Thấp Kém Linh hoạt 50 37.5 12.5 0 0 1 Độc đáo 32.5 50 17.5 0 0 2 Nhạy cảm 20 42.5 25 10 2.5 3 Định nghĩa lại 7.5 17.5 67.5 7.5 0 5 Lưu loát từ ngữ 15 37.5 30 17.5 0 4 Khả năng tổ hợp 10 15 20 37.5 17.5 6

Lưu loát ý tưởng, liên tưởng

0 0 15 50 35 7

Tổng số mẫu 40

+ Nhận xét:

Số liệu trên cho thấy có sự không đồng đều mức độ biểu hiện của các thành phần trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc. Cụ thể là thành phần linh hoạt có mức độ cao và khá chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ là 87.5%, kế tiếp đó là thành phần độc đáo với tỷ lệ là 82.5%, vị trí tiếp theo là thành phần nhạy cảm với tỷ lệ là 62.5%, thành phần lưu loát từ ngữ với tỷ lệ là 52.5% ở vị trí thứ tư, ở vị trí thứ năm là khả năng tổ hợp và thành phần định

nghĩa lại với tỷ lệ đều là 25%, và vị trí cuối cùng là thành lưu loát ý tưởng, liên tưởng. Điều đặt biệt là không có sinh viên nào có thành phần lưu loát ý tưởng, liên tưởng ở mức cao và khá. Như vậy, thành phần lưu loát thể hiện ở sự lưu loát từ ngữ, lưu loát ý tưởng, liên tưởng và khả năng tổ hợp đều chiếm tỷ lệ thấp ở mức cao và khá. Điều này chứng tỏ thành phần lưu loát thể hiện tương đối mờ nhạt trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc.

Ở mức trung bình của thành phần lưu loát có số sinh viên đạt được tương với thành phần nhạy cảm, cao hơn so với thành phần linh hoạt, độc đáo và thấp hơn so với thành phần định nghĩa lại.

Ở mức thấp và kém của thành phần lưu loát thì sinh viên Họa-Nhạc có thành phần lưu loát ở hai mức này chiếm tỷ lệ rất cao, trong đó lưu loát trong ý tưởng, liên tưởng chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ trên 80%. Không có sinh viên Họa-Nhạc nào có thành phần linh hoạt và độc đáo ở mức thấp và kém, còn thành phần nhạy cảm và định nghĩa lại cũng có sinh viên đạt ở hai mức này nhưng với tỷ lệ không đáng kể. Có thể nhận thấy sự thể hiện các thành phần tâm lý trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường CĐSP Bình Thuận thông qua biểu đồ sau.

Biểu đồ 3.4: Cấu trúc tâm lí sáng tạo của sinh viên Họa - Nhạc trường CĐSP Bình Thuận

Như vậy, thông qua biểu đồ có thể nhận thấy có sự không đồng đều về mức độ biểu hiện của các thành phần tâm trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc. Trong đó, các thành phần có mức độ biểu hiện chiếm thế hơn các thành phần khác trong cấu trúc tâm lý sáng tạo là thành phần linh hoạt, thành phần độc đáo và thành phần nhạy cảm. Thành phần định nghĩa lại chỉ thể hiện ở mức trung bình trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc. Thành phần lưu loát thể hiện ở sự lưu loát từ ngữ, lưu loát ý tưởng, liên tưởng và khả năng tổ hợp có mức độ biểu hiện yếu nhất trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa - Nhạc.

Đồng thời chúng tôi cũng nghiên cứu tìm hiểu mối tương quan giữa các thành phần trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc. Thông qua số liệu xử lý bằng phần mềm SPSS, chúng tôi tính hệ số tương quan thứ hạng (tương quan Spearman) giữa các thành phần tâm lý trong cấu trúc tâm lý sáng tạo và nhận thấy có sự tương quan giữa các thành phần tâm lý trong cấu trúc sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc. Cụ thể là có sự tương quan giữa thành phần linh hoạt và lưu loát từ ngữ ( Sig = 0.046 < 0.05, với r = 0.317) , giữa thành phần linh hoạt với lưu loát ý tưởng, liên tưởng ( Sig = 0.004 < 0.01, với r = 0.451 ), có sự tương quan giữa lưu loát từ ngữ với lưu loát ý tưởng, liên tưởng (Sig = 0.049 < 0.05, với r = 0.313), có sự tương quan giữa thành phần độc đáo

và khả năng tổ hợp (Sig = 0.049 < 0.05 với r = 0.314). Như vậy, chỉ có sự tương quan giữa thành phần lưu loát với thành phần linh hoạt và tương quan giữa thành phần lưu loát với thành phần độc đáo. Sự tương quan giữa các thành phần này là tương quan thuận và không chặt chẽ lắm (r chỉ dao động từ 0.3 đến 0.4). Trong đó, sự tương quan giữa thành phần loát lưu loát ý tưởng và liên tưởng với thành phần linh hoạt là chặt hơn so với sự tương quan giữa thành phần lưu loát với thành phần độc đáo. Sự tương quan giữa các thành phần còn lại trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa- Nhạc thể hiện khá mờ nhạt.

+ Kết luận:

Có sự không đồng đều về mức độ biểu hiện của các thành phần tâm lý trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường CĐSP Bình Thuận. Kết luận này phù hợp với giả thuyết mà chúng tôi đã nêu ra.Trong đó, các thành phần biểu hiện nổi trội nhất là thành phần linh hoạt, thành phần độc đáo và thành phần nhạy cảm. Thành phần định nghĩa lại chỉ thể hiện ở mức trung bình trong cấu trúc tâm lý sáng tạo và thành phần lưu loát có sự biểu hiện thấp nhất so với các thành phần khác trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc. Có sự tương quan thuận, không chặt lắm giữa các thành phần trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc. Trong có, chỉ có sự tương quan giữa thành phần lưu loát với thành phần linh hoạt và thành phần độc đáo. Sự tương quan giữa các thành phần khác trong cấu trúc sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc thể hiện không rõ nét lắm.

3.3.7. So sánh cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc với sinh viên Toán-Tin và GDCD-Sử trường CĐSP BT theo VKT của Schoppe

Để tìm hiểu mô hình tâm lý sáng tạo đặc trưng của sinh viên Họa-Nhạc trường CĐSP Bình Thuận, chúng tôi tiến hành so sánh các thành phần tâm lý trong cấu trúc sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc sinh viên hai ngành Toán-Tin và GDCD-Sử thông qua số liệu ở bảng 3.17

Bảng 3.17: So sánh cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc với sinh viên Toán-Tin và GDCD-Sử theo VKT của Schoppe.

Mức độ (%) Sig

Cao Khá Trung bình Thấp Kém

Linh hoạt Toán-Tin 20 55 22.5 2.5 0

0.030 GDCD-Sử 37.5 47.5 10 5 0 Họa-Nhạc 50 37.5 12.5 0 0 Lưu loát từ ngữ Toán-Tin 10 20 52.5 17.5 0 0.153 GDCD-Sử 15 37.7 40 7.5 0 Họa-Nhạc 15 37.5 30 17.5 0 Lưu loát ý tưởng, liên tưởng Toán-Tin 0 0 0 50 50 0.012 GDCD-Sử 0 0 15 60 25 Họa-Nhạc 0 0 15 50 35 Độc đáo Toán-Tin 17.5 30 52.5 0 0 0.010 GDCD-Sử 22.5 50 27.5 0 0 Họa-Nhạc 32.5 50 17.5 0 0 Định nghĩa lại Toán-Tin 0 0 75 25 0 0.001 GDCD-Sử 2.5 2.5 77.5 17.5 0 Họa-Nhạc 7.5 17.5 67.5 7.5 0 Tổng số mẫu 120 + Nhận xét:

Thông qua số liệu ở bảng 3.17, chúng tôi nhận thấy rõ là có sự khác biệt ý nghĩa thông kê về mức độ biểu hiện của các thành phần trong cấu trúc tâm lý sáng tạo giữa sinh viên Họa-nhạc với sinh viên ở 2 ngành học là GDCD-Sử và Toán Tin. Cụ thể là có sự khác biệt ở 3 thành phần tâm lý giữa các ngành học bao gồm thành phần linh hoạt (Sig = 0.030 < 0.05), thành phần độc đáo (Sig = 0.010 < 0.05) và thành phần định nghĩa lại (Sig = 0.001< 0.05). Đối với thành phần lưu loát, chỉ có sự khác biệt về sự lưu loát trong ý tưởng, liên tưởng (Sig = 0.012 < 0.05) giữa các ngành học, không có sự khác biệt về thành phần lưu loát trong từ ngữ .

Xét ở từng thành phần một thì ở thành phần linh hoạt có sự khác biệt giữa sinh viên ngành Họa-Nhạc và Toán-Tin (Sig = 0.023 < 0.05). Thành phần lưu loát trong ý tưởng, liên tưởng có sự khác biệt giữa sinh viên ngành

Toán-Tin và sinh viên ngành GDCD-Sử (Sig = 0.012 < 0.05). Đối với thành phần độc đáo, có sự khác biệt giữa sinh viên ngành Họa-Nhạc và ngành Toán- Tin (Sig = 0.007 < 0.05). Còn ở thành phần định nghĩa lại, có sự khác biệt giữa sinh viên ngành Họa- Nhạc với sinh viên ngành Toán-Tin (Sig = 0.000 < 0.05) và giữa sinh viên ngành Họa-Nhạc với sinh viên ngành GDCD-Sử (Sig = 0.020 < 0.05). Có thể quan sát sự khác biệt giữa các thành phần tâm lý trong cấu trúc tâm lý của sáng tạo ở các ngành học thông qua biểu đồ sau đây.

Biểu đồ 3.5. So sánh cấu trúc tâm lý sáng tạo ở các ngành của trường CĐSP BT

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy trong 4 thành phần tâm lý trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc thì có tới 3 thành phần sinh viên Họa-Nhạc đạt ở mức cao và khá chiếm tỷ lệ cao hơn so với hai ngành còn lại. Trong thành phần lưu loát thì lưu loát trong từ ngữ là có sự tương đương giữa ba ngành. Ở lưu loát tưởng, liên tưởng thì sinh viên Họa-Nhạc có mức độ biểu hiện tốt hơn so với sinh viên ngành Toán-Tin thể hiện tỷ lệ sinh viên đạt ở mức cao và khá chiếm nhiều hơn.

Hầu như không có sinh viên Họa-Nhạc nào có các thành phần trong cấu trúc tâm lý sáng tạo. Nếu có thì chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với sinh viên ở hai ngành còn lại. Trong khi đó, sinh viên ở hai ngành học Toán-Tin và GDCD- Sử thì các thành phần tâm lý thể hiện ở chủ yếu mức trung bình và ở cả mức thấp, kém, trong đó sinh viên Toán-Tin chiếm tỷ lệ nhiều nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kết luận:

Trong năm thành phần thì có tới bốn thành phần trong cấu trúc tâm lý của sáng tạo là có sự khác biệt giữa các ngành học bao gồm thành phần linh hoạt, độc đáo, định nghĩa lại. Hầu như sinh viên Họa- Nhạc có sự nổi trội hơn về mức độ thể hiện của các thành phần tâm lý trong cấu trúc tâm lý của sáng tạo. Có sự khác biệt về mức độ biểu hiện của các thành phần tâm lý trong cấu trúc tâm lý sáng tạo giữa sinh viên Họa-Nhạc với cả sinh viên ở hai ngành Toán-Tin và GDCD-Sử. Trong đó, sự khác biệt về thành phần tâm lý trong cấu trúc tâm lý của sáng tạo của sinh viên ngành Họa-Nhạc với sinh viên Toán-Tin bao giờ cũng chênh lệch hơn so với sự chênh lệch giữa sinh viên ngành Họa-Nhạc với sinh viên ngành GDCD-Sử cả về số lượng lẫn mức độ.

Một phần của tài liệu Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận (Trang 78)