Chức năng quy chiếu thời gian của thể hoàn thành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 56)

5. Bố cục của luận văn

2.1.2.6.Chức năng quy chiếu thời gian của thể hoàn thành

Trong mệnh đề vô định, thể hoàn thành, chứ không phải thời quá khứ được sử dụng để chỉ ra việc quy chiếu thời gian quá khứ. Đối chiếu hai câu:

(131) She believes that Clarissa was born at midnight on March 25.

(132) She believes Clarissa to have been born at midnight on March 25. (Cô ấy chắc chắn rằng Clarissa được sinh ra vào đêm ngày 25 tháng ba.)

Rõ ràng ở câu thứ hai, thể hoàn thành thay thế thì quá khứ trong mệnh đề tương đương ở câu trước. Có một điểm đáng lưu ý là chúng ta đã biết trong mệnh đề hữu định, thể hoàn thành không xuất hiện cùng một trạng ngữ thời gian xác định. Tại sao trạng ngữ thời gian at midnight on March 25 lại được chấp nhận trong mệnh đề vô định như trường hợp câu trên? Lý do chính là ở chỗ thể hoàn thành, ở đây, thực chất đã thay thế cho thì quá khứ và có chức năng như một thì quá khứ chứ không phải một thể như vốn dĩ. Khi ấy, cả thể hoàn thành và trạng ngữ thời gian trong câu đều quy chiếu tới thời điểm quá khứ. Điều này hoàn toàn không gây ra mâu thuẫn về thời gian được quy chiếu.

Tiếp tục với vấn đề quy chiếu thời gian trong mệnh đề hữu định, chúng tôi sẽ dành phần để nói về thể hoàn thành kết hợp với thì quá khứ. Có một điểm khác so với nội dung liên quan đã được bàn đến trước đó là khi thì quá khứ được dùng với thể hoàn thành, nó cho phép xuất hiện trạng ngữ thời gian xác định. Ví dụ:

(133) Ackroyd was surprised when he checked the records in April 1993. A supercomputer had written the novel about Silicon Valley on December 20, 1992.

(Ackroy khi kiểm tra tài liệu ghi chép tháng tư năm 1993. Một siêu máy tính đã viết cuốn tiểu thuyết về Silicon Valley vào ngày 20 tháng 12 năm 1992.)

Như vậy, thời gian viết tiểu thuyết và thời gian kiểm tra tài liệu đều là quá khứ và chúng liên quan đến nhau. Việc sử dụng thể hoàn thành ở câu thứ hai đánh dấu sự kiện “viết tiểu thuyết” trong quá khứ như diễn ra trước sự kiện “kiểm tra tài liệu” mặc dù sự kiện “kiểm tra tài liệu” được thông báo trước. Trong trường hợp này, thể hoàn thành được coi là một phương tiện hữu hiệu để chỉ ra thời gian quy chiếu của các sự kiện không được trình bày theo trật tự lôgic thông thường.

Ta cũng có cách hiểu tương tự đối với câu sau mặc dù nò không chứa đựng một trạng ngữ thời gian:

(134) She saw empty glasses and cups realized that three peoples had been

in the room. (Cô ta đã nhìn thấy những ly tách rỗng và nhận ra rằng ba người đã ở trong phòng.)

Ta hiểu được rằng đã có ba người ở trong phòng trước khi cô ấy she xuất hiện. Sự suy luận này dựa vào dấu hiệu còn để lại ở quá khứ trong mệnh đề thứ nhất là những cái ly tách rỗng dành cho ba người.

Ý nghĩa này của thể hoàn thành sẽ rõ hơn khi chúng ta tìm hiểu tiếp câu sau: (135) When I arrived Ann had left. (Khi tôi đến Ann đã đi khỏi.)

Câu này phải được hiểu là khi tôi “I” đến thì Ann không có mặt ở đó nữa. Nhưng nếu thể hoàn thành được thay thế bằng thì quá khứ thì ta sẽ có cách hiểu khác: khi tôi đến nơi rồi Ann mới đi: When I arrived Ann left.

Để giải thích cho câu trên, ta có thể sử dụng từ after hoặc before.

After Ann had left I arrived. (Sau khi Ann đi khỏi thì tôi đến.) = Ann had left before I arrived. (Ann đã đi trước khi tôi đến.)

Một số từ khác có cách dùng tương đương có thể kết hợp với thể hoàn thành quá khứ là when, until/till. Chúng ta có thêm các ví dụ:

(136) When she had sung her song she sat down. (Khi hát xong cô ấy ngồi xuống.)

(137) I had not given much thought to girls until I knew Mabel. (Tôi đã không tơ tưởng gì nhiều về các cô gái cho đến khi tôi gặp Mabel.)

Đôi khi khoảng thời gian liên quan giữa hành động bởi thể hoàn thành với thời gian quy chiếu còn được hiểu là rất ngắn hay gần nhau. Điều này được thể hiện qua các từ như just, recently hay lately trong các câu sau:

(138) I had just poured myself a glass of beer when the phone rang. (Tôi vừa tự rót một ly bia thì chuông điện thoại reo.)

(139) I have just moved to a house in Bridge Street. (Tôi vừa chuyển đến sống ở phố Bridge.)

(140) He’s had a lot of bad luck lately/recently? (Gần đây, anh ta đã có nhiều xui xẻo.)

Đến đây có thể nói rằng thể hoàn thành trong tiếng Anh có ý nghĩa rất phong phú, đa dạng nhưng cũng phức tạp. Điều này gây không ít khó khăn đối với việc học tiếng Anh của người Việt, đặc biệt là việc dịch các văn bản từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Để giảm bớt phần nào những khó khăn này, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu về cách chuyển dịch thể hoàn thành trong tiếng Anh sang tiếng Việt ở mục dưới đây.

2.2. Cách thức chuyển dịch thể hoàn thành tiếng Anh sang tiếng Việt

2.2.1. Cách thức chuyển dịch sử dụng “đã” của tiếng Việt

2.2.1.1. “Đã”và ý nghĩa của thể hoàn thành

Để thực hiện công việc chuyển dịch trên, nhất định tiếng Việt phải có những yếu tố hay đơn vị ngôn ngữ tương đương đủ khả năng để chuyển tải tương đối hoàn chỉnh ý nghĩa của thể hoàn thành trong tiếng Anh. Vậy yếu tố ngôn ngữ đó là gì trong các ví dụ sau?

(141) “Farm 3” had lived a moment of love which was strange and fascinating. (“Nông trường 3” đã sống một thuở yêu đương say đắm lạ lùng.)

(142) Oh, Isak, […] where have you been all this time? (Ồ, Isak, anh đã đi

đâu suốt thời gian qua?) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(143) Secretary-General Ban Ki-moon has made climate change a priority at the United Nations. (Tổng thư ký Ban Ki-moon đã nêu vấn đề thay đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu tại Liên Hợp Quốc.)

Chúng ta có thể thấy ngay phương tiện dẫn dắt tương đương để chuyển dịch thể hoàn thành tiếng Anh sang tiếng Việt chính là từ “đã”. Theo thống kê của chúng tôi, tần số xuất hiện “đã” của tiếng Việt tương đương với thể hoàn thành trong tiếng Anh là rất cao. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát cách chuyển dịch của các câu có sử dụng thể hoàn thành tiếng Anh sang tiếng Việt trong cuốn “A Doll‟s House” (Ngôi nhà búp bê) của tác giả Henrik Ibsen, do nhà xuất bản Thế giới in ấn năm 2006. Kết quả là trong số 68 câu được khảo sát có 46 câu (chiếm 68%) được chuyển dịch sử dụng đã và chỉ có 22 câu (chiếm 32%) không xuất hiện đã khi chuyển dịch sang tiếng Việt. Điều đó cho thấy đã trong tiếng Việt được xem là đơn vị tương đương lớn nhất với thể hoàn thành trong tiếng Anh.

Có mấy lí do đáng tin cậy để vận dụng từ đã trong trường hợp này.

Lí do thứ nhất, đã luôn luôn được xác định là chỉ tố của thời quá khứ. Ý nghĩa quá khứ của đã ở đây được hiểu là ý nghĩa định vị một sự tình ở vào trước thời điểm mốc. Xuất phát từ quan điểm này, nhiều nhà Việt ngữ học cho rằng đã

luôn có ý nghĩa quá khứ dù đi với vị từ nào, dù đi với khung thời gian nào. Ví dụ: (144) Dũng đã đi lẫn vào trong bóng tối đen mà Loan còn bâng quơ đứng lặng nhìn theo. [khung thời gian hiện tại]

(145) Hôm ấy, chị đã bám sát thằng Dũng không rời một bước. [khung thời gian quá khứ]

(146) Ngày mai anh đến thì tôi đã đi rồi. [khung thời gian tương lai] (23, tr.73)

Rõ ràng, trong cả ba ngữ cảnh trên, đã đều biểu hiện sự kiện xảy ra trước mốc. Liên tưởng tới một điểm tương đồng với thể hoàn thành tiếng Anh, kể cả khi gắn với thì hiện tại, qúa khứ hay tương lai thì vị từ ở thể hoàn thành vẫn miêu tả sự kiện ít ra là đã bắt đầu trước mốc. Hãy đối chiếu:

(147) He told me his name but I have forgotten it. (Anh ta đã cho tôi biết tên nhưng tôi lại quên.) [thì hiện tại]

(148) Karen didn’t want to come to the cinema with us because she had

already seen the film. (Karen không muốn đi xem phim cùng chúng tôi vì cô ấy đã xem bộ phim đó rồi.) [thì quá khứ]

(149) We’re late. I expect the film will already have started by the time we get to the cinema. (Chúng ta trễ rồi. Tôi cho rằng cuốn phim đã bắt đầu khi chúng ta đến rạp hát.) [thì tương lai]

Ở câu (147) trạng thái quên “have forgotten” chắc chắn đã bắt đầu trước thời điểm phát ngôn, thời hiện tại. Việc Karen đã xem bộ phim được đề cập trong câu (148) diễn ra trước khi cô ấy quyết định không đi tới rạp chiếu phim. Cũng như vậy, sự việc chiếu phim ở câu cuối được cho là đã bắt đầu trước thời điểm we

(chúng ta) đến rạp, một thời điểm tương lai.

Lý do tiếp theo và cũng là một lý do mang tính quyết định chủ yếu đối với việc chuyển dịch song song thể hoàn thành tiếng Anh và đã trong tiếng Việt là đã

của tiếng Việt không chỉ có ý nghĩa quá khứ mà còn mang ý nghĩa thể. Theo quan điểm của Cao Xuân Hạo và Phan Thị Minh Thúy, ý nghĩa ổn định của đã có thể coi là ý nghĩa thể dĩ thành. “Thể dĩ thành được hiểu là một biến thái của thể hoàn thành, biểu thị ý nghĩa khái quát về một sự thể hay một biến cố đã diễn ra trong quá khứ nhưng kết quả của nó vẫn còn mang tính quan yếu đối với hiện tại.”[18, tr. 79]. Theo quan niệm của Nguyễn Minh Thuyết, ý nghĩa này còn được gọi là ý nghĩa kết quả. Ngoài ý nghĩa trên, đã có thể biểu thị các ý nghĩa kết thúc/phi kết thúc hay (hoàn tất/chưa hoàn tất). Vậy, từ đã trong tiếng Việt được dùng như thế nào để thể hiện ý nghĩa hoàn tất của thể hoàn thành trong tiếng Anh?

2.2.1.2. Cách thức vận dụng “đã” trong chuyển dịch

Trong phần bàn về ý nghĩa của thể hoàn thành trong tiếng Anh, chúng ta đã biết, để xác định ý nghĩa hoàn tất hay chưa hoàn tất của thể hoàn thành trong tiếng Anh phải căn cứ vào việc vị từ được sử dụng mang tính động hay tĩnh, hữu kết hay vô kết. Tiếng Việt cũng có sự phân biệt tương tự với từ đã. Khi kết hợp với các vị từ hành động, đã cho biết hành động đã bắt đầu và kết thúc hoàn toàn trước thời điểm mốc. Chính vì thế, sự tương đương về nghĩa thể giữa các câu Anh - Việt có sử dụng vị từ động ở dưới là khá phù hợp:

(150) The farmer had tied his table napkin round his neck. (Bác nông dân

đã lấy khăn bàn buộc choàng quanh cổ mình.)

(151) She had read a book of mine and had written to me about it. (Nàng đã đọc một cuốn sách của tôi và đãviết thư cho tôi về cuốn sách đó.)

(152) Bobby Martin had already stuffed his pockets full of stones. (Bobby Martin đã nhét đá đầy túi.)

Đối với cả tiếng Anh và tiếng Việt, nếu trong câu sử dụng vị từ (+động, +hữu kết) thì ý nghĩa thể hoàn thành càng rõ nét. Có thể đối chiếu hai câu:

(153) They have gone to China. (Họ đã đi Trung Quốc.) (154) They have arrived in China. (Họ đã đến Trung Quốc.)

Trong câu (154), “arrived” (đến) là một vị từ hữu kết. Do đó, sự tình được diễn đạt ở cả câu tiếng Anh và câu chuyển dịch tiếng Việt đều được hiểu là đã kết thúc. Ở trường hợp câu (153) thì có sự khác biệt đôi chút. Động từ “gone” (đi) là

động từ vô kết. Trong câu tiếng Anh, cấu trúc vị từ thể hoàn thành have gone cho biết hành động có thể chưa kết thúc. Có thể “họ” đang ở Trung Quốc hoặc vẫn đang trên đường tới đó. Trong khi đó, để xác định “đã” trong câu tiếng Việt họ đã đi Trung Quốc diễn tả sự tình kết thúc hay chưa còn phụ thuộc vào những yếu tố khác nữa. Chẳng hạn, yếu tố bổ ngữ có thể quyết định tính hoàn tất hay chưa hoàn tất của đã. Xét trường hợp sau:

- Họ có nhà không?

- Họ đã đi Trung Quốc rồi.

Câu trả lời trên có nghĩa là họ đã đi và hiện nay chưa về. Nói cách khác là họ vẫn đang ở Trung Quốc. So sánh với câu:

- Họ đã đi Trung Quốc vài lần rồi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào bổ ngữ vài lần, ta có thể xác định câu này có nghĩa là họ đã đi Trung Quốc và đã trở về. Đối với tiếng Anh, nếu ta thêm bổ ngữ mang nghĩa tương tự là several times thì ta cũng có được ý nghĩa thể hoàn thành nhưng động từ trong câu phải thay đổi. Cụ thể ta sẽ có câu they have been to China several times hoặc they have arrived in China several times.

Còn nếu trong câu tiếng Anh sử dụng vị từ điểm tính thì không có gì phải bàn cãi. Khi đó đã trong câu tiếng Việt tương ứng với nó cũng sẽ biểu thị ý nghĩa kết thúc. Ví dụ:

(155) He went on, telling how he had shot the buck…(Cậu thao thao bất tuyệt chuyện mình đã bắn một con sơn dương thế nào…)

- The boy had jumped down from the balcony. (Cậu bé đã nhảy xuống từ ban công.)

Khi vị từ tĩnh xuất hiện trong thể hoàn thành tiếng Anh, phương tiện chuyển dịch đã của tiếng Việt cũng diễn tả sự tình, trạng thái bắt đầu trước thời điểm mốc nhưng chưa kết thúc vào thời điểm ấy. Đối chiếu các câu sau:

(156) I’ve forgotten her name. (Tôi đã quên tên cô ta.) (157) Suzanne has had a baby. (Suzanne đã có em bé.)

Quên là một trạng thái của tâm trí sau khi mất đi một nhận thức đã có được từ một điều gì đó của ngoại giới. Khi đã quên rồi, cái trạng thái ấy sẽ còn được duy

trì cho tới khi nào nhớ ra mới thôi. Cụ thể, ở ví dụ trên, chủ thể “tôi” đã mất đi “cái nhận thức” về tên của một người và hiện giờ vẫn chưa nhớ ra. Tương tự như vậy, sự việc cô ấy có em bé cũng chưa chấm dứt. Câu này không thể được hiểu là trước đây cô ấy đã có em bé và giờ không có nữa.

Cách lý giải cho “đã” như ở trên rất phù hợp với nhận xét của Trần Kim Phượng: “đối với người Việt, trong một câu có đã, cái mà người ta quan tâm lại liên quan đến thực tại. nói cách khác, nói tới đã là nói tới phần đã được hiện thực hóa, phần làm được của chủ thể, gây một hệ quả nào đó, một tác động nào đó ảnh hưởng đến thực tại, cần phải giải quyết.” [18, tr. 70]

Nói chung, có thể coi từ đã trong tiếng Việt là một phương tiện hữu hiệu trong việc chuyển dịch thể hoàn thành của tiếng Anh. Vì nó đảm bảo tương đối đầy đủ các nét nghĩa được thể hiện bởi thể hoàn thành của tiếng Anh.

Có điểm cần lưu ý là trong tiếng Việt, có những trường hợp đã đồng âm với nhau. Chẳng hạn, tính từ đã như trong các ví dụ: Xem đã mắt. Ăn đã thèm. Chơi một chuyến cho đã đời. Ngủ chưa đã.

Đã trong tiếng Việt còn có thể đóng vai trò như một trợ từ. Tác giả Trần Kim Phượng nhận xét: “Đãvới tư cách trợ từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, không đảm nhiệm chức năng thành phần câu. Trợ từ đã được đặt trước một động từ hoặc tính từ để nhấn mạnh ý nghĩa mà từ ấy biểu thị”. [18, tr. 52] Ví dụ:

(158) Là con thú nhỏ, chó rừng chỉ chốc lát đã ễnh bụng, trong khi lạc đà mới vớ được có vài miếng..

(159) Tôi có thể nói rằng ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả.

(160) Trong góc phòng có chiếc giường sắt cũ đã ọp ẹp.

Đã cũng có thể là một tình thái từ. Khi đứng trước danh từ, cụm danh từ, đã

nhấn mạnh hoặc biểu thị sự đánh giá của người nói đối với sự tình được nêu trong câu. Ví dụ:

(161) Nước láng giềng ở cạnh ta, không có mưa đã nhiều tháng nay.

(162) Thực ra đã lâu lắm rồi, ngài chưa có dịp đọ sức với một kẻ thù nào đáng kể.

(163) Bác ấy đã 60 tuổi. (khẩu ngữ)

Khi đã xuất hiện trong các kết cấu cố định như mới…đã; chưa…đã; vừa…đã; đã…thì…, nó cũng biểu thị sự đánh giá của người nói đối với sự tình trong câu. Chẳng hạn:

(164)Đã biết sống thì phải bênh vực nhau, ông cha mình ngày xưa cũng đã hiểu đến.

(165) Khi ánh đèn pin vừa nhòe vào cổng, lão Tòng đã đon đả chạy ra.

Tình thái từ đã cũng có thể đứng ở cuối câu để bổ sung ý nghĩa cầu khiến cho toàn câu:

(166) Vẫn chưa tới giờ đâu. Đi mua đồ ăn đã.

(167) Thì cô Ló cứ ngồi đây đã.

Cần phải phân biệt rõ phương tiện dùng để chuyển tải ý nghĩa thể hoàn thành tiếng Anh không phải là những từ đã như vừa xét mà đó là phó từ đã hay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt (Trang 56)