Thể tiếp diễn cho biết những hành động đang diễn tiến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 84)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2.1. Thể tiếp diễn cho biết những hành động đang diễn tiến

Ý nghĩa này của thể tiếp diễn được coi là ý nghĩa cơ bản, trái ngược với ý nghĩa cơ bản của thể hoàn thành. Những hành động dược diễn tả bởi thể tiếp diễn luôn luôn có ý nghĩa đang trong tiến trình, chưa hoàn thành. Ý nghĩa “đang trong tiến trình” có thể được hiểu ngay tại thời điểm phát ngôn, cũng có thể gần thời điểm phát ngôn. Để làm rõ thêm ý nghĩa trên, chúng tôi đưa ra hai ví dụ đối chiếu sau:

(248) He has eaten my chocolates.

(249) He was eating my chocolates. RQ

Hai câu trên tạm thời có thể được dịch là:

Anh ấy đã ăn hết sô cô la của tôi. Anh ấy đang ăn sô cô la của tôi.

Như vậy, câu thứ nhất cho ta biết rằng hành động đã chấm dứt và để lại kết quả là tôi không còn sôcôla nữa. Ngược lại, câu thứ hai cho biết hành động chưa kết thúc và tôi vẫn nhìn thấy phần sôcôla còn lại. Hai câu với hai ý nghĩa trái ngược như vậy khiến ta có thể bổ sung nghĩa cho chúng như sau:

He has eaten my chocolates. [They are all gone. (Sôcôla đã hết)]

He was eating my chocolates. [But I stopped him. (Nhưng tôi kịp thời ngăn không cho anh ta ăn nữa.)]

Hãy đối chiếu tiếp hai câu dưới đây:

(250) “Amy and Rudolph are dancing the poka” Gretchen told us.

(251) “Amy and Rudolph dance the poka” Gretchen told us.

RAJ

Trong ví dụ thứ nhất, với cấu trúc của thể tiếp diễn “are dancing”, Gretchen cho biết điều gì đang diễn ra tại thời điểm phát ngôn. Đó là việc Amy và Rudolph đang nhảy điệu nhảy pônca. Còn ở câu thứ hai, Gretchen lại muốn nói tới hành động thói quen của Amy và Rudolph, thể hiện qua việc sử dụng thì hiện tại của

động từ “dance”. Có thể lúc ấy, tại thời điểm phát ngôn, Amy và Rudolph không phải đang nhảy điệu pônca.

Thể tiếp diễn cũng miêu tả những sự việc đang xảy ra, nhưng không nhất thiết ở ngay thời điểm phát ngôn mà gần thời điểm đó. Ví dụ:

(252) He is teaching French and learning Greek. (Ông ta đang dạy tiếng Pháp và học tiếng Hy Lạp.)

Sự việc được miêu tả ở đây không hẳn đang xảy ra ngay lúc nói, mà có thể chủ thể hành động đang trong quá trình hay giai đoạn dạy tiếng Pháp và học tiếng Hy Lạp.

Khi chúng ta muốn đề cập tới một quãng thời gian lân cận với hiện tại, ví dụ như today, this season, this week, this evening, v.v…chúng ta cũng có thể sử dụng thể tiếp diễn. Ví dụ:

(253) Tom isn’t playing football this season. He wants to concentrate on his studies. (Mùa này Tom không chơi bóng đá. Nó muốn tập trung vào chuyện học hành.)

(254) I want to lose weight. I’m not eating anything today. (Tôi muốn giảm cân. Hôm nay tôi không ăn gì cả.)

(255) I’m not working this week. I’m on holiday. (Tuần này tôi không làm việc. Tôi đi nghỉ.)

Những tình huống đang thay đổi cũng có thể được miêu tả bởi thể tiếp diễn. ví dụ:

(256) The population of the world is rising very fast. (Dân số thế giới đang gia tăng rất nhanh.)

(257) Is your English getting better? (Vốn tiếng Anh của bạn có khá lên chưa?)

Thể tiếp diễn cũng có khi miêu tả những sự việc đang diễn tiến, nhưng không phải ở ngay thời điểm nói, cũng không phải gần thời điểm phát ngôn, mà trong sự hồi tưởng lại một thời điểm trong quá khứ. Chẳng hạn,

(258) This time last year I was living in Brazil. (Vào thời gian này năm ngoái tôi đang sống ở Brazil.)

(259) I waved to her but she wasn’t looking. (Tôi vẫy tay gọi nhưng cô ấy

không nhìn thấy.)

Đối lập với những câu trên, sự việc đang trong tiến trình có thể được nhìn từ khung thời gian trong tương lai. Chẳng hạn như ở các câu dưới đây:

(260) You will be hearing about the new scheme at our next meeting. (Bạn sẽ được nghe về lịch trình mới ở cuộc họp tới của chúng ta.)

(261) I’ll be seeing her this evening, so I will tell her then. (Tối nay tôi sẽ gặp cô ấy, vì vậy lúc ấy tôi sẽ báo cho cô ấy biết.)

(262) What time will you be arriving tomorrow? (Ngày mai mấy giờ anh sẽ đến nơi?)

Thậm chí, có những lúc, chủ thể phát ngôn lại hình dung ra những sự việc có thể đang diễn ra nhưng chỉ là trong sự giả định chứ không phải đang diễn ra trong thực tế. Ví dụ như những sự việc được nói tới trong các câu sau:

(263) If my car was working I would drive you to the station. (Nếu chiếc xe của tôi chạy tốt, tôi có thể lái xe đưa cậu ra ga.)

(264) If I had worked harder at school I would be sitting in a comfortable office now. I wouldn’t be sweeping the street. (Nếu tôi học hành chăm chỉ hơn thì bây giờ tôi đã ngồi trong phòng làm việc thoải mái, tôi sẽ không phải đi quét rác đường phố.)

Cũng có khi thể tiếp diễn kết hợp với vị từ tình thái should để diễn tả những sự tình được cho là cần hay nên phải đang diễn ra như các ví dụ sau:

(265) We should be wearing seat belts. (Chúng ta nên thắt dây an toàn chỗ ngồi.)

(266) The plane should be landing now. (Bây giờ máy bay sẽ hạ cánh.) (267) The plane should be taking off in a minute. (Máy bay ắt phải cất cánh trong một phút nữa.)

Như vậy, thể tiếp diễn có thể miêu tả những sự tình đang diễn tiến ở hiện tại, quá khứ hay tương lai. Những sự tình đó có thể đang diễn ra ngay ở thời điểm phát ngôn, gần thời điểm phát ngôn hay chỉ là sự giả định cho thực tế hiện tại. Mỗi ý nghĩa đó sẽ có một hình thức thể tiếp diễn tương đương với nó. Có thể mô tả

khái quát mối tương quan giữa hình thức của thể tiếp diễn và những ý nghĩa được nó diễn đạt ở trên qua bảng sau:

TT Hình thức thể tiếp diễn Ý nghĩa thể hiện tính diễn tiến của sự tình

1 Am

Is + V-ing Are

tại thời điểm phát ngôn, hoặc gần thời điểm phát ngôn ở hiện tại

2 Was + V-ing Were

ở một thời điểm trong quá khứ (trước thời điểm phát ngôn)

3 Will + be + V-ing ở tương lai

4 If…+ was/were + V-ing, … If …, …would be + V-ing.

trong sự giả định ở hiện tại

5 Core modals (must, may, might, should,…) + be + V-ing

trong sự phỏng đoán, suy luận,…

3.1.2.2. Thể tiếp diễn không miêu tả một sự kiện trọn vẹn

Ý nghĩa này thực chất là hệ quả kéo theo của ý nghĩa thứ nhất được biểu đạt bởi thể tiếp diễn. Bởi vì khi miêu tả một sự việc đang diễn ra tức là ta chỉ thấy được thực trạng lúc ấy của sự việc thôi chứ ta không chứng kiến thực tế lúc trước và sau sự việc ấy. Đối chiếu hai câu dưới đây để thấy rõ điều này:

(268) Jason cooked an omelette.

(269) Jason was cooking an omelette. RAJ

Câu thứ nhất cho chúng ta biết rằng Jason đã hoàn thành việc tráng món trứng ốp la. Điểm kết thúc của sự kiện đã được chỉ ra một cách rõ ràng, đó là thời điểm trước thời điểm phát ngôn. Do đó, sự kiện “tráng trứng” ấy được coi là một quá trình trọn vẹn có điểm khởi đầu và điểm kết thúc. Ngược lại, thể tiếp diễn trong câu thứ hai không nhất thiết cho ta biết rằng món trứng đó đã được nấu. Nó không chỉ ra một điểm kết thúc nào cả và ta cũng không biết sự kiện ấy bắt đầu khi nào. Ở đây cái mà thể tiếp diễn nhấn mạnh là thời lượng, tính trải dài của thời

gian. Chính vì thế mà ta chỉ có thể thấy một phần thời gian của sự kiện chứ không phải một sự kiện trọn vẹn.

Chính đặc tính thời lượng ấy đã khiến thể tiếp diễn trở nên hữu ích trong việc kết nối hai hoặc hơn hai sự tình được thể hiện ở những mệnh đề riêng biệt và cho phép một sự tình xuất hiện xen vào khoảng thời gian đang diễn ra một sự tình khác. Chẳng hạn như đối với ví dụ sau:

(270) Ann was watching television when the phone rang. (Ann đang xem ti vi thì chuông điện thoại reo.)

(271) While I was working in the garden, I hurt my back. (Trong khi đang làm việc trong vườn tôi bị đau lưng.)

(272) When Karen arrived, we were having dinner. (Khi Karen đến chúng tôi đang dùng bữa tối.)

Thể tiếp diễn trong những ví dụ trên cũng chỉ cho biết một phần trong tiến trình của sự kiện được miêu tả. Cái phần sự kiện được miêu tả ấy trùng với thời điểm xuất hiện một sự kiện khác. Nhằm làm rõ thêm tác dụng của thể tiếp diễn trong nét nghĩa này, chúng tôi đưa ra một ví dụ được chuyển đổi từ ví dụ cuối trên đây để đối chiếu:

When Karen arrived, we had dinner. (Khi Karen đến chúng tôi cùng ăn tối.) Trong ví dụ này, sự kiện Karen đến và sự kiện ăn tối đều được diễn tả nhờ thì quá khứ. Do vậy, hai sự kiện được thông báo diễn ra theo trật tự kế tiếp nhau chứ không đan xen vào nhau như khi có thể tiếp diễn.

Giá trị miêu tả hai sự kiện chồng chéo về thời gian của thể tiếp diễn được giữ nguyên kể cả khi nó xuất hiện kết hợp với vị từ tình thái. So sánh hai ví dụ:

(273) When Turpin enters the hall, the choir might sing a medieval chant.

(274) When Turpin enters the hall, the choir might be singing a medieval

chant. RAJ

Ở câu đầu, sự kiện hát diễn ra sau khi Turpin đến. trong khi ở câu thứ hai, sự kiện hát được coi là đã đang diễn ra khi Turpin đến và nó trở thành khung thời gian cho sự kiện Turpin đến.

Thực ra, ý nghĩa này cũng xuất phát từ ý nghĩa mà chúng tôi nêu ở trên của thể tiếp diễn. Chính vì thể tiếp diễn tập trung vào tính thời lượng của sự kiện, nên sự kiện được miêu tả không thể mang tính ổn định, kéo dài mà chỉ có thể là tạm thời, trong một khoảng thời gian nhất định. Hãy đối chiếu các cặp câu tương đương giữa thể tiếp diễn và thì hiện tại trong bảng sau để khẳng định ý nghĩa này:

Thể tiếp diễn với các tình huống tạm thời

Thì hiện tại với các tình huống ổn định

(275) I’m living with some friends until I can find a flat.

(Tôi đang ở chung với một vài người bạn cho đến khi tôi tìm được một căn hộ.)

(276) My parents live in London. They have been there for 20 years.

(Cha mẹ tôi sống ở Luân Đôn. Họ đã ở đó suốt 20 năm nay.)

(277) That machine is not working. It broke down this morning.

(Chiếc máy đó không làm việc. nó bị hỏng vào sáng nay.)

(278) That machine doesn’t work. It hasn’t worked for years.

(Chiếc máy đó không làm việc. Nó bị hư hàng mấy năm trời rồi.)

(279) “You are working hard today.” “Yes, I have got a lot to do.”

(“Hôm nay anh làm việc rất chăm chỉ.” “Vâng, tôi có nhiều việc phải làm.”)

(280) John isn’t lazy. He works very hard most of the time.

(John không hề lười. Hầu như lúc nào anh ấy cũng làm việc chăm chỉ.)

Những sự kiện được miêu tả bởi thể tiếp diễn, rõ ràng, chỉ mang tính tạm thời trong ngữ cảnh đó. Một khi ngữ cảnh thay đổi, sự kiện ấy sẽ chấm dứt. Bên cạnh đó, những sự kiện tương đương được miêu tả bởi thì hiện tại dường như mang ý nghĩa khá ổn định.

Chúng tôi sẽ minh chứng tiếp cho ý nghĩa này của thể tiếp diễn bằng hai cặp ví dụ sau:

(281) Emilio is being tacless. (282) Emilio is tacless.

(283) Emilio is being a reckless idiot.

(284) Emilio is a reckless idiot. RAJ

Thể tiếp diễn thường được ứng dụng với những vị từ mang nghĩa động. Tuy nhiên, trong ví dụ đầu ở hai trường hợp trên, thể tiếp diễn lại gắn với một vị từ tĩnh

be. Trường hợp như thế rất ít thấy đối với vị từ tĩnh. Trừ phi chúng nhằm diễn đạt một nét nghĩa khác biệt nào đó. Đối với hai ví dụ trên đây, ý nghĩa mà vị từ be

dưới hình thức thể tiếp diễn thể hiện chính là tính tạm thời của sự tình. Cho dù thành phần vị ngữ của câu là một tính từ “tacless” hay là một ngữ danh từ như “a reckless idiot” thì ý nghĩa tạm thời ấy vẫn không thay đổi. Nói một cách cụ thể hơn, sự thể hiện không tế nhị (tacless) hay việc bị coi là một kẻ ngốc liều lĩnh của Emilio (a reckless idiot) chỉ mang tính chất tạm thời tại thời điểm phát ngôn mà thôi. Nếu hai sự tình ấy là ổn định, là bản chất của Emilio thì chúng sẽ được mô tả bởi thì hiện tại như trong hai câu còn lại.

Vị từ tĩnh have trong ví dụ dưới đây cũng đánh dấu ý nghĩa tạm thời của sự kiện:

(285) I’m having a terrible day. GY

Ở đây, tính diễn tiến của sự tình vẫn được duy trì, nhưng trạng thái ấy chỉ mang tính tạm thời. Nói cách khác, trạng thái ấy tiềm ẩn một sự kết thúc bất cứ lúc nào.

Có thể nói rằng, ba ý nghĩa được nêu trên của thể tiếp diễn có mối liên hệ móc xích với nhau. Ý nghĩa cơ bản thứ nhất là tính diễn tiến, chưa hoàn tất của sự kiện. Ý nghĩa này kéo theo sự xuất hiện ý nghĩa thứ hai. Chính vì miêu tả sự kiện đang trong quá trình diễn tiến nên thể tiếp diễn chỉ cho thấy một phần thời lượng của sự kiện. Và cũng vì nhấn mạnh đến vấn đề thời lượng nên sự kiện được mô tả bởi thể tiếp diễn chỉ mang tính tạm thời chứ không phải ổn định. Ba ý nghĩa này tưởng như là một, nhưng thực chất chúng biểu đạt những sắc thái nghĩa cơ bản khác nhau.

Thể tiếp diễn có thể miêu tả những hành động lặp đi lặp lại theo thói quen, những hành động lặp lại mang tính ngẫu nhiên, hay những hành động xuất hiện liên tục. Xét các câu sau:

(286) Tom is always going away for weekends. (Tom luôn luôn đi xa những ngày cuối tuần.)

(287) He is always working. (Anh ta luôn làm việc.)

(288) I’m always losing things. (Tôi luôn làm mất đồ.) (289) He is always reading. (Anh ta đọc sách luôn.)

Trong trường hợp này, bản thân nghĩa của vị từ dưới hình thức thể tiếp diễn chưa đủ điều kiện để bộc lộ ý nghĩa lặp lại của sự kiện trong câu. Để thể hiện được ý nghĩa này, thể tiếp diễn thường cần có một trạng ngữ đi kèm. Trạng ngữ trong tiếng Anh có hiệu lực cao nhất đối với ý nghĩa này là always. Sau đó có thể nói tới các trạng từ khác như usually hay often. Cũng có khi hoạt động thói quen được thể hiện khi thể tiếp diễn kết hợp với trạng ngữ “every day”. Ví dụ:

(290) At that time we were bathing every day.

RQ

Trong tiếng Anh, trạng ngữ always có nghĩa tương đương với cách diễn đạt “at every time”. Tuy nhiên, không phải sự tình nào được miêu tả cũng đều xảy ra và lặp lại mọi lúc. Qua câu thứ nhất có thể biết rằng cứ vào cuối tuần là Tom đi xa. Hay ở câu thứ hai có thể hiểu rằng cứ khi nào chủ thể phát ngôn nhìn thấy chủ thể hành động “he” lại thấy anh ta đang làm việc. Hai câu này lần lượt có thể được diễn giải tương đương với các câu có sử dụng thì hiện tại của vị từ như sau:

Tom always goes away at weekends. = Tom goes away every weekend. = He works the whole time.

Nhưng đối với câu thứ ba, I’m always losing things không có nghĩa I lose things every time. Việc tôi làm mất đồ được miêu tả như một sự kiện xảy ra quá thường xuyên, thường xuyên hơn mức bình thường theo suy nghĩ của người phát ngôn. Và dường như chủ thể phát ngôn không mong đợi điều đó. Chính vì thế, người nói có thể đưa thêm một mệnh đề bày tỏ sự đánh giá của mình đối với sự kiện vừa được miêu tả như ví dụ dưới đây:

You are always watching television. You should do something more active. (Anh luôn xem ti vi. Anh nên làm một việc gì đó năng động hơn.)

Những hành động lặp lại như đã nêu trên thường phải được kiểm chứng trong một khoảng thời gian tương đối dài. Tức là phải trải qua một thời lượng tương đối thì mới có thể khẳng định những hành động ấy có lặp lại hay không, và tính lặp ấy có trở thành quy luật hay không. Còn những hành động được nêu lên trong các ví dụ dưới đây thì không cần yếu tố thời lượng như vậy.

(291) He is kicking the box.

(292) Someone is coughing. GY

Ở đây, thể tiếp diễn không cần kết hợp với một trạng ngữ nào nhưng người

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 84)