Cách chuyển dịch thể hoàn thành tiếp diễn sang tiếng Việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 114)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Cách chuyển dịch thể hoàn thành tiếp diễn sang tiếng Việt

Ở phần trên, chúng tôi có nhấn mạnh tới đặc điểm hình thức của thể hoàn thành - tiếp diễn là sự kết hợp yếu tố hình thức của cả thể hoàn thành và thể tiếp diễn. Vậy, khi được chuyển dịch sang tiếng Việt, thể hoàn thành - tiếp diễn có được vận dụng những từ, ngữ tương đương như khi chuyển dịch thể hoàn thành và tiếp diễn hay không? Qua nghiên cứu những tư liệu trích dẫn, chúng tôi khẳng định là có. Hầu hết những từ, ngữ được dùng để chuyển đổi thể hoàn thành và thể tiếp diễn đều xuất hiện trong các câu chuyển đổi đối với thể hoàn thành - tiếp diễn. Chẳng hạn, những từ như đã, mới, vừa mới điển hình trong cách chuyển đổi thể hoàn thành cũng thường được vận dụng ở thể hoàn thành - tiếp diễn. Ví dụ:

(412) During the past few years he had been living without looking back. (Có thể nói rằng trong nhiều năm qua anh đã sống mà chẳng hề ngoái nhìn lại.)

(413) We have been looking for you forever, everywhere. (Chúng tôi đã tìm anh bấy lâu nay khắp nơi.)

(414) That man overthere is bright red. I think he has been sunbathing.

(Người đàn ông đứng đằng kia da bị đỏ rần lên. Tôi nghĩ rằng anh ta vừa mới tắm nắng xong.)

(415) My hands are very dirty. I’ve been repairing the car. (Tay tôi rất bẩn. Tôi vừa sửa xe ô tô.)

Cũng giống như cách chuyển đổi đối với thể tiếp diễn, thể hoàn thành - tiếp diễn cũng được vận dụng các từ như đang, còn, vẫn. Những dẫn chứng chúng tôi tìm được như sau:

(416) The children had been studying the growth of plants. (Các em đang

học trồng cây.)

(417) I have been meditating on the very great pleasure which a pair of fine eyes in the face of a pretty woman can bestow. (Tôi đang suy tư với cả niềm vui mà một đôi mắt đẹp trên gương mặt của một phụ nữ đẹp có thể ban phát cho tôi.)

(418) Last year if my family had been living in Da Lat, we would have been running a bookstore. (Năm ngoái, nếu gia đình tôi vẫn còn sống ở Đà Lạt thì chúng tôi rất có thể còn đang điều hành một cửa hàng sách.)

(419) In the past few days she had been eating what I had left. (Mấy hôm nay nàng vẫn chực ăn những gì tôi bỏ mứa.)

Cũng có khi cả đãđang được sử dụng kết hợp với nhau.

(420) Last year if you had been working in Da Lat, we would have been visiting you during the summer vacation. (Năm ngoái, nếu anh đã còn làm việc ở Đà Lạt, chúng tôi rất có thể đã đang thăm anh trong kỳ nghỉ hè.)

Tóm lại, những từ, ngữ được dùng để chuyển dịch thể hoàn thành - tiếp diễn như trên vẫn giữ nguyên những nét nghĩa cơ bản của chúng như khi chuyển dịch thể hoàn thành và tiếp diễn. Do đó, chúng tôi sẽ không nêu lại vấn đề về nghĩa của những phó từ thời - thể ấy.

KẾT LUẬN

Thể là một phạm trù ngữ pháp của động từ (được mã hóa vào hình thái của động từ), diễn tả cách nhìn nhận cấu trúc thời gian nội tại của một s ự tình với các đặc tính như: tính thời lượng , tính lặp lại và tính hoàn tất của sự tình . Với cách hiểu như vậy không phải ngôn ngữ nào cũng có phạm trù thể, chẳng hạn như tiếng Việt. Trong khi ở tiếng Anh, thể được coi là một phạm trù ngữ pháp đặc biệt của động từ thể hiện qua sự biến đổi hình thái của động từ thì tiếng Việt chỉ có một số phương tiện từ vựng (được gọi là phó từ) biểu đạt ý nghĩa thể mà thôi. Trong luận văn này, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu và đối chiếu cách thức chuyển dịch hình thức, ý nghĩa của thể trong tiếng Anh sang tiếng Việt. Hình thức thể của tiếng Anh được diễn tả bởi các cấu trúc ngữ pháp của động từ, gắn liền với những ý nghĩa thể nhất định. Khác với tiếng Anh, tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ biến hình, do đó hình thức và ý nghĩa thể của nó được đảm nhiệm bởi một số phương tiện từ vựng gọi là những phó từ thời - thể.

Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy những đặc điểm cơ bản về hình thức, ý nghĩa của thể trong tiếng Anh và các cách chuyển dịch tương đương ở tiếng Việt như sau:

- Về hình thức, thể hoàn thành và thể tiếp diễn trong tiếng Anh được miêu tả bởi hai cấu trúc động ngữ: V-enV-ing. Hai cấu trúc này đều có sự biến đổi cả về mặt hình thái học và cú pháp học khi chúng kết hợp với những phạm trù ngữ pháp như thời, thức, dạng, tình thái. Song mỗi loại thể đều có những nét hình thức riêng biệt, đáng chú ý. Tương đương với hình thức thể hoàn thành của tiếng Anh, tiếng Việt sử dụng các phó từ thời - thể như đã, vừa, mới, từng, chưa,… và một số kết cấu như đã từng, đã…rồi/xong/hết, vừa mới, chưa từng, chưa hề,… Đồng thời, tiếng Việt sử dụng các từ đang, đương, vẫn, còn, sẽ, sắp,…để chuyển dịch thể tiếp diễn của tiếng Anh. Có thể nói, cấu trúc hình thức thể trong tiếng Anh là ổn định, luôn có mặt đầy đủ các thành phần diễn tả thể cho dù ở khung thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Còn kết cấu hình thức thể của tiếng Việt có vẻ không chặt

chẽ lắm. Điều này thể hiện ở chỗ các phó từ đãđang, nhiều khi, được ẩn đi trong cấu trúc hình thái thể, cũng có khi đãđang lại có thể thay thế cho nhau, hay đang được thay thế bởi sẽ, sắp,…ở khung thời gian tương lai.

- Về ý nghĩa, cơ bản cả hai ngôn ngữ đều phân biệt hai ý nghĩa thể: hoàn thành và phi hoàn thành. Thể hoàn thành của tiếng Anh chủ yếu diễn tả ý nghĩa hoàn tất, cũng có khi là chưa hoàn tất của sự tình. Ngược lại, thể tiếp diễn của ngôn ngữ này cho biết ý nghĩa diễn tiến, tạm thời, không trọn vẹn,…của sự tình được miêu tả. Các phó từ thời - thể tương đương trong tiếng Việt, nhìn chung, cũng đảm bảo những nét nghĩa cần yếu của hai loại thể trên trong tiếng Anh. Tuy nhiên, có điểm khác là ý nghĩa thể của “đã”, “đang” trong tiếng Việt còn phụ thuộc phần nào vào nhân tố vị từ, chủ thể, bổ ngữ, hay ngữ cảnh. Hơn thế, thể tiếp diễn trong tiếng Anh có thể miêu tả ý nghĩa thói quen của hành động, nhưng đang của tiếng Việt thì không. Để miêu tả thói quen của hành động tiếng Việt phải sử dụng những từ ngữ khác như thường, luôn,…

Một điểm đáng chú ý nữa là vì những phương tiện biểu thị ý nghĩa thể trong tiếng Việt đều là những phương tiện từ vựng nên ít nhiều chúng còn có thêm nét nghĩa tình thái nhất định.

- Về chức năng, qua các ví dụ khảo sát, chúng tôi nhận thấy thể ở cả hai ngôn ngữ, ngoài những chức năng ngữ nghĩa cơ bản, đều có chức năng quy chiếu về thời gian. Thời gian được quy chiếu có thể ở hiện tại, quá khứ hoặc tương lai. Thời gian quy chiếu giúp xác định tính hoàn thành hay phi hoàn thành của sự kiện liên quan. Ở tiếng Việt, căn cứ vào chức năng ngữ nghĩa và chức năng quy chiếu, các phó từ thời - thể phải tuân theo quy tắc rõ ràng đối với việc được phép hay không được phép xuất hiện trong một số trường hợp cụ thể. Nắm được những quy tắc này sẽ khiến việc chuyển dịch thể tiếng Anh sang tiếng Việt dễ dàng hơn, khiến những câu chuyển dịch nghe phù hợp với văn phong của tiếng Việt và văn hóa của người Việt.

Với kết quả nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về cách thức chuyển dịch hình thức và ý nghĩa thể giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt, chúng tôi hy vọng luận văn sẽ có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu, đối chiếu các

hình thức thể hiện ý nghĩa thể trong các ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Anh, tiếng Việt nói riêng. Đặc biệt, những phát hiện mới trong luận văn có thể là những đóng góp hiệu quả cho việc học tập, nghiên cứu dịch thuật tiếng Anh của những đối tượng quan tâm tới ngôn ngữ này.

Do hạn chế về khả năng và trình độ, nhất định còn nhiều vấn đề liên quan đến đề tài chưa được chúng tôi đề cập hoặc đã đề cập nhưng chưa được giải quyết một cách triệt để trong luận văn này. Chúng tôi hy vọng sẽ có dịp trở lại khảo sát sâu hơn những vấn đề này trong các công trình nghiên cứu khác.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO SÁCH TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Hồng Cổn . Dạng bị động và vấn đề câu bị động trong tiế ng Việt. Ngôn ngữ số 7/2004.

2. Nguyễn Hồng Cổn. Về vấn đề tương đương trong dịch thuật. Ngôn ngữ số 11/2001.

3. Nguyễn Đức Dương. Nghĩa của “đều”, “cũng” và “vẫn”. Ngôn ngữ số 2/2000.

4. Đinh Văn Đức. 2001. Ngữ pháp tiếng Việt về từ loại. Nxb ĐHQG Hà Nội. 5. Nguyễn Thiện Giáp . 2005. Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục.

6. Cao Xuân Hạo . 1991. Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng . Nxb Khoa học Xã hội.

7. Cao Xuân Hạo . Về ý nghĩa “ thì” và “thể ” trong tiếng Việt . Ngôn ngữ số 5/1998.

8. Cao Xuân Hạo . 1999. Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ nghĩa. Nxb Giáo Dục.

9. Nguyễn Văn Hiệp . 2007. Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp. Nxb Giáo dục. 10. Nguyễn Chí Hòa . 2004. Ngữ pháp tiếng Việt thực hành . Nxb ĐHQG Hà

Nội.

11. Nguyễn Quốc Hùng , M.A. 2007. Hướng Dẫn Kỹ Thuật Biên Dịch Anh -Việt, Việt - Anh. Nxb Văn hóa Sài Gòn.

12. Jeremy Munday, 2009. Nhập môn nghiên cứu dịch thuật. Nxb Tri thức. 13. Lyons, John. 1995. Ngữ nghĩa học . Nguyễn Văn Hiệp dịch . Cambridge

University Press.

14. Halliday, Mak. 2004. Dẫn luận ngữ pháp chức năng . Hoàng Văn Vân dịch . Nxb ĐHQGHN.

15. V.X. Panfilof. Các cấp thể và các chỉ tố tình thái - thể trong tiếng Việt. Ngôn ngữ số 2/1979.

16. Hoàng Phê. 2008. Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.

18. Trần Kim Phượng . 2008. Ngữ pháp tiếng Việt - Những vấn đề về thời , thể. Nxb Giáo dục.

19. Nguyễn Kim Thản . 1977. Động từ tiếng Việt. Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Thành. Hệ thống các từ chỉ thời-thể và phạm trù ngữ pháp của các cấu trúc thời-thể của động từ tiếng Việt. Ngôn ngữ số 2/1992.

21. Trịnh Xuân Thành . 1981. Bàn thêm về các từ ĐÃ , ĐANG, SẼ. Trong “Giữ gìn sự trong sáng của ti ếng Việt về mặt từ ngữ ” (t.2) KHXH. H.

22. Lê Quang Thiêm. 2008. Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. Nxb ĐHQG Hà Nội.

23. Huỳnh Văn Thông . Mấy nhận xét về vị từ t ình thái và ý nghĩa thể (aspect) trong tiếng Việt. Ngôn ngữ số 8/2000.

24. Huỳnh Văn Thông . Mấy nhận xét về vị từ tình thái v à ý nghĩa thể (aspect) trong tiếng Việt. Ngôn ngữ số 10/2000.

25. Nguyễn Minh Thuyết . Các tiền phó từ chỉ thời - thể trong tiếng Việt. Ngôn ngữ số 2/1995.

26. Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp . 2004. Thành phần câu tiếng Việt. Nxb Giáo Dục.

27. Hoàng Tuệ . 1988. Nhận xét về thời, thể, và tình thái trong tiếng Việt. Trong “Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á ”. Nxb KHXH. H.

28. Vị từ tình thái tiếng Việt . Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ. Đại học Đà Lạt, 2001.

29. Vị từ và vị từ trạng thái trong tiếng Việt . Thông báo khoa học . Đại học Đà Lạt, 1995.

SÁCH TIẾNG ANH

30. Frank Palmer. 2004. English modality in perspective: genre analysis and contrastive studies. Peter Lang.

31. Yule, George. 1998. Explaining English Grammar. Oxford University Press. 32. Gerald P. Delahunty and James J. Garvey. 1994. Language, Grammar And

Communication - A Course for Teachers of English. McGRAW-HILL, INC. 33. Givón, T. 1984. Syntax: A Functional - Typological Introduction. John

Benjamins Publishing House.

34. Horner, W.B. 1990. Harbrace College Handbook. Harcourt Brace College Publishers.

35. Jacobs, R. A. 1993. English syntax: A grammar for English language professionals. Library of Congress Cataloging-in-Publication Data.

36. Leech, G. 1989. An A-Z English Grammar and Usage. Great Britain.

37. Lewis, M. 1986. The English verb: an exploration of structure and meaning.

Hove.

38. Quirk, R and Greenbaum, S. 1973. A University English Grammar. Longman. Essex.

39. Ramsay, Orrington C. 1972. English Grammar: structures and processes.

California.

NGUỒN TƢ LIỆU TRÍCH DẪN TƢ LIỆU TIẾNG ANH

1. ALG L.G. Alexander. 1971. New Concept English. Longman Group Ltd.

2. GPD Gerald P. Delahunty and James J. Garvey. 1994. Language, Grammar and Communication - A Course for Teachers of English. McGRAW-HILL, INC.

3. GY George Yule. 1998. Explaining English Grammar. Oxford University Press.

4. JA Jane Austen. 1999. Pride and Prejudice. Great Britain. Clays Ltd, St Ives plc.

5. QR Quirk, R and Greenbaum, S. 1973. A University English Grammar. Longman. Essex.

6. RAJ Roderick A. Jacobs. 1993. English syntax: A grammar for English language professionals

7. RM Raymond Murphy. 2003. English Grammar In Use. Nxb Thống Kê.

8. RM Raymond Murphy. 2000. English Grammar In Use. Nxb Trẻ. 9. AJT A.J. Thomson. 1996. Văn phạm Anh ngữ thực hành. Nxb Trẻ.

TƢ LIỆU TIẾNG VIỆT

10. LNC Lê Nguyễn Cẩn . 2006. Tác gia tác phẩm văn học trong nhà trường - Anh em Grimm. Nxb ĐHSP.

11. ĐVĐ Đinh Văn Đức. 2001. Ngữ pháp tiếng Việt về từ loại. Nxb ĐHQG Hà Nội.

12. CXH Cao Xuân Hạo. 1998. Về ý nghĩa “thì” và “thể” trong tiếng Việt. “Ngôn ngữ ”, số 5.

13. NTH Nguyễn Trí Huân. 2007. Chim én bay. Nxb Văn học. 14. TL Thạch Lam. 2008. Hai đứa trẻ. Nxb Văn học.

15. NL Nhất Linh. 2001. Đoạn tuyệt. Nxb Văn học.

16. PTL Phan Trọng Luận (tổng chủ biên). 2009. Ngữ văn 11 (tập 1). Nxb Giáo dục.

17. PTL Phan Trọng Luận (tổng chủ biên). 2009. Ngữ văn 11 (tập 2). Nxb Giáo dục.

18. NTG Nhiều tác giả . 2008. Hạt giống tâm hồn - Những câu chuyện cuộc sống. Nxb Tổng hợp TP . HCM.

19. HP Hoàng Phê. 2008. Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.

20. HTP Hoàn Trọng Phiến. 2003. Cách dùng hư từ tiếng Việt. Nxb Nghệ An.

21. TTP Trịnh Thanh Phon g. 2007. Ma làng (tiểu thuyết). Nxb Văn học. 22. VTP Vũ Trọng Phụng . 2001. Số đỏ. Nxb Đồng Nai.

23. TKP Trần Kim Phượng . 2008. Ngữ pháp tiếng Việt - Những vấn đề về thời, thể. Nxb Giáo dục.

24. HVT Huỳnh Văn Thông . Mấy nhận xét về vị từ tình thái và ý nghĩa thể (aspect) trong tiếng Việt. Ngôn ngữ số 8/2000.

25. HVT Huỳnh Văn Thông . Mấy nhận xét về vị từ tình thái và ý nghĩa thể (aspect) trong tiếng Việt. Ngôn ngữ số 10/2000.

26. QT Quỳnh Trang - Lê Hà (tuyển soạn). 2006. 101 truyện mẹ kể con nghe. Nxb Văn hóa - Thông tin.

TƢ LIỆU SONG NGƢ̃

27. LTG Lê Thu Giang (biên tập ). 4Today English February 2008. Nxb Tổng hợp TP. HCM.

28. NTH Nguyễn Thuần Hậu . 2002. 109 bài luyện dịch Việt - Anh. Nxb Trẻ TP HCM.

29. HI Henrik Ibsen. 2006. Peer Gynt. Nxb Thế giới.

30. MT Minh Thu , Nguyễn Hòa . 2006. Luyện dịch Việt - Anh. Nxb ĐH QGHN.

31. HLA L.A.Hill. 2007. Nụ cười nước Anh. Nxb Từ Điển Bách Khoa . 32. NQH Nguyễn Quốc Hùng. 2007. Hướng dẫn kỹ thuật biên dịch Anh-

Việt, Việt-Anh. Nxb Văn hóa Sài Gòn.

33. LH Lan Hương , Quốc Ánh , Thu Hà và Hương Lan (Nhóm EIL - HANOI). 2006. Learn English through fairy tale (Học tiếng Anh qua truyện cổ tích). Nxb Thanh Niên.

34. JA Jane Austen. 1999. Pride and Prejudice. Great Britain. Clays Ltd, St Ives plc.

35. KH Knut Hamsun. 2006. Growth of the Soil (Sự sinh trưởng của đất).

Thế giới Publishers.

36. NAN Nguyễn Thị Ái Nguyệt. 2009. 20 truyện ngắn trọn lọc Anh-Việt.

Nxb Tổng hợp TP HCM.

37. BN Bảo Ninh. 2005. The sorrow of war (Nỗi buồn chiến tranh). Nxb Phụ nữ.

38. LVS Lê Văn Sự . 2003. Cẩm nang luyện dịch và ngữ pháp tiếng Anh .

Nxb Văn hóa Thông tin .

39. ĐTT Đào Tuyết Thảo . 2001. A selection of the world fairy tales (Truyện cổ thế giới tinh tuyển). Thế giới Publishers.

40. TS Tô San, Kim Thi. 2007. Học tiếng Anh qua truyện ngụ ngôn. Nxb Từ điển BK.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)