Phương pháp trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận (Trang 39)

2 .3.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận

2.4.2.Phương pháp trắc nghiệm

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng bộ test sáng tạo – ngôn ngữ (VKT) của Schoppe để đo thực trạng mức độ sáng tạo của sinh viên trường CĐSP Bình Thuận. Bộ test VKT này do Schoppe soạn thảo dựa trên quan điểm sáng tạo của nhà tâm lý học người Mỹ Guilford – xem xét sáng tạo dưới góc độ quá trình, đồng nhất sáng tạo với tư duy phân kỳ. Hiện nay bộ test sáng tạo này là một trong ba bộ trắc nghiệm được các nhà tâm lý học Đức khuyên dùng. Đồng thời, bộ test VKT cũng được xem là chuẩn để đo độ tin cậy kết quả của các trắc nghiệm khác về sáng tạo.

Bộ test VKT của Schoppe sử dụng chất liệu ngôn ngữ như là một phương tiện để đo mức độ sáng tạo. Vì thế bộ test này chỉ áp dụng với những đối tượng biết chữ và từ 15 tuổi trở lên, có năng lực phát triển ngôn ngữ đầy đủ. Tuy thế, bộ trắc nghiệm này không thiên về đo khả năng sáng tạo của ngôn ngữ mà nó đo năng lực sáng tạo nói chung.

Về cấu trúc, bộ test VKT của Schoppe được cấu tạo từ 9 tiểu test, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Cấu trúc test VKT của Schoppe

Số TT

Tiểu test Số Items

Thời gian thực hiện hiện mỗi Items (giây) Thời gian thực hiện mỗi tiểu test (phút) Tên viết tắt của tiểu test 1 Vĩ từ 2 90 3 VT 2 Đầu từ 2 90 3 ĐT 3 Câu bốn từ 2 150 5 CBT 4 Tìm đặt tên 10 5 TĐT 5 Tính chất giống nhau 2 90 3 GN 6 Tính tương tự 1 120 2 TT 7 Cách sử dụng không quen thuộc (lạ) 2 120 4 SDL 8 Tình huống không tưởng 2 240 8 KT

9 Tìm tên nhạo đùa 10 4 TĐN

Tổng thời gian làm test 37 phút

Bộ test VKT của Schoppe được trình bày trên 11 tờ giấy khổ A4. Trong đó, 9 tờ trình bày nội dung của 9 tiểu test. Tờ bìa ghi thông tin về nghiệm thể, cách đánh giá, trình bày kết quả chỉ số sáng tạo. Tờ còn lại là bảng hướng dẫn cách làm test cho nghiệm thể và những yêu cầu đối với nghiệm thể trong quá trình thực hiện test. Ở mỗi tờ trình bày nội dung của từng tiểu test thì trang trước hướng dẫn cách thực hiện từng tiểu test, trang sau trình bày nội dung của từng tiểu test và kết quả thực hiện của từng tiểu test tính theo số lượng các ý tưởng.

Về mặt kỹ thuật, test VKT có những đặc trưng của một test sáng tạo như: các Items của từng tiểu test có hiệu quả gây ngạc nhiên đối với nghiệm thể do nghiệm viên không cho nghiệm thể biết trước về nội dung cụ thể của từng tiểu test; thời gian giới hạn cho mỗi tiểu test là tương đối ngắn, sao cho giây phút loé sáng của trí tuệ do kích thích ngạc nhiên đủ để nghiệm thể cho ra nhiều ý tưởng, giải pháp càng mới lạ, độc đáo càng tốt; nghiệm thể phải tự ghi những giải pháp, ý tưởng của mình chứ không phải là lựa chọn các ý tưởng, giải pháp sẵn có.

Bộ test VKT của Schoppe chỉ thiên về đánh giá số lượng các ý tưởng được phát ra trong một khoảng thời gian nhất định, ít chú ý đến chất lượng của ý tưởng. Chính vì vậy bộ test VKT vẫn bị đánh giá là có dáng dấp của loại test tốc định, một loại test dành đo lường trí thông minh. Việc đánh giá bộ test VKT được tiến hành theo quan điểm lượng hóa. Cứ mỗi ý tưởng đúng, không trùng lắp thì cho một điểm. Số điểm này được cộng lại ra kết quả của từng tiểu test. Nếu tiểu test có hai Items thì số ý tưởng của mỗi cột ở từng Items được cộng chung lại ra kết quả của từng tiểu test.

Từ điểm thô của 9 tiểu test sẽ được trình bày và cộng lại thành 6 thành phần điểm do gộp điểm thô từ tiểu test 1 và tiểu test 2, tiểu test 3 và tiểu test 4. Từ 6 thành phần điểm thô này, tra cứu với bảng giá trị chuẩn của test VKT tương ứng với độ tuổi và trình độ của từng loại nghiệm thể. Từ đó sẽ 6 giá trị chuẩn tương ứng với 6 thành phần điểm thô. Lấy trung bình của 6 giá trị chuẩn này sẽ cho kết quả chỉ số sáng tạo của từng nghiệm thể. Cụ thể chỉ số sáng tạo được tính theo công thức sau:

CQ = GTCI-VI

6

Chỉ số sáng tạo (CQ) nằm trong khoảng từ 70 đến 130. Dựa vào chỉ số này, chia sáng tạo thành 5 mức độ sau:

Bảng 2.2: Phân loại mức độ sáng tạo dựa trên CQ theo test VKT của Schoppe

1 Cao 126 – 130

2 Khá 111 – 125

3 Trung bình 91 – 110

4 Thấp 76 – 90

5 Kém 70 – 75

Ưu điểm nổi trội trong đánh giá sáng tạo của test VKT của Schoppe là mang tính khách quan cao, cho phép thu thập số liệu gần với số liệu của một test khách quan. Test VKT được đánh giá có tính khách quan nằm giữa các test khách quan và test phóng chiếu. Mức độ khách quan của test VKT phụ thuộc vào tiêu chuẩn phân định tính hợp lý, đúng sai của từng trả lời. Ngoài ra tính khách quan của test VKT còn có thể kiểm tra được thông qua việc đánh giá của hai hoặc nhiều người như nhà nghiên cứu, giáo viên, nghiệm viên. Các kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy có sự tương đồng về kết quả đánh giá của nhà nghiên cứu, giáo viên và nghiệm viên nằm trong khoảng 0,82 – 0.93 và có thể tăng lên 0.93 – 0,97.

Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm chật hẹp về sáng tạo vì đồng nhất sáng tạo với tư duy phân kỳ và chỉ xem xét khía cạnh số lượng của ý tưởng nên bộ test VKT của Schoppe không đo một cách đầy đủ các khía cạnh tâm lý khác liên quan đến sáng tạo mà chỉ đề cập sáng tạo dưới góc độ tư duy. Nhược điểm thứ hai của test VKT là nó khó đạt được tính cân bằng văn hoá do sử dụng chất liệu ngôn ngữ làm phương tiện để đo lường tính sáng tạo.

Một phần của tài liệu Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận (Trang 39)