Thành phần linh hoạt

Một phần của tài liệu Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận (Trang 64)

2 .3.1 Giai đoạn nghiên cứu lý luận

3.3.1. Thành phần linh hoạt

Thành phần thể hiện ở tính linh hoạt thích ứng và linh hoạt bột phát. Thành phần linh hoạt bột phát được thể hiện cụ thể thông qua tiểu test sáng tạo 7 – “ Cách sử dụng không quen thuộc (lạ)” trong test VKT của S.Choppe. Đồng thời, chúng tôi cũng xây dựng một bài tập (bài tập 1) để đo mức độ linh hoạt thích ứng của sinh viên Họa-Nhạc. Mức độ linh hoạt trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc được biểu hiện cụ thể thông qua số liệu của bảng 3.8 và 3.9.

Bảng 3.8: Mức độ linh hoạt trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường CĐSP BT theo VKT của Schoppe

Chỉ số linh hoạt bột phát Trung bình 121.85 Trung vị 126.00 Độ lệch chuẩn 8.93 Số bé nhất 100.00 Số lớn nhất 130.00 Mức độ linh hoạt bột phát ( %) Cao 50 Khá 37.5 Trung bình 12.5 Thấp 0 Kém 0 Tổng số mẫu 40 + Nhận xét:

Thông qua số liệu của bảng 3.8 có thể nhận thấy rằng chỉ số linh hoạt trung bình của sinh viên Họa-Nhạc là 121.85. Chỉ số này của thành phần linh hoạt là tương đối cao so với chuẩn là 130.00. Có 50% số sinh viên Họa-Nhạc có chỉ số linh hoạt đạt 126.00. Chỉ số linh hoạt thấp nhất của sinh viên Họa-

Nhạc là 100.00 và chỉ số linh hoạt cao nhất mà sinh viên Họa-Nhạc đạt được là 130.00, là chỉ số cao nhất so với chuẩn của test VKT. Dựa vào độ lệch chuẩn, chúng tôi nhận thấy chỉ số linh hoạt của sinh viên ít có sự phân hóa. Điều này chứng tỏ, thành phần linh hoạt thể hiện tương đối đồng đều giữa các sinh viên.

Nhìn chung, một nửa sinh viên Họa- Nhạc được điều tra có tính linh hoạt bột phát xếp mức cao. Đứng thứ hai là tỷ lệ sinh viên Họa-Nhạc có tính linh hoạt ở mức khá, chiếm tỷ lệ là 37.5%. Tiếp theo đó là số lượng sinh viên Họa-Nhạc có mức linh hoạt ở loại trung bình chiếm tỷ lệ tương đối thấp với tỷ lệ là 12.5%. Điều đặc biệt nhận thấy rõ là không có sinh viên Họa-Nhạc nào có thành phần linh hoạt ở mức thấp và kém.

Chúng tôi cũng tìm hiểu kỹ thành phần linh hoạt bột phát thông qua việc nghiên cứu cụ thể bài làm của sinh viên Họa-Nhạc ở tiểu test 7 của VKT. Sau khi tổng hợp các bài làm của sinh viên Họa-Nhạc, chúng tôi thấy rằng, đa số các em nêu đã nêu được rất nhiều cách sử dụng không quen thuộc của hộp sữa rỗng và sợi dây. Lấy ví dụ như bài làm của em Ng.Ph.H.S. em đã nêu các cách sử dụng khác nhau của hộp sữa rỗng dùng để đựng vật gì đó như gia vị, nước, viết; dùng để trang trí như làm khung hình, làm hoa, làm bàn ghế; làm đồ chơi như làm lồng đèn, làm trống; dùng làm quấn áo; làm đồ trang sức;

làm đồ cột tóc; làm dao gọt và dùng để trồng hoa. Còn đối với sợi dây thì em

nêu ra những cách sử dụng như: dùng để cột tóc, cột đồ vật, cột giày, làm đồ trang sức như thắt lưng, dây chuyền, vòng đeo tay, nhẫn, làm đồ chơi nhảy

dây, làm đồ trang trí như kết hoa, khắc chữ, dùng để cổ vũ, làm đồ lưu niệm.

Như vậy, tính linh hoạt bột phát, của sinh viên Họa-Nhạc được thể hiện rất tốt thông qua việc các em nêu được nhiều cách sử dụng khác lạ của một đồ vật cho trước ở nhiều khía cạnh khác nhau dù có một số cách sử dụng chỉ là mới lạ so với kinh nghiệm của các em. Ở tiểu test này sinh viên Toán-Tin và GDCD- Sử chỉ liệt kê một cách sử dụng với nhiều đồ vật khác nhau, ví dụ như đối với hộp sữa rỗng, các em nêu các sử dụng của nó là đựng đồ vật và

liệt kê ra các cách dựng các đồ vật khác của hộp sữa rỗng như dùng để đựng nước, dùng đựng bột ngọt, tiêu, tỏi, ớt, đường, nước nắm… hay dùng để đong gạo, một cách sử dung khá phổ biến.

Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành đo thành phần linh hoạt thích ứng của sinh viên Hoạ-Nhạc thông qua việc tiếp cận với phù hợp với một vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể tìm hiểu thành phần này thông qua kết quả làm bài tập 1 ở bảng số liệu sau.

Bảng 3.9: Mức độ linh hoạt trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc thông qua bài tập bổ sung

Chỉ số linh hoạt thích ứng Trung bình 25.00 Trung vị 23.00 Độ lệch chuẩn 13.75 Số bé nhất 5.00 Số lớn nhất 54.00 Cao 20 Khá 5 Trung bình 35 Thấp 27.5 Kém 12.5 Tổng số mẫu 40 + Nhận xét:

Quan sát số liệu ở bảng 3.9, chúng tôi nhận thấy mức độ của thành phần linh hoạt thích có sự phân hoá rất rõ nét so với linh hoạt bột phát. Thành phần linh hoạt tích ứng thể hiện ở cả 5 mức độ. Trong đó, từ mức độ trung bình trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ là 60%. Tuy nhiên, số sinh viên Họa-Nhạc có tính linh hoạt thích ứng ở mức độ thấp và kém chiếm tỷ lệ khá cao, tương đương với mức trung bình. Trong khi đó, ở thành phần linh hoạt bộc phát thì không có sinh viên nào có mức thấp và kém.

+ Kết luận:

Trong thành phần linh hoạt của sinh viên Hoạ-Nhạc, linh hoạt thích ứng biểu hiện không tốt so linh hoạt bột phát. Tuy nhiên, trong thành phần

linh hoạt thích ứng thể hiện thông qua khả năng tiếp cận đồ vật từ các khía cạnh khác nhau của sinh viên Họa-Nhạc là tương đối tốt bởi vì các em đều sắp xếp được vừa cả hình vuông và hình tam giác ở dưới các góc độ khác nhau mặc dù với số lượng các hình là không nhiều. Điều này có thể là do chúng tôi yêu cầu sinh viên làm bài tập này trong thời gian ngắn nên hạn chế việc dựng hình của các em. Do vậy, các em không thể có tìm ra được nhiều phương án để lựa chọn một phương án có nhiều hình nhất.

3.3.2. Thành phần lưu loát

Thành phần lưu loát trong cấu trúc tâm lý sáng tạo thể hiện sự lưu loát trong từ ngữ; lưu loát trong ý tưởng, liên tưởng và khả năng tổ hợp. Mức độ loát trong từ ngữ được đo thông qua hai tiểu test 3 – “Câu bốn từ” và tiểu test 4 – “Tìm đặt tên”. Mức độ lưu loát trong ý tưởng và liên tưởng được đo thông qua hai tiểu test 5- “Tính chất giống nhau” và tiểu test 6 – “Tính tương tự”. Chúng tôi cũng nghiên cứu khả năng tổ hợp và lưu loát trong ý tưởng của sinh viên Họa-Nhạc bằng hai bài tập bổ sung. Có thể nhận thấy thành phần lưu loát trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc thông qua các bảng số liệu sau.

Bảng 3.10: Thành phần lưu loát trong cấu trúc tâm lý của sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc theo VKT của Schoope

Thành phần

Lưu loát từ ngữ Lưu loát ý tưởng, liên tưởng

Trung bình 109.88 85.53 Trung vị 111.50 79.00 Độ lệch chuẩn 15.26 8.89 Số bé nhất 76.00 70.00 Số lớn nhất 130.00 104.00 Thành phần Mức độ lưu loát (%) Cao Khá Trung bình Thấp Kém Lưu loát từ ngữ 15 37.5 30 17.5 0

Lưu loát ý tưởng, liên tưởng

0 0 15 50 35

Tổng số mẫu 40

+ Nhận xét:

Nhìn vào bảng 3.10 cho thấy chỉ số trung bình của thành phần lưu loát trong từ ngữ cao hơn so với chỉ số trung bình của thành phần lưu loát trong ý tưởng và liên tưởng (109.88 so với 85.53). Ngoài ra, chỉ số cao nhất của thành phần lưu loát từ ngữ cũng đạt ở chỉ số tuyệt đối là 130.00. Trong khi đó, chỉ số cao nhất của thành phần lưu loát trong ý tưởng và liên tưởng không đạt ở chỉ số tuyệt đối. Đồng thời, cả hai chỉ số thấp nhất của hai thành phần lưu loát trên hầu như gần bằng với chỉ số thấp nhất trong chuẩn của test VKT.

Ngoài ra, mức độ lưu loát trong từ ngữ và trong ý tưởng, liên tưởng cũng khác nhau. Có khoảng 40% sinh viên Họa-Nhạc có mức độ lưu loát từ ngữ ở mức cao và khá trong khi đó ở hai mức này không có sinh viên Họa- Nhạc nào đạt được đối với thành phần lưu loát trong ý tưởng và liên tưởng. Khoảng gần một nửa sinh viên Họa-Nhạc có tính lưu loát trong từ ngữ ở mức trung bình và kém, không có mức thấp. Song, ở thành phần lưu loát trong ý tưởng và liên tưởng có 65% sinh viên đạt ở mức trung bình và thấp. Đặc biệt, số sinh viên đạt ở mức kém với tỷ lệ tương đối cao (35%). Có sự khác biệt rõ

nét về mặt thống kê giữa hai thành phần này (Sig = 0.037<0.05). Thành phần lưu loát trong từ ngữ của sinh viên Họa-Nhạc tốt hơn so với thành phần lưu loát trong ý tưởng, liên tưởng.

Thông qua nghiên cứu bài làm ở tiểu test 3 và 4 của VKT chúng tôi nhận thấy thành phần lưu loát trong từ ngữ của các em Họa-Nhạc không tốt bằng các em ngành GDCD-Sử, mặc dù không có sự khác biệt về mặt thống kê ở thành phần này. Thường thì các em GDCD-Sử thay đổi trật tự các câu trong khi đó các em Họa-Nhạc lại có xu hướng tạo thành các câu mới. Ở tiểu test “Tìm đặt tên thì sinh viên Họa-Nhạc thường tìm đặt những cơ quan tổ chức, các phòng, công ty mới lạ không có trong thực tế còn sinh viên GDCD-Sử lại thường đặt những tên mang tính phổ biến.

Đối với thành phần lưu loát trong ý tưởng, liên tưởng, khi nghiên cứu bài làm tiểu test 5 và 6 của sinh viên Họa-Nhạc, chúng tôi nhận thấy rằng lưu loát trong ý tưởng của các em thể hiện tốt hơn so với lưu loát trong liên tưởng. Có thể do lưu loát trong ý tưởng đo ở tiểu test 5 liên quan đến hình ảnh, không gian nên các em làm tốt hơn. Trong khi đó tiểu test 6 đo thành phần liên tưởng thì lại liên quan đến vốn từ ngữ của các em nhiều hơn nên các em thể hiện thành phần này không tốt.

Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu thêm thành phần lưu loát trong ý tưởng thông qua bài tập 2 để xem có sự khác biệt gì trong cách thể hiện thành phần này ở hai phương tiện là ngôn ngữ và hình vẽ. Thành phần lưu loát trong ý tưởng biểu hiện thông qua hình vẽ được thể hiện ở bảng 3.11

Bảng 3.11: Thành phần lưu loát ý tưởng trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc thông qua bài tập bổ sung

Chỉ số lưu loát ý tưởng Trung bình 15.35 Trung vị 15 Độ lệch chuẩn 5.44 Số bé nhất 7 Số lớn nhất 31 Mức độ lưu loát ý Cao 10 Khá 12.5 Trung bình 32.5 Thấp 25 Kém 20 Tổng số mẫu 40

Từ số liệu của bảng 3.11 nhận thấy điểm số trung bình của thành phần lưu loát trong ý tưởng là 15.35 và có hơn 50% số sinh viên Họa-Nhạc có điểm số là 15. Đồng thời điểm số cao nhất mà sinh viên đạt được là 31 và điểm số thấp nhất là 7. Như vậy, ở thành phần lưu loát trong ý tưởng được chúng tôi đo thông qua các hình vẽ của sinh viên, cho thấy cùng có sự phân hóa về điểm số rất cao ở thành phần này.

Thông qua điểm số trên có thể đánh giá mức độ lưu loát trong ý tưởng của sinh viên Họa-Nhạc. Tỷ lệ sinh viên đạt mức độ cao và khá đối với thành phần lưu loát ý tưởng chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ trên 20% và tỷ lệ ở hai mức là tương đương nhau. Có khoảng hơn 70% số sinh viên đạt ở mức ba mức là trung bình, thấp và kém. Trong đó mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba mức và cũng là tỷ lệ cao nhất trong các mức độ của thành phần lưu loát trong ý tưởng.

Như vậy, thành phần lưu loát ý tưởng thể hiện bằng hình ảnh tốt hơn so với thể hiện thành phần này bằng ngôn ngữ. Tuy nhiên, mức độ thể hiện của thành phần lưu loát ý tưởng vẫn thể hiện không nổi trội hơn so với thành phần

lưu loát trong từ ngữ cũng như các thành phần khác trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc.

Khả năng tổ hợp là một dấu hiệu quan trọng thể hiện thành phần lưu loát trong cấu trúc tâm lý của sáng tạo. Chúng tôi nghiên cứu thành phần này thông qua bài tập 3 để tìm hiểu sâu thêm thành phần lưu loát trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc. Khả năng tổ hợp của sinh viên Họa- Nhạc trường CĐSP Bình Thuận được mô tả ở bảng 3.12

Bảng 3.12: Khả năng tổ hợp trong cấu trúc tâm lý của sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc thông qua bài tập bổ sung

Chỉ số tổ hợp Trung bình 7.75 Trung vị 7.00 Độ lệch chuẩn 2.72 Số bé nhất 4 Số lớn nhất 14 Mức độ tổ hợp Cao 10 Khá 15 Trung bình 20 Thấp 37.5 Kém 17.5 Tổng số mẫu 40

Số liệu bảng 3.12 cho biết điểm số trung bình mà sinh viên Họa-Nhạc đạt được là 7.75 và có một nửa sinh viên có điểm số đạt dưới 7 điểm. Đồng thời điểm số cao nhất mà sinh viên đạt được là 14 và điểm số thấp nhất là 4.

Từ điểm số trên, có thể đánh giá khả năng tổ hợp của sinh viên Họa- Nhạc. Cụ thể là mức độ tổ hợp có tỷ lệ sinh viên cao nhất là mức thấp với tỷ lệ là 37.5%, tiếp đó mức trung bình có tỷ lệ là 20%, tiếp đến là mức kém với tỷ lệ là 17.5%. Cũng giống hai thành phần lưu loát trong ý tưởng và lưu loát trong ý tưởng trong thành phần lưu loát đã phân tích trên mức cao và khá có tỷ lệ sinh viên đạt được là thấp. Như vậy, hầu như khả năng tổ hợp của sinh viên Họa-Nhạc tập trung ở ba mức trung bình, thấp và kém.

+ Kết luận:

Thành phần lưu loát trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa- Nhạc hiện ở sự lưu loát từ ngữ; lưu loát ý tưởng, liên tưởng và khả năng tổ hợp thể thì thành phần lưu loát từ ngữ thể hiện tốt nhất. Hai thành phần còn lại là khả năng tổ hợp và lưu loát ý tưởng, liên tưởng có mức độ thể hiện tương đương nhau và đều ở dưới mức trung bình là chủ yếu. Tuy nhiên nhìn chung cả ba thành phần này đều thể hiện khá thấp, điều này có nghĩa thành phần lưu loát là thành phần thể hiện không nổi trội so với các thành phần khác trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc. Đồng thời, đây cũng là thành phần có mức độ phân hóa rõ nét nhất so với các thành phần khác trong cấu trúc tâm lý sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc.

3.3.3. Thành phần độc đáo

Chúng tôi cứu sử dụng tiểu test 8 – “Tình huống không tưởng” trong test VKT của Schoppe để đo thành phần độc đáo trong cấu trúc tâm lý của sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường CĐSP Bình Thuận. Thành phần tâm lý này được phân tích thông qua số liệu của bảng 3.13 sau đây.

Bảng 3.13: Thành phần độc đáo trong cấu trúc tâm lý của sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc.

Chỉ số độc đáo Trung bình 111.15 Trung vị 120.00 Độ lệch chuẩn 10.95 Số bé nhất 92 Số lớn nhất 130.00 Mức độ độc đáo Cao 32.5 Khá 50 Trung bình 17.5 Thấp 0 Kém 0 Tổng số mẫu 40

+ Nhận xét:

Số liệu ở bảng 3.13 thể hiện rõ chỉ số trung bình của thành phần độc đáo ở sinh viên Họa-Nhạc là 118.15. Đây là chỉ số tương đối cao so với chuẩn cao nhất là 130.00. Có khoảng 50% số sinh viên Họa-Nhạc có chỉ số độc đáo cao hơn 120.00. Chỉ số độc đáo thấp nhất mà sinh viên Họa-Nhạc đạt được là 92 và chỉ số độc đáo cao nhất là 130.00

Về mức độ của thành phần độc đáo thì có tới hơn 80% sinh viên Họa- Nhạc đạt mức cao và khá, trong đó mức cao là 32.5% và mức khá là 50%.

Một phần của tài liệu Mức độ sáng tạo của sinh viên Họa-Nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Bình Thuận (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w