5. Bố cục của luận văn
3.2.1.2. Cách sử dụng từ “đang” để chuyển dịch thể tiếp diễn
Nghĩa thời và thể như trên đã nêu cho biết “đang” được vận dụng để chuyển dịch thể tiếp diễn trong cả khung thời gian hiện tại, quá khứ và tương lai. Đối chiếu các ví dụ sau:
(315) Some of Japan’s largest construction companies are planning
underground cities. (Một số công ty lớn nhất của Nhật đang quy hoạch những thành phố trong lòng đất.)
(316) Someone was coming from behind, but Kien did not turn around. (Đằng sau có tiếng chân ai đó đang đi tới, nhưng Kiên không ngoảnh lại.)
(317) You’ll recognise her when you see her. She’ll be wearing a yellow hat. (Bạn sẽ nhận ra cô ta khi bạn gặp cô ấy. Cô ta sẽ đang đội một chiếc nón màu vàng.)
Từ đang trong tiếng Việt có thể được thay thế bởi đương mà ý nghĩa không thay đổi. Chẳng hạn như các câu:
(318) Loan hơi thất vọng vì thấy cái mừng của Dũng có vẻ tự nhiên, chứ không phải cái mừng kín đáo, e lệ của một người đương yêu.
(319) Nàng mê man như đương ở trong giấc mơ.
(320) Mấy đứa trẻ nhà quê trần truồng và đen sạm đương chơi khăng ở vệ đường.
Nhìn vào cấu trúc hình thức của thể tiếp diễn trong tiếng Anh cũng đủ cho ta biết được sự kiện nó diễn tả là ở hiện tại, quá khứ hay tương lai nhờ vào sự biến đổi hình thái của be. Nhưng từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái. Do đó, khi đang (cũng như đương) diễn tả một sự kiện trong quá khứ, trong câu thường xuất hiện thêm một trạng ngữ chỉ thời gian quá khứ như hôm qua, hồi đó, ngày ấy, v.v… Ví dụ:
(322) Một lần, chàng đang ngồi làm việc ở bàn giấy thì nghe tiếng vợ tắm cho đứa bé ở trong buồng.
(323)Một tuần sau, tôi đang qua chợ Cửa Nam, bỗng nghe thấy tiếng gọi. Thậm chí người Việt còn sử dụng kết hợp cả cấu trúc đã đang để thể hiện sự kiện đang tiếp diễn trong quá khứ. Ví dụ:
(324) Lúc ấy cây cối đã đương đổi lộc, quanh hồ như vẽ một cảnh tiêu sơ
[24, tr.106].
(325) Tôi đến, nó đã đang ăn cơm rồi [23, tr.107].
Ở khung thời gian tương lai, thể tiếp diễn của tiếng Anh kết hợp với trợ từ tình thái “will”. Tương tự như vậy, để chuyển dịch hình thức này tiếng Việt sử dụng kết cấu “sẽ đang” như trong ví dụ (317) ở trên.
Từ đang khi được dùng để chuyển dịch thể tiếp diễn vẫn đảm bảo những ý nghĩa cơ bản của thể ấy. Tức là ý nghĩa đang trong tiến trình của sự kiện.
Trong tiếng Việt, ý nghĩa tiếp diễn, chưa hoàn thành của đang được coi là ý nghĩa bất biến thể. Nó hoàn toàn ổn định với mọi trường hợp xuất hiện của đang. Theo V. X. Panfilov, cách xác định nghĩa bất biến thể của đang là dùng cấu trúc phủ định có sự tham gia của từ này. Ví dụ: cấu trúc “Nó đang đi” có hai hình thái phủ định: 1) Nó chưa đi; và 2) Nó không còn đi nữa. Hình thái đầu tiên diễn tả hành động vẫn chưa bắt đầu, còn hình thái thứ hai diễn tả hành động không còn tiếp diễn nữa, và như vậy thì nghĩa của từ đang chính là hạn định hành động trong một đoạn thời gian nào đó. [18, tr.110]
Từ đang cũng có khi thể hiện ý nghĩa hạn định đối với một sự tình. Điều này có nghĩa sự tình được diễn tả bởi đang chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định, chỉ là tạm thời và sẽ có lúc chấm dứt. Nó tương đương với ý nghĩa tạm thời (temporary) của thể tiếp diễn trong tiếng Anh. Đối chiếu các câu sau:
(326) She is staying with her sister at the moment until she finds somewhere to live. (Hiện tại, cô ấy đang ở cùng chị gái cho đến khi cô ấy tìm được chỗ ở.)
(327) We usually grow vegetables in our garden but this year we aren’t growing any. (Chúng tôi thường trồng rau trong vườn nhưng năm nay chúng tôi
Cũng có khi đang lại không xuất hiện trong các câu chuyển dịch từ thể tiếp diễn của tiếng Anh như những trường hợp dưới đây:
(328) The cold and uncaring winds were shaking the tops of the eucalyptus trees behind the house. (Những ngọn gió lạnh lẽo vô định [đang] làm nghiêng ngả
ngọn phi lao nhô lên sau mái nhà.)
(329) Water was running down noisily from the slopes. (Nước [đang] tràn
từ núi xuống réo ồ ạt.)
(330) It was nearing the end of May. ([đang] Gần cuối tháng năm.)
Trong tiếng Việt, đang thường không được sử dụng nếu người nói không muốn nhấn mạnh ý nghĩa tiếp diễn của sự kiện; khi hoạt động hay đặc điểm được miêu tả như những hoạt động, đặc điểm nói chung; hoặc khi biểu thị những sự tình mang tính toàn thời. Thực ra những ví dụ trên vẫn có thể xuất hiện thêm phó từ
đang mà không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc ngữ pháp cũng như ý nghĩa được diễn tả. Song có lẽ các tác giả của những câu nói trên lược bỏ từ phụ đang trước các động từ trung tâm vì muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa diễn tả ở các động từ chính. Lúc này họ cho rằng nội hàm của các động từ chính là lớn, ý nghĩa của chúng là mạnh nên dĩ nhiên sự xuất hiện của đang (thành tố phụ đứng trước động từ trung tâm) là không cần thiết nữa. Có thể nói, ý định của các tác giả là miêu tả đặc điểm hiện hữu tại thời điểm đang được đề cập. Nếu xét trong cả một văn bản, chúng như có tác dụng dàn cảnh cho sự xuất hiện của các sự kiện sau đó. Đây là nét tiêu biểu trong phong cách chuyển dịch những câu chuyện ngụ ngôn từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Những câu sau đây đều xuất hiện ở đầu những câu chuyện ngụ ngôn song ngữ Anh-Việt.
(331) Two roosters were fighting by a heap of dung. (Hai con gà trống [đang] đánh nhau ở bãi rác.)
(332) A wholf was choking on a bond and could not cough it up. (Một con sói [đang] bị hóc xương và không khạc ra được.)
(333) A peacock and a crane were arguing about which of them was the most important. (Một con công và một con sếu [đang] tranh luận xem ai trong số họ là quan trọng hơn cả.)
Xét tiếp trường hợp phó từ đang trong hai câu sau:
(334) One day, Jack was driving his small, red car through a town when a very young policeman stopped him. (Một hôm Jack đang lái xe qua thành phố thì
một viên cảnh sát còn rất trẻ ngừng xe của anh ta lại.)
(335) A lean and hungry wolf was roaming around outside a village, when he met a sleek, well-fed dog. (Một con sói gầy còm và đói ăn đang lang thang ở ven làng thì gặp một con chó mỡ màng được nuôi dưỡng tốt.)
Chức năng của đang ở đây cũng giống chức năng của thể tiếp diễn trong tiếng Anh. Nó dùng để kết nối hai sự kiện riêng biệt nằm ở hai mệnh đề khác nhau trong cùng một câu. Cấu trúc đang…thì cũng thể hiện sự kết hợp của hai sự kiện với ý nghĩa tương tự. Trong cuốn cách dùng hư từ tiếng Việt, Hoàng Trọng Phiến có nhận xét: “Đang biểu thị tính đồng thời của hai hành động. Đang luôn đi kèm với hành động thứ nhất. trường hợp này không quan tâm đến quá khứ hay tương lai. Tính thời gian có thể được danh từ thời gian biểu hiện.” Ví dụ:
(336) Giữa lúc ba cha con chị đang ăn cơm ở hiên nhà thì thằng giám Tuân dẫn lính tới.
(337) Nó đang cui cúi leo lên cái dốc chùa thì gặp mẹ con cô Cún đi gánh nước về.
Tuy nhiên, phó từ đang trong cấu trúc đang…thì trong tiếng Việt có hai nét khác biệt đối với thể tiếp diễn của tiếng Anh. Thứ nhất, từ đang có thể xuất hiện ở cả hai mệnh đề. Ví dụ:
(338) Hôm qua Giáp đang đi thì gặp Bích đang đứng bên vệ đường. [20, tr.88]
Thứ hai, ngoài ý nghĩa thời - thể, cấu trúc đang…thì còn biểu thị ý nghĩa tình thái. Trần Kim Phượng có nêu rằng: “Ý nghĩa tình thái của đang còn biểu hiện khá rõ trong cấu trúc đang A thì B, khi đang đứng trước vị ngữ đồng chức hoặc vị ngữ của một vế của câu ghép. Nếu gọi sự kiện được đánh dấu bằng đang
là A và sự kiện còn lại là B, ta sẽ có A là cái nền chung cho sự xuất hiện của sự kiện B, và ngược lại, sự kiện B thường làm thay đổi tình trạng nói ở A.”. Tác giả này có đưa ra một số ví dụ minh họa như sau:
(339) Chào bà xã đội! Đang nằm lơ mơ, hùng bật người khỏi võng đứng dậy.
(340) Cuộc tình đang dâng đễn tột đỉnh thì bỗng một đêm, Hợi phát hiện ra anh ta đã có vợ. [23, tr. 113]
Cũng như vậy, các cấu trúc đang…bỗng, đang…chợt trong các câu chuyển dịch dưới đây vừa thể hiện ý nghĩa thời-thể vừa bộc lộ ý nghĩa tình thái:
(341) One day, he was walking near the river with his friends when he slipped and fell in. (Một hôm, anh ta đang cùng bạn bè đi chơi ven sông bỗng
trượt chân ngã xuống nước.)
(342) While I was walking along the road the other day I happened to notice a small brown leather purse on the pavement. (Một hôm khi đang đi bộ trên đường tôi chợt bắt gặp một cái bóp da nhỏ trên lề đường.
Nói chung, phó từ đang trong tiếng Việt thường được vận dụng để chuyển dịch thể tiếp diễn của tiếng Anh khi nó diễn tả ý nghĩa cơ bản, ý nghĩa diễn tiến/đang trong quá trình của sự kiện cho dù khung thời gian của sự tình có ở hiện tại, quá khứ hay tương lai. Tuy nhiên, do sự khác nhau về đặc điểm loại hình cũng như ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ khiến người ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng từng trường hợp chuyển dịch cụ thể, không nên áp dụng đang một cách cứng nhắc. Có những trường hợp bắt buộc phải dùng đang, có những trường hợp có thể lược bỏ, cũng có trường hợp lại phải vận dụng những cấu trúc với đang để bộc lộ cả ý nghĩa tình thái. Chẳng hạn những câu chuyển dịch dưới đây, người Việt có thể lược bỏ đi phó từ đang trước vị từ chính vì những trạng ngữ chỉ thời gian trong câu đã cho biết ý nghĩa trong quá trình của hành động:
(343) While they were taking photographs of him, he suddenly attacked the policemen and ran off. (Trong khi [đang] chụp ảnh hắn, bất thần hắn tấn công cảnh sát và tẩu thoát.)
(344)When you are writing (Khi thầy [đang] viết bảng)
(345) In the meantime, the bookseller was picking up the books one by one and examining them. (Trong lúc đó, người bán sách [đang] cầm từng cuốn lên xem xét cẩn thận.)