Cấu trúc tâm lý sáng tạo thể hiện thông qua một số bài tập bổ sung

Một phần của tài liệu Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận (Trang 46)

2 .3.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận

2.5.2.Cấu trúc tâm lý sáng tạo thể hiện thông qua một số bài tập bổ sung

Thành phần này được đo bằng việc dùng 12 nét vẽ đường thẳng bằng nhau để tạo thành các hình vuông và hình tam giác có chung cạnh – “ Bài tập 1”. Căn cứ vào số lượng các hình vuông và tam giác để đánh giá thành phần linh hoạt trong cấu trúc tâm lý sáng tạo.

Thang đánh giá : mỗi một hình cho một điểm

Phân loại mức độ của thành phần linh hoạt: dựa vào điểm trung bình, số trung vị, số lớn nhất, số bé nhất, độ lệch chuẩn để đánh giá thành phần linh hoạt thành 5 mức độ sau: - Mức Cao : 37 – 54 điểm - Mức Khá: 29 – 36 điểm - Mức Trung bình : 21 – 28 điểm - Mức Thấp : 13 – 20 điểm - Mức Kém : 5 – 12 điểm 2.5.2.2. Thành phần lưu loát

Thành phần này được đánh giá dựa trêntiêu chí lưu loát trong ý tưởng và năng lực tổ hợp nhanh chóng tạo ra ý tưởng mới. Lưu loát trong ý tưởng được đo thông qua việc tạo ra các hình mới từ các nét vẽ cho trước – “Bài tập 2”. Năng lực tổ hợp nhanh chóng để tạo nên ý tưởng mới được đo bằng khả năng kết hợp năm hình tròn cho trước để tạo nên một hình mới – “Bài tập 3”.

Thang đánh giá: mỗi một hình cho một điểm

Phân loại mức độ của thành phần lưu loát dựa vào số trung bình, số trung vị, điểm số lớn nhất, điểm số nhỏ nhất, độ lệch chuẩn chia thành 5 mức độ cụ thể như sau:

+ Lưu loát trong ý tưởng

- Mức Cao: 23 – 31 điểm - Mức Khá: 19 – 22 điểm

- Mức Trung bình: 15 – 18 điểm - Mức Thấp: 11 – 14 điểm

+ Khả năng tổ hợp - Mức Cao: 12 – 14 điểm - Mức Khá: 10 - 11 điểm - Mức Trung bình: 8 – 9 điểm - Mức Thấp: 6 – 7 điểm - Mức Kém: 4 – 5 điểm 2.5.2.3. Thành phần nhạy cảm

Thành phần này được đánh giá dựa trên ba tiêu chí: phát hiện ra sai lầm, mâu thuẫn, thiếu hợp lý của vấn đề, nhận ra sự thiếu hụt, bổ sung các yếu tố mới để cấu trúc lại sự vật, hiện tượng hay vấn đề để làm cho chúng trở nên hoàn thiện hợp lý hơn – “Bài tập 4”

Thang đánh giá thành phần nhạy cảm biểu hiện như sau :

- Phát hiện ra mâu thuẫn, sai lầm: mỗi một phát hiện đúng cho một điểm, điểm tối đa là 4 điểm.

- Nhận ra sự thiếu hụt: mỗi chi tiết được một điểm, điểm tối đa là 3 điểm. - Bổ sung những chi tiết mới: mỗi chi tiết cho một điểm.

Phân loại mức độ của thành phần nhạy cảm dựa vào số trung bình, trung vị, điểm số lớn nhất, điểm số nhỏ nhất, độ lệch chuẩn chia làm 5 mức độ cụ thể như sau: - Mức Cao: 15 – 17 điểm - Mức Khá: 12 – 14 điểm - Mức Trung bình: 9 – 11 điểm - Mức Thấp: 6 – 8 điểm - Mức Kém: 3 – 5 điểm

Chương 3

Một phần của tài liệu Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận (Trang 46)