Hình thức của thể hoàn thành tiếp diễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 110)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1.1. Hình thức của thể hoàn thành tiếp diễn

Lần lượt nhìn lại hai cấu trúc hình thức của thể hoàn thành và thể tiếp diễn trong chương hai và ba như sau:

Have (thể hoàn thành)

<-en>

Be (thể tiếp diễn)

<-ing>

Hai hình thức cơ bản trên có những thay đổi nhất định khi kết hợp với các yếu tố thời, tình thái, dạng, thức. Khi kết hợp với nhau, chúng vẫn không lọai bỏ các yếu tố này. Lược đồ tổng quát của sự kết hợp thể hoàn thành - tiếp diễn được hình dung gồm 5 thành phần theo thứ tự như sau:

TENSE have (be) (be) V … MODAL <-en> <-ing> <-en>

to 1 2 3 4 5

Trong đó, những yếu tố được để trong ngoặc là những yếu tố không bắt buộc. Do đó, mỗi câu không nhất thiết phải xuất hiện cả năm thành tố trên. Mối quan hệ giữa các thành tố tuân theo quy luật tác động từ trái sang phải. Nói cách khác, mỗi thành tố chỉ tác động trực tiếp tới sự biến đổi hình thái của thành tố đứng ngay sau nó. Trong thực tế sử dụng tiếng Anh, số lượng các thành phần tham gia cấu tạo câu hay việc phạm trù thể kết hợp với phạm trù ngữ pháp nào khác sẽ cho ta những mô hình câu cụ thể. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các kiểu câu có thể có khi sử dụng kết hợp hai thể hoàn thành và tiếp diễn theo trật tự các thành tố ở lược đồ trên.

Khi thể hoàn thành - tiếp diễn chịu tác động của yếu tố thời hiện tại, thức trần thuật và dạng chủ động, ta sẽ có các câu như sau:

(387) I have been hearing all about his operation. (Tôi đã nghe tất cả về ca mổ của ông ta.)

(388) George hasn’t been feeling well recently. (Gần đây George cảm thấy không khoẻ.)

(389) It has been snowing for a long time. (Trời đã có tuyết được một lúc lâu.)

(390) Have you been working hard today? (Có phải hôm nay bạn làm việc mệt lắm không?)

Nếu cũng với trường hợp trên, thì hiện tại được thay thế bởi thì quá khứ, khi đó yếu tố have sẽ thay đổi thành had như ở các câu sau:

(391) She had been crying but she said nothing about the dog. (Nàng khóc suốt, nhưng không đề cập gì đến con chó.)

(392) During part of that time, Mr Darcy had been standing near enough for her to overhear a conversation between him and Mr Bingley. (Trong thời gian ấy Darcy nói chuyện với anh Bingley khi đứng khá gần cô, nên cô nghe lỏm được.)

Khi kiểu thể trên kết hợp với trợ từ tình thái thì trợ từ tình thái sẽ đứng trước

have. Ví dụ:

(393) We must have been waiting under different clocks. (Chúng ta chắc đã đợi dưới những cái đồng hồ khác nhau.)

(394) He must have been accelerating his pace back and forth on the other side of the fence like a crazy animal, watching for sherry on this side. (Chắc nó đang rảo tới rảo lui bên kia hàng rào giống như thằng điên, chốc chốc nhảy cẫng lên khụt khịt đánh hơi Sherry bên này.)

(395) A potato farmer was sent to prison just at the time when he should have been digging the ground for planting the new crop of potatoes. (Anh nông dân trồng khoai bị bắt giam đúng vào dịp anh tính đào đất để trồng một vụ khoai mới.)

Xét về hình thức, thể hoàn thành - tiếp diễn có điểm rất khác với hai thể khi được tách bạch. Nó không tồn tại cấu trúc hình thức ở dạng bị động. Nếu có dạng bị động của nó sẽ có hình thức của thể hoàn thành. Chính vì thế, dạng thụ động của hai câu:

(396) They have been repairing the road. (Họ đã đang sửa con đường.) (397) They had been picking apples. (Họ đã hái táo.)

Lần lượt sẽ là:

The road has been repaired lately. (Gần đây con đường đã đang được sửa chữa.)

Apples had been picked. (Táo đã được hái.) 3.3.1.2. Ý nghĩa của thể hoàn thành - tiếp diễn

Ý nghĩa cơ bản của thể hoàn thành - tiếp diễn ít hay nhiều cũng xuất phát từ ý nghĩa của từng thể ấy. Thử đối chiếu ba câu sau:

(398) a. Eric had cooked an omellete. (Eric đã nấu xong món trứng ốp la.) b. Eric was cooking an omellete. (Eric đang tráng trứng ốp la.)

c. Eric had been cooking an omellete. (Eric đã đang tráng trứng ốp la.)

R. A. J

Trong câu (a), sự xuất hiện của thể hoàn thành cho biết món trứng ốp la đã được thực hiện xong tại thời điểm quy chiếu. Tức là hoạt động nấu ăn đã kết thúc. Thể tiếp diễn trong câu (b) lại chỉ ra rằng công việc nấu ăn đó vẫn đang diễn ra. Còn sự kết hợp giữa thể hoàn thành và tiếp diễn trong câu (c) thì thể hiện ý nghĩa gì? Liệu ý nghĩa hoàn tất của thể hoàn thành có áp đảo ý nghĩa diễn tiến của thể tiếp diễn hay không? Thực chất, câu thứ ba có thể được hiểu là: tại thời điểm quy chiếu của phát ngôn, Eric đã ngừng việc tráng món trứng ốp la, nhưng chúng ta không thể khẳng định rằng công việc nấu ăn đó đã hoàn tất. Có thể sau đó Eric sẽ lại trở lại bếp và tiếp tục công việc ấy. Ở đây, chỉ có thể hiểu rằng ý nghĩa hoàn tất của thể hoàn thành được áp dụng cho ý nghĩa thời lượng của thể tiếp diễn, chứ không phải đối với nghĩa của động từ chính. Hay nói cách khác, thời lượng của hoạt động ấy đã hết. Còn hành động thì có thể tiếp tục. Ý nghĩa này còn thể hiện ở những câu sau:

(399) I’ve been waiting for an hour and he still hasn’t turned up. (Tôi đã đợi được một giờ và anh ta vẫn còn chưa xuất hiện.)

(400) He has been sleeping for ten hours. (Anh ta đã ngủ được mười tiếng.) (401) By the end of this year he’ll have been acting for thirty years. (Cuối năm nay ông ấy sẽ làm diễn viên được gần ba mươi năm.)

Cho dù thể ấy có kết hợp với thì hiện tại, quá khứ hay tương lai thì nó vẫn nhấn mạnh tới sự hoàn tất của thời lượng chứ không phải của hành động.

Đối với những phát ngôn như:

(402) The football match had to be stopped. They had been playing for half an hour when there was a terrible storm. (Trận đá bóng đã phải dừng lại. Họ đã chơi được nửa tiếng khi trận bão lớn ập đến.)

(403) Kien had been smoking for thirty years when he finally gave it up. (Kiên đã hút thuốc suốt 30 năm cho đến khi nó bỏ thuốc.)

Chúng ta chỉ biết hai hoạt động đá bóng và hút thuốc đã chấm dứt nhờ vào mệnh đề được thể hiện bởi thì quá khứ (thông qua hình thức của động từ “had” và “gave”), chứ không bởi thể hoàn thành - tiếp diễn. Thể này chỉ cho biết hoạt động đã diễn ra trong bao lâu trước khi một việc khác xảy ra.

Chính vì tính chất không rõ ràng trong việc thể hiện ý nghĩa hoàn tất của hành động, mà thể hoàn thành - tiếp diễn có khi miêu tả những hoạt động đã chấm dứt, có khi chưa. Chẳng hạn, những câu dưới đây miêu tả những hoạt động bắt đầu trong quá khứ và đã kết thúc gần đây hoặc vừa mới chấm dứt.

(404) You are out of breath. Have you been running? (Bạn trông như hết hơi. Có phải bạn vừa chạy không?)

(405) I’ve been talking to Tom about your problem. (Tôi vừa mới nói chuyện với Tom về vấn đề của bạn.)

Đối chiếu với những câu sau:

(406) How long have you been learning English? (Bạn đang học tiếng Anh được bao lâu rồi?)

(407) I’ve been watching television since two o’clock. (Tôi đã xem ti vi từ lúc hai giờ.)

(408) George hasn’t been feeling very well recently. (Gần đây George cảm thấy không được khoẻ lắm.)

Không thể khẳng định chắc chắn những hoạt động như học tiếng Anh, xem ti vi hay trạng thái không khoẻ của George là đã chấm dứt. Rất có thể sau thời điểm phát ngôn, những hành động, trạng thái ấy vẫn diễn tiến.

Những hoạt động được thể hiện bởi thể hoàn thành - tiếp diễn cũng có khi được hiểu là diễn ra nhiều lần, lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp này, thể hoàn thành - tiếp diễn thường kết hợp với những từ chỉ thời lượng như “since”, “for”, “how long”. Ví dụ:

(409) She has been playing tennis since she was eight. (Cô ấy đã chơi quần vợt từ khi lên 8.)

(410) How long have you been smoking? (Bạn hút thuốc được bao lâu rồi?) (411) The boy was delighted with his new knife. He had been wanting it for a long time. (Thằng bé khoái trá với con dao mới. Nó đã mong muốn lâu lắm rồi.)

Nhìn chung, về hình thức, thể hoàn thành - tiếp diễn là sự kết hợp hình thức của thể hoàn thành thể hiện bởi yếu tố have và hình thức của thể tiếp diễn thể hiện bởi be. Do đó, ý nghĩa mà nó diễn tả vừa mang tính chất của thể hoàn thành vừa mang tính chất của thể tiếp diễn. Ý nghĩa hoàn tất được áp dụng đối với thời lượng của thể tiếp diễn. Còn hành động được miêu tả có khi đã hoàn tất có khi vẫn trong quá trình diễn tiến. Đó chính là nét đặc thù của loại thể này.

3.3.2. Cách chuyển dịch thể hoàn thành - tiếp diễn sang tiếng Việt

Ở phần trên, chúng tôi có nhấn mạnh tới đặc điểm hình thức của thể hoàn thành - tiếp diễn là sự kết hợp yếu tố hình thức của cả thể hoàn thành và thể tiếp diễn. Vậy, khi được chuyển dịch sang tiếng Việt, thể hoàn thành - tiếp diễn có được vận dụng những từ, ngữ tương đương như khi chuyển dịch thể hoàn thành và tiếp diễn hay không? Qua nghiên cứu những tư liệu trích dẫn, chúng tôi khẳng định là có. Hầu hết những từ, ngữ được dùng để chuyển đổi thể hoàn thành và thể tiếp diễn đều xuất hiện trong các câu chuyển đổi đối với thể hoàn thành - tiếp diễn. Chẳng hạn, những từ như đã, mới, vừa mới điển hình trong cách chuyển đổi thể hoàn thành cũng thường được vận dụng ở thể hoàn thành - tiếp diễn. Ví dụ:

(412) During the past few years he had been living without looking back. (Có thể nói rằng trong nhiều năm qua anh đã sống mà chẳng hề ngoái nhìn lại.)

(413) We have been looking for you forever, everywhere. (Chúng tôi đã tìm anh bấy lâu nay khắp nơi.)

(414) That man overthere is bright red. I think he has been sunbathing.

(Người đàn ông đứng đằng kia da bị đỏ rần lên. Tôi nghĩ rằng anh ta vừa mới tắm nắng xong.)

(415) My hands are very dirty. I’ve been repairing the car. (Tay tôi rất bẩn. Tôi vừa sửa xe ô tô.)

Cũng giống như cách chuyển đổi đối với thể tiếp diễn, thể hoàn thành - tiếp diễn cũng được vận dụng các từ như đang, còn, vẫn. Những dẫn chứng chúng tôi tìm được như sau:

(416) The children had been studying the growth of plants. (Các em đang

học trồng cây.)

(417) I have been meditating on the very great pleasure which a pair of fine eyes in the face of a pretty woman can bestow. (Tôi đang suy tư với cả niềm vui mà một đôi mắt đẹp trên gương mặt của một phụ nữ đẹp có thể ban phát cho tôi.)

(418) Last year if my family had been living in Da Lat, we would have been running a bookstore. (Năm ngoái, nếu gia đình tôi vẫn còn sống ở Đà Lạt thì chúng tôi rất có thể còn đang điều hành một cửa hàng sách.)

(419) In the past few days she had been eating what I had left. (Mấy hôm nay nàng vẫn chực ăn những gì tôi bỏ mứa.)

Cũng có khi cả đãđang được sử dụng kết hợp với nhau.

(420) Last year if you had been working in Da Lat, we would have been visiting you during the summer vacation. (Năm ngoái, nếu anh đã còn làm việc ở Đà Lạt, chúng tôi rất có thể đã đang thăm anh trong kỳ nghỉ hè.)

Tóm lại, những từ, ngữ được dùng để chuyển dịch thể hoàn thành - tiếp diễn như trên vẫn giữ nguyên những nét nghĩa cơ bản của chúng như khi chuyển dịch thể hoàn thành và tiếp diễn. Do đó, chúng tôi sẽ không nêu lại vấn đề về nghĩa của những phó từ thời - thể ấy.

KẾT LUẬN

Thể là một phạm trù ngữ pháp của động từ (được mã hóa vào hình thái của động từ), diễn tả cách nhìn nhận cấu trúc thời gian nội tại của một s ự tình với các đặc tính như: tính thời lượng , tính lặp lại và tính hoàn tất của sự tình . Với cách hiểu như vậy không phải ngôn ngữ nào cũng có phạm trù thể, chẳng hạn như tiếng Việt. Trong khi ở tiếng Anh, thể được coi là một phạm trù ngữ pháp đặc biệt của động từ thể hiện qua sự biến đổi hình thái của động từ thì tiếng Việt chỉ có một số phương tiện từ vựng (được gọi là phó từ) biểu đạt ý nghĩa thể mà thôi. Trong luận văn này, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu và đối chiếu cách thức chuyển dịch hình thức, ý nghĩa của thể trong tiếng Anh sang tiếng Việt. Hình thức thể của tiếng Anh được diễn tả bởi các cấu trúc ngữ pháp của động từ, gắn liền với những ý nghĩa thể nhất định. Khác với tiếng Anh, tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ biến hình, do đó hình thức và ý nghĩa thể của nó được đảm nhiệm bởi một số phương tiện từ vựng gọi là những phó từ thời - thể.

Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy những đặc điểm cơ bản về hình thức, ý nghĩa của thể trong tiếng Anh và các cách chuyển dịch tương đương ở tiếng Việt như sau:

- Về hình thức, thể hoàn thành và thể tiếp diễn trong tiếng Anh được miêu tả bởi hai cấu trúc động ngữ: V-enV-ing. Hai cấu trúc này đều có sự biến đổi cả về mặt hình thái học và cú pháp học khi chúng kết hợp với những phạm trù ngữ pháp như thời, thức, dạng, tình thái. Song mỗi loại thể đều có những nét hình thức riêng biệt, đáng chú ý. Tương đương với hình thức thể hoàn thành của tiếng Anh, tiếng Việt sử dụng các phó từ thời - thể như đã, vừa, mới, từng, chưa,… và một số kết cấu như đã từng, đã…rồi/xong/hết, vừa mới, chưa từng, chưa hề,… Đồng thời, tiếng Việt sử dụng các từ đang, đương, vẫn, còn, sẽ, sắp,…để chuyển dịch thể tiếp diễn của tiếng Anh. Có thể nói, cấu trúc hình thức thể trong tiếng Anh là ổn định, luôn có mặt đầy đủ các thành phần diễn tả thể cho dù ở khung thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Còn kết cấu hình thức thể của tiếng Việt có vẻ không chặt

chẽ lắm. Điều này thể hiện ở chỗ các phó từ đãđang, nhiều khi, được ẩn đi trong cấu trúc hình thái thể, cũng có khi đãđang lại có thể thay thế cho nhau, hay đang được thay thế bởi sẽ, sắp,…ở khung thời gian tương lai.

- Về ý nghĩa, cơ bản cả hai ngôn ngữ đều phân biệt hai ý nghĩa thể: hoàn thành và phi hoàn thành. Thể hoàn thành của tiếng Anh chủ yếu diễn tả ý nghĩa hoàn tất, cũng có khi là chưa hoàn tất của sự tình. Ngược lại, thể tiếp diễn của ngôn ngữ này cho biết ý nghĩa diễn tiến, tạm thời, không trọn vẹn,…của sự tình được miêu tả. Các phó từ thời - thể tương đương trong tiếng Việt, nhìn chung, cũng đảm bảo những nét nghĩa cần yếu của hai loại thể trên trong tiếng Anh. Tuy nhiên, có điểm khác là ý nghĩa thể của “đã”, “đang” trong tiếng Việt còn phụ thuộc phần nào vào nhân tố vị từ, chủ thể, bổ ngữ, hay ngữ cảnh. Hơn thế, thể tiếp diễn trong tiếng Anh có thể miêu tả ý nghĩa thói quen của hành động, nhưng đang của tiếng Việt thì không. Để miêu tả thói quen của hành động tiếng Việt phải sử dụng những từ ngữ khác như thường, luôn,…

Một điểm đáng chú ý nữa là vì những phương tiện biểu thị ý nghĩa thể trong tiếng Việt đều là những phương tiện từ vựng nên ít nhiều chúng còn có thêm nét nghĩa tình thái nhất định.

- Về chức năng, qua các ví dụ khảo sát, chúng tôi nhận thấy thể ở cả hai ngôn ngữ, ngoài những chức năng ngữ nghĩa cơ bản, đều có chức năng quy chiếu về thời gian. Thời gian được quy chiếu có thể ở hiện tại, quá khứ hoặc tương lai. Thời gian quy chiếu giúp xác định tính hoàn thành hay phi hoàn thành của sự kiện liên quan. Ở tiếng Việt, căn cứ vào chức năng ngữ nghĩa và chức năng quy chiếu, các phó từ thời - thể phải tuân theo quy tắc rõ ràng đối với việc được phép hay không được phép xuất hiện trong một số trường hợp cụ thể. Nắm được những quy tắc này sẽ khiến việc chuyển dịch thể tiếng Anh sang tiếng Việt dễ dàng hơn, khiến những câu chuyển dịch nghe phù hợp với văn phong của tiếng Việt và văn hóa của người Việt.

Với kết quả nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về cách thức chuyển dịch hình thức và ý nghĩa thể giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt, chúng tôi hy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)