Cách chuyển dịch ý nghĩa tương lai của thể tiếp diễn trong tiếng Anh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 103)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2.2. Cách chuyển dịch ý nghĩa tương lai của thể tiếp diễn trong tiếng Anh

Việc vận dụng phương tiện từ vựng nào trong tiếng Việt để chuyển dịch thể tiếp diễn trong tiếng Anh là phụ thuộc vào ý nghĩa mà thể đó biểu đạt. Khi thể này cho biết rằng hành động đang trong quá trình vận động, nó sẽ được chuyển dịch sang tiếng Việt bởi phó từ “đang”. Vậy, khi thể tiếp diễn hàm ý tương lai, phương tiện tương đương để chuyển dịch trong tiếng Việt là gì? Trong tiếng Việt, từ được coi là chỉ tố đánh dấu thời tương lai là “sẽ”. Đinh Văn Đức có nhận xét: “Khác với

đã, từng, “sẽ” có một nét nghĩa được coi là chỉ tố tình thái và thời gian cho ý nghĩa trong tương lai” [4, tr.166]. Hoàn Trọng Phiến cũng cho rằng: “sẽ biểu hiện quá trình hành động trong tương lai” hay “biểu hiện hành động trong phạm vi tương lai” [17, tr.227]. Trần Kim Phượng đã trình bày những số liệu khảo sát về hình thức đánh dấu thời tương lai tương đương giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, những vấn đề về thời-thể. Tác giả đã đi đến kết luận rằng phó từ “sẽ” trong tiếng Việt chiếm tỉ lệ tương đương cao hơn cả với hai trợ động từ biểu thị ý nghĩa tương lai willshall trong tiếng Anh. Điều đó khẳng

định thêm rằng khi thể tiếp diễn của tiếng Anh có xuất hiện will hay shall thì việc chuyển dịch sang tiếng Việt dùng “sẽ” là phổ biến. Ví dụ:

(356) I’ll be seeing her this evening, so I’ll tell her then. (Tối nay tôi sẽ gặp cô ấy, vì vậy đến lúc ấy tôi sẽ nói cho cô ấy biết.)

(357) What time will you be arriving tomorrow? (Ngày mai mấy giờ anh sẽ

đến nơi?)

(358) In a few days, I shall be returning to my native land. (Vài ngày nữa tôi sẽ trở lại quê hương.)

(359) In a couple of years she would be having her own. (Chỉ vài năm sau, nó sẽ lại có con.)

Willshall trong tiếng Anh được coi là những trợ từ tình thái. Chúng thiên về biểu thị ý nghĩa thời tương lai và ý nghĩa tình thái. Từ “sẽ” trong tiếng Việt cũng được đánh giá tương tự. Ý nghĩa tương lai của sẽ đã được nhiều nhà ngôn ngữ học công nhận. Đại diện trong số đó có G. Aubaret, Trương Vĩnh Kí, Phan Khôi, Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Minh Thuyết, V. X. Panphilov,… Ý nghĩa tình thái của sẽ liên quan chặt chẽ đến đối lập thực hữu và phi thực hữu (hiện thực / phi hiện thực). Đây là một sự đối lập thuộc phạm vi của tình thái khách quan. Trần Kim Phượng có nhận xét: “Nếu chúng ta quan niệm thực hữu là

đãđang diễn ra ở hiện tại thì sẽ luôn luôn biểu hiện ý nghĩa phi thực hữu”. Nguyễn Tuấn Đăng cũng cho rằng sẽ luôn biểu hiện thức phi hiện thực trong mọi khung thời gian. [18, tr. 151]

Có thể nói rằng, ý nghĩa thể của phó từ sẽ là hết sức mờ nhạt. Tuy nhiên, nếu hiểu thể chưa hoàn thành biểu thị hành động (quá trình) trong diễn biến của nó mà không chỉ định giới hạn, nghĩa là hành động (quá trình) không bị hạn định, không có giới hạn thì có thể xem như sẽ có ý nghĩa chưa hoàn thành [18, tr. 151].

Ý nghĩa tương lai trong tiếng Anh không chỉ được thể hiện bằng các trợ từ

will, shall mà nó có thể được diễn tả thông qua cấu trúc hình thức thể tiếp diễn không với will hoặc shall. Điều này chúng tôi đã nêu ở mục một khi nói về ý nghĩa của thể tiếp diễn. Vậy, khi willshall không xuất hiện, sẽ có được dùng để chuyển dịch không? Hãy đối chiếu các câu sau:

(360) She was spending the morning at Luxembourg. (Nàng sẽ bay qua buổi sáng ở Luxembourg.)

(361) I’m leaving in two weeks. (Tôi sẽ đi trong hai tuần nữa.)

(362) What are you doing Tommy? (Em sắp làm trò gì vậy Tommy?)

Rõ ràng, cho dù hình thức biểu hiện thể tiếp diễn có thay đổi, nhưng nếu chúng diễn tả ý nghĩa tương lai thì người ta vẫn dùng phó từ sẽ trong tiếng Việt để chuyển dịch. Bên cạnh đó, một phó từ tương đương với “sẽ” và trong một vài trường hợp cụ thể có thể thay thế cho sẽ là “sắp” cũng được áp dụng để chuyển dịch ý nghĩa tương lai như ở ví dụ (362).

Về cơ bản sẽsắp đều là hai phó từ diễn đạt ý nghĩa tương lai. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt nhất định. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “cũng như

sẽ, từ sắp biểu thị thời tương lai của tất cả các thuật từ, ngoại trừ toan, định, dự định… Nhưng khác với sẽ, từ sắp ngụ ý hành động, trạng thái nêu ở thuật từ chắc chắn diễn ra trong một tương lai gần và đó là những hành động, trạng thái không có tính chất thường xuyên hay lặp đi lặp lại” [25, tr.5].

Trần Kim Phượng cũng phân tích rõ sự khác nhau giữa sẽ và sắp như sau:

sự khác nhau cơ bản giữa sẽsắp là sự khác nhau trong cách tri nhận thời gian của người Việt. Cả sẽsắp đều liên quan đến một thời điểm mốc. Nhưng chúng khác nhau ở chỗ sắp chỉ quan tâm tới khoảng thời gian giữa thời điểm mốc với thời điểm diễn ra sự tình, khoảng thời gian này tuy không xuất hiện trong phát ngôn nhưng luôn được người nói đánh giá là ngắn (độ ngắn hay dài được quan niệm hoàn toàn chủ quan). Còn sẽ quan tâm tới chính thời điểm mốc ấy: là ngày mai hay sang năm, là dăm hôm nữa hay vài tháng tới. Khoảng thời gian này có thể ngắn, có thể dài, có thể hiện diện trong câu nhờ thành phần trạng ngữ, cũng có thể vắng mặt. Nói chung, phạm vi sử dụng của sẽ trong việc biểu hiện một sự tình diễn ra ở tương lai rộng hơn so với sắp” [18, tr. 163].

Như vậy, sắp biểu hiện một sự kiện diễn ra trong một tương lai gần. Sự kiện này được đánh giá là chắc chắn, chỉ diễn ra một lần, và diễn ra ngay sát với thời điểm phát ngôn. Ý nghĩa tương lai của sắp là một tương lai cụ thể. Nói cách khác, ý nghĩa thể của sắp mạnh hơn sẽ.

Có lẽ, ý nghĩa tương lai gần và chắc chắn của sắp tương đương với hình thức thể tiếp diễn thông qua cấu trúc be going to trong tiếng Anh nhiều hơn. Chúng tôi xin trích dẫn tiếp một số câu tiếng Anh có chứa hình thức thể tiếp diễn như vậy để xem có những phương tiện từ nào trong tiếng Việt được sử dụng để chuyển dịch.

(363) I was going to ask him what he meant because I did not understand. (Tôi định hỏi ông ta muốn nói gì bởi vì tôi không hiểu.)

(364) On Friday, we are all going to get on a bus and go to Conway. (Đến thứ sáu tất cả chúng ta sẽ đi Conway.)

(365) Do you know what I’m going to talk to you about? (Các vị có biết tôi

sắp sửa nói điều gì với các vị không?)

(366) Our school is going to adopt many students this year. (Trường ta sắp

thu nhận nhiều sinh viên mới năm nay.)

Quả thực, có những trường hợp chuyển dịch mà ở đó sắp có thể thay thế cho

sẽ. Tuy nhiên, những trường hợp như thế không nhiều. Hoàng Trọng Phiến có nêu: “tính chất phiếm định của tương lai do sẽ thể hiện không thể thay thế sắp được” [17, tr. 227]. Không những thế, chúng tôi còn thấy cả trường hợp sử dụng “sắp sửa” để chuyển dịch như ở ví dụ (365). Sắpsắp sửa có khác gì nhau không? Không, về cơ bản chúng đều diễn tả ý nghĩa tương lai của sự tình. Trong hầu hết các phát ngôn có sắp, người Việt có thể thay thế bằng sắp sửa. Cũng như đối chiếu giữa sẽsắp, nếu gắn ý nghĩa tương lai do sắpsắp sửa biểu hiện với thời điểm nói thì sắp sửa biểu hiện thời tương lai gần nhất, sát với lúc nói [17, tr. 227]. Những sự tình được miêu tả trong các câu dưới đây đều rất gần với thời điểm nói:

(367) Tôi sắp sửa ra đi thì điện thoại gọi. (368) Thưa các bạn, cuộc họp sắp sửa bắt đầu.

Đôi khi thể tiếp diễn trong tiếng Anh còn được chuyển dịch tương đương với phó từ “suýt” trong tiếng Việt. ví dụ:

(369) When I was a child, I was planning to enter a seminary. (Thế mà hồi nhỏ tôi đãsuýt thi đỗ vào trường dòng đấy.)

Cũng như “sắp”, suýt dùng để biểu thị khúc đoạn thời gian trong tương lai. “Suýt” được xem là biểu hiện trạng thái, thể của hành động. Hơn nữa, nó còn có thể kết hợp với “đã, đang”.

Nhìn lại ví dụ (363) ở trên, thể tiếp diễn với be going to còn được chuyển dịch bởi phó từ định trong tiếng Việt. Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê biên soạn năm 2008, định có nghĩa là tự đặt cho mình việc gì đó sẽ làm trong thời gian sắp tới. Chẳng hạn như:

Mưa rợn người, cô định kêu rú lên thì giọng cái thân hình đen trùi trũi ấy tràn ra bên sông mát dịu.

(370) Cháu định vào nhưng con chó vện nó cứ hực lên.

(371) Con định gọi anh ấy băng đỡ nhưng nghĩ xấu hổ lại thôi.

Như vậy, những sự tình do định diễn tả đều chưa xảy ra. Nói một cách chính xác, những sự tình do định diễn tả có thể xảy ra trong thời gian tương lai hoặc không xảy ra. Tính chắc chắn của sự tình do định miêu tả là thấp hơn so với sắp

hay sắp sửa. Nhưng định lại có phần gần gũi hơn với ý nghĩa của thể tiếp diễn với

be going to. Chúng đều diễn tả những sự việc đã được lên kế hoạch hay được định trước. Trong tiếng Việt, từ định có ý nghĩa gần giống với toan. Chỉ có điều, những sự tình do toan diễn đạt thường không xảy ra trong thực tế. Trong từ điển tiếng Việt, toan được định nghĩa là có ý định thực hiện ngay điều gì đó (nhưng đã không làm được). ví dụ:

(372) Nàng toan mắng cho Thân mấy câu, nhưng cố nén, giữ ngay được. (373) Trai 30 tuổi đang xoan.

Gái 30 tuổi đã toan về già. (ca dao)

(374) Mấy lần toan nói nhưng lại thôi. [20, tr. 1243]

Đến đây có thể tạm thời kết luận, thể tiếp diễn trong tiếng Anh có những hình thức thể hiện ý nghĩa tương lai khác nhau. Hình thức ấy có khi có will, shall

có khi không, cũng có khi là cấu trúc be going to. Ý nghĩa tương lai mà chúng thể hiện có thể gần, có thể xa thời điểm phát ngôn, cũng có thể không xảy ra. Tương ứng với những hình thức và ý nghĩa ấy là các phó từ chuyển dịch tương đương sang tiếng Việt như sẽ, sắp (sắp sửa), suýt, định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 103)