Giấy phép hạn mức chất thải đủ điều kiện

Một phần của tài liệu Vận dụng kế toán quản trị môi trường vào các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 101)

6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.4.2.3.3.Giấy phép hạn mức chất thải đủ điều kiện

Giấy phép hạn mức chất thải là giới hạn trần cho mức ơ nhiễm trong một khoảng thời gian nhất định. Việc phân phối ban đầu của các giấy phép liên quan đến một tiêu chuẩn, mục tiêu nào đĩ của mơi trường xung quanh, sau đĩ giấy phép chất thải cĩ thể được đem ra mua bán, chuyển nhượng theo luật định.

Dựa theo định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vơ hình của VAS 04 và IAS 38 là: “Tài sản cố định vơ hình là tài sản khơng cĩ hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận: chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, nguyên giá được xác định một cách đáng tin cậy, thời gian sử dụng trên một năm, cĩ đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.”, thì giấy phép hạn mức chất thải đủ điều kiện để ghi nhận là tài sản cố định vơ hình theo giá trị hợp lý của tài sản.

Kế tốn sẽ xác định giá trị hợp lý của giấy phép hạn mức chất thải để làm căn cứ ghi nhận nguyên giá tài sản cố định vơ hình trên bảng cân đối kế tốn theo nhĩm tài sản giấy phép và giấy phép nhượng quyền, tương ứng với một khoản nợ phải trả, khơng

   

tương ứng với khoản dự phịng phải trả như trong nội dung hạch tốn chi phí khơi phục mơi trường vì đây là một cam kết của doanh nghiệp chắc chắn phát sinh nghĩa vụ pháp lý. Định kỳ, kế tốn trích khấu hao tài sản này, ghi nhận vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để sau khi cơ quan nhà nước xác định lượng chất thải thực tế phát sinh và tính tốn chi phí thuế mơi trường doanh nghiệp phải nộp mỗi năm, khi đĩ, doanh nghiệp sẽ cĩ nguồn thanh tốn, thực hiện nghĩa vụ nợ của mình đối với cơ quan nhà nước. Trong trường hợp, nghĩa vụ nợ đã ghi nhận ban đầu lớn hơn chi phí thuế mơi trường phải nộp, kế tốn sẽ ghi nhận vào thu nhập khác như là một khoản thưởng về mơi trường từ phía cơ quan nhà nước. Ngược lại, sẽ được hạch tốn vào chi phí khác như là một khoản tiền bị phạt do đã vi phạm thải quá nhiều lượng chất thải so với hạn mức cho phép.

Ví dụ: Ngày 1/1/20x9, doanh nghiệp A được cấp hạn mức chất thải 50.000 tấn

CO2 trong 5 năm, định mức phân bổ mỗi năm là 10.000 tấn/ năm. Giá thị trường ước

tính của 1 tấn CO2 tại thời điểm ngày 1/1/20x9 là 10 USD/ tấn CO2, tại ngày 31/12/20x9 là 16 USD/ tấn CO2. Cuối năm 20x9, Bộ mơi trường xác định doanh nghiệp đã thải vào mơi trường 12.000 tấn CO2. Doanh nghiệp sẽ thực hiện các bút tốn cĩ liên quan là: Ghi nhận giá trị tài sản cố định vơ hình vào ngày 1/1/20x9:

Nợ Tài sản cố định vơ hình (50.000 x 10): 500.000

Cĩ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: 100.000

Cĩ Phải trả dài hạn khác: 400.000

Ghi nhận chi phí khấu hao trong năm 20x9:

Nợ Chi phí hoạt động: 100.000

Cĩ Hao mịn Tài sản cố định vơ hình: 100.000

Khi thực hiện nghĩa vụ mơi trường cho nhà nước vào ngày 31/12/20x9, ghi nhận:

Nợ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: 100.000

Nợ Chi phí khác: 32.000

3.4.2.4. Ghi nhận và trình bày thơng tin về nghĩa vụ nợ liên quan mơi trường

Một nghĩa vụ nợ liên quan đến mơi trường phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ dẫn đến yêu cầu phải thanh tốn nghĩa vụ nợ này hoặc sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc khơng xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện khơng chắc chắn trong tương lai nằm ngồi phạm vi kiểm sốt của doanh nghiệp (ví dụ: tình huống về các vụ kiện liên quan đến mơi trường) và dù rơi vào trường hợp nào thì kết quả cuối cùng vẫn là sự sụt giảm về những lợi ích kinh tế khi phải thanh tốn nghĩa vụ nợ.

Nghĩa vụ nợ mơi trường cĩ thể phát sinh từ nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp, cĩ tính chất bắt buộc theo quy định của pháp luật. Ví dụ, cơng ty A chuyên sản xuất các mặt hàng về nhựa, trong quá trình sản xuất đã thải ra các hĩa chất gây ơ nhiễm mơi trường làm thiệt hại tới người sản xuất. Giả sử nhà nước quy định hàng năm cơng ty A phải nộp khoản thuế mơi trường hoặc mua hạn mức chất thải, khi đĩ cơng ty A phải ghi nhận một khoản nợ phải trả về mơi trường. Hoặc giả sử nhà nước đã cĩ quy định tất cả các doanh nghiệp khi sản xuất mà gây ơ nhiễm mơi trường phải cĩ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho những người bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này cơng ty được xác định là cĩ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại và phải lập dự phịng nợ phải trả về mơi trường cho khoản tiền sẽ phải bồi thường vào cuối niên độ kế tốn.

Nghĩa vụ nợ mơi trường cũng cĩ thể là một nghĩa vụ liên đới khi thơng qua các chính sách đã ban hành hoặc hồ sơ, tài liệu hiện tại cĩ liên quan để chứng minh cho các đối tác biết rằng doanh nghiệp sẽ chấp nhận và thực hiện những nghĩa vụ mơi trường cụ thể. Ví dụ, trong trường hợp của cơng ty A, giả sử nhà nước khơng cĩ quy định gì về việc bồi thường khi gây ơ nhiễm mơi trường, tuy nhiên do ơ nhiễm làm ảnh hưởng đến sản xuất của nơng dân, địi hỏi phải bồi thường cho nơng dân. Trước kia, cơng ty A cũng đã từng bồi thường cho một số trường hợp tương tự mặc dù luật pháp khơng quy định. Trong trường hợp này, cho thấy cơng ty cĩ nghĩa vụ ngầm định, do đĩ phải lập dự phịng phải trả cho khoản tiền phải bồi thường vào cuối kỳ kế tốn năm. Trong một tình huống khác, giả sử đây là lần đầu tiên cơng ty A gây ơ nhiễm mơi trường và làm thiệt

   

hại cho nơng dân. Trước đây, cơng ty A hoạt động rất an tồn, chưa bao giờ để xảy ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường và trong chính sách hoạt động của cơng ty đã đưa ra những quy định về chính sách đảm bảo an tồn vệ sinh, khơng gây ơ nhiễm mơi trường ảnh hưởng tới đời sống của nơng dân. Trường hợp này cũng cho thấy cơng ty A cĩ nghĩa vụ ngầm định phải lập dự phịng phải trả cho khoản tiền sẽ phải bồi thường vào cuối niên độ kế tốn.

Nếu ảnh hưởng về giá trị thời gian của tiền là trọng yếu thì giá trị của một khoản nợ phải trả hoặc dự phịng phải trả về mơi trường cần được xác định là giá trị hiện tại của khoản chi phí dự tính để thanh tốn nghĩa vụ nợ. Doanh nghiệp cần phải trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các nghĩa vụ nợ về mơi trường.

Ngồi ra, đối với nghĩa vụ nợ mơi trường phát sinh từ sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc khơng hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện khơng chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp khơng kiểm sốt được sẽ được coi là một khoản nợ tiềm tàng về mơi trường. Ví dụ, nghĩa vụ đền bù cho những tác hại đến mơi trường sống bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp dự định phải thanh tốn trong tương lai do áp lực về thương mại hoặc do hệ thống quy định của nhà nước về mơi trường sẽ cĩ những thay đổi trong thời gian tới. Trong trường hợp này, do khơng chắc chắn cĩ phải thực hiện nghĩa vụ đền bù hay khơng và nếu nghĩa vụ đền bù một khi thật sự phát sinh sẽ cĩ ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc giả định hoạt động liên tục thì doanh nghiệp phải ghi nhận đây là một khoản nợ tiềm tàng. Khi đĩ, doanh nghiệp phải trình bày tĩm tắt bản chất của khoản nợ tiềm tàng về mơi trường trong phần VIII, mục 1 hoặc mục 7 (Những thơng tin khác: mục 1- Những khoản nợ tiềm tàng, khoản cam kết và những thơng tin tài chính khác hoặc mục 7 – Những thơng tin khác) của thuyết minh báo cáo tài chính tại ngày kết thúc kỳ kế tốn năm cùng với các thơng tin sau: ước tính về ảnh hưởng tài chính của khoản nợ tiềm tàng, dấu hiệu khơng chắc chắn liên quan đến giá trị hoặc thời gian của các khoản chi trả cĩ thể xảy ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Đề tài xây dựng giải pháp triển khai tổ chức vận dụng kế tốn quản trị mơi trường vào các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam trên quan điểm căn cứ vào khả năng cân đối về chi phí – lợi ích cũng như đặc điểm và trình độ quản lý của doanh nghiệp để từ đĩ cĩ thể xác định được phạm vi và mức độ vận dụng cho phù hợp. Chính vì thế, tác giả đã đưa ra những hướng dẫn thực hiện mang tính định hướng và chọn lọc trình bày một số cơng cụ kế tốn quản trị mơi trường quen thuộc, phổ biến để từ đĩ các doanh nghiệp phát triển thêm phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình.

Nội dung giải pháp vận dụng EMA được tác giả xây dựng bao gồm những yêu cầu tổ chức, cách thức tổ chức, phân cơng trách nhiệm trong bộ phận kế tốn quản trị mơi trường. Tuy nhiên, để hoạt động của bộ phận EMA thật sự hiệu quả thì vấn đề mơi trường phải gắn liền với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, những giải pháp như xây dựng chiến lược mơi trường tạo ra lợi thế cạnh tranh, chính sách chung về mơi trường, xây dựng bộ phận EMA mang lại giá trị tăng thêm… cũng được tác giả quan tâm đề cập đến trong chương 3. Tác giả cũng đã chỉ ra phương hướng tổ chức vận dụng một vài cơng cụ của EMA để xây dựng thơng tin quản lý mơi trường và cuối cùng là những định hướng cho vấn đề lập và trình bày thơng tin mơi trường nhằm đáp ứng nhu cầu thơng tin của xã hội.

Bên cạnh đĩ, để việc vận dụng kế tốn quản trị mơi trường sớm đi vào thực tiễn, áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam địi hỏi phải cĩ những sự hỗ trợ nhất định từ phía Nhà nước, các cơ sở đào tạo và sự nổ lực từ phía bản thân doanh nghiệp. Tác giả tin rằng với sự kết hợp này sẽ đẩy nhanh quá trình vận dụng EMA vào các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản lý mơi trường vì sự phát triển bền vững chung của xã hội.

   

KẾT LUẬN CHUNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày nay, mọi doanh nghiệp buộc phải xem xét các vấn đề mơi trường khơng chỉ đơn thuần là vấn đề đạo đức mà những thiệt hại mơi trường do doanh nghiệp gây ra sẽ trở thành những thiệt hại kinh tế cho chính bản thân doanh nghiệp. Các doanh nghiệp buộc phải quan tâm tới các khía cạnh mơi trường, nhìn nhận mơi trường khơng phải như một thứ hàng hĩa tự do mà như một yếu tố bắt buộc trong đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, cách quan tâm đến mơi trường của các doanh nghiệp khơng đơn giản chỉ là tăng chi phí cho các mục đích mơi trường mà tốt hơn hết các doanh nghiệp phải xem xét vấn đề mơi trường một cách cĩ hệ thống và cĩ phương pháp để đảm bảo duy trì mục đích cao nhất của kinh doanh là lợi nhuận và phát triển bền vững. Nĩi cách khác, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ ràng cách thực hiện khơn ngoan là sự kết hợp chi phí mơi trường với hoạt động kinh doanh để tạo ra giá trị tăng thêm, chứ khơng đơn giản là chịu đựng chúng mà phải dự báo và quản lý được chúng. Từ đĩ doanh nghiệp cĩ thể chứng minh cho các bên liên quan thấy được khả năng quản lý mơi trường tại doanh nghiệp mình thơng qua hệ thống báo cáo mơi trường cho bên ngồi. Và để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện quá trình này, cần xây dựng một hệ thống kế tốn quản trị mơi trường, gọi tắt là EMA. EMA được xem là một lĩnh vực của kế tốn quản trị hiện đại, một hệ thống quản lý thành quả kinh tế liên quan mơi trường cho phép doanh nghiệp xác định, phân tích và tổng hợp các chi phí và hiệu quả bảo vệ mơi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ mơi trường thiên nhiên và duy trì mối quan hệ thân thiện với cộng đồng xã hội theo nguyên tắc

phát triển bền vững. Tuy nhiên, ở Việt Nam, EMA vẫn cịn là một lĩnh vực khoa học

mới mẻ và hầu như chưa được áp dụng trên thực tế. Do đĩ, các nhà quản lý và hoạch định chính sách cần cơng bố, khuyến khích áp dụng các cơng cụ của kế tốn quản trị mơi trường trong quản lý mơi trường, qua đĩ gián tiếp khuyến khích các hoạt động bảo vệ mơi trường.

Tác giả hy vọng qua đề tài này sẽ tạo ra được sự quan tâm của bản thân doanh nghiệp, của những người làm cơng tác giảng dạy cũng như những nhà nghiên cứu về kế

tốn quản trị với mục tiêu cuối cùng là mang lại hiệu quả cao cho cơng tác kế tốn, đáp ứng được nhu cầu thơng tin ngày càng đa dạng của các đối tượng bên trong cũng như bên ngồi doanh nghiệp.

Hạn chế của đề tài: đề tài vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phương hướng vận dụng EMA, chưa đi vào chi tiết cách tổ chức vận dụng đối với từng cơng cụ của EMA. Mẫu khảo sát 87 doanh nghiệp vẫn cịn tương đối thấp và chưa đại diện cho tổng thể các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Nếu nhìn vào danh sách các cơng ty tham trả lời bảng câu hỏi cĩ thể thấy quá trình khảo sát cịn nhiều thiếu sĩt, chưa khảo sát được những đối tượng cĩ mức độ ảnh hưởng đến mơi trường khá lớn như các cơng ty dầu khí, cơng ty khai khống, luyện kim… Nguyên nhân là do tác giả khơng cĩ điều kiện để tiếp cận khảo sát những loại hình doanh nghiệp này mà chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hoặc xa hơn là ở các khu cơng nghiệp Đồng Nai, Bình Dương. Ngồi ra, thơng tin từ những bảng câu hỏi phản hồi từ một số doanh nghiệp cĩ thể cĩ những sai sĩt khách quan liên quan đến: sự nhiệt tình, trình độ, thời gian đầu tư của người trả lời đối với bảng câu hỏi. Nếu cĩ thời gian đầu tư để thực hiện những phương pháp điều tra khảo sát phối hợp như phỏng vấn trực tiếp thì thơng tin thu thập sẽ cĩ mức độ tin cậy cao hơn.

Định hướng mở rộng đề tài nghiên cứu trong tương lai: qua ý tưởng vận dụng EMA vào các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam trong việc quản lý mơi trường, cĩ thể phát triển đề tài theo hướng phát triển thêm những cơng cụ hỗ trợ cho hoạt động kế tốn quản trị mơi trường hoặc đi sâu hơn vào tổ chức vận dụng các cơng cụ EMA hiện cĩ. Hướng nghiên cứu đĩ thể hiện mong muốn được gĩp phần xây dựng và hồn thiện hơn nữa hệ thống thơng tin kế tốn quản trị về phương diện lý luận cũng như thực tiễn vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

Xin mượn lời của Roome – để làm lời kết cho đề tài: “Chỉ cĩ tổ chức kế tốn quản trị mơi trường dựa trên sự tích hợp đầy đủ hệ thống quản lý mơi trường, những ý tưởng mơi trường và thẩm mỹ vào các hoạt động của doanh nghiệp mới tạo ra được con đường hướng tới đích của hoạt động mơi trường bền vững thực sự”.

   

DANH MỤC CÁC TAØI LIỆU THAM KHẢO

TAØI LIỆU TIẾNG VIỆT:

1. Bộ Tài chính, Nội dung và hướng dẫn 26 chuẩn mực kế tốn Việt Nam, NXB

Một phần của tài liệu Vận dụng kế toán quản trị môi trường vào các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 101)