Ghi nhận và trình bày thơng tin về tài sản mơi trường

Một phần của tài liệu Vận dụng kế toán quản trị môi trường vào các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 99)

6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.4.2.3. Ghi nhận và trình bày thơng tin về tài sản mơi trường

Theo IASB định nghĩa về tài sản: “Tài sản là các nguồn lực được đơn vị kiểm sốt, mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai, cĩ thể là lợi ích kinh tế trực tiếp hoặc lợi ích gián tiếp đạt được thơng qua sự kết hợp với tài sản khác, phát sinh từ sự kiện trong quá khứ”. Như vậy, theo định nghĩa về tài sản của IASB, tài sản mơi trường được chia thành 4 nhĩm: tài sản hoạt động mơi trường, chi phí mơi trường được vốn hĩa, chi phí khơi phục mơi trường và giấy phép hạn mức chất thải.

Tài sản hoạt động mơi trường như hệ thống đường ống xử lý chất thải, bộ lọc khí thải… là những tài sản cĩ hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động quản lý mơi trường, là một phần trong tồn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp và được ghi nhận, trình bày trên báo cáo tài chính theo nguyên tắc và phương pháp kế tốn tài sản cố định hữu hình. Vì vậy, tác giả khơng trình bày lại phương pháp kế tốn đối với nhĩm tài sản hoạt động mơi trường mà đi vào tìm hiểu chi tiết ba nhĩm tài sản mơi trường cịn lại.

3.3.2.3.1. Chi phí mơi trường được vốn hĩa

Chi phí mơi trường sẽ được vốn hĩa khi chúng mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp trong tương lai, xuất phát từ hoạt động của đơn vị và thỏa mãn một trong các điều kiện ghi nhận sau:

- Chi phí mơi trường gĩp phần làm tăng cơng suất hoặc cải thiện mức độ an tồn

và tính hiệu quả khi kết hợp với tài sản khác được đơn vị kiểm sốt.

Ví dụ: Chi phí tháo bỏ và thay thế hệ thống đường ống dẫn chất thải mới trong nhà máy xử lý chất thải để hạn chế sự rị rĩ chất thải và tăng cơng suất xử lý chất thải của nhà máy. Vì vậy, chi phí này sẽ được vốn hĩa nhưng khơng được ghi nhận thành một tài sản mơi trường độc lập mà được ghi nhận vào nguyên giá của nhà máy xử lý chất thải vì chi phí này chỉ cĩ thể tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp thơng qua sự kết hợp với nhà máy xử lý chất thải.

   

- Chi phí nghiên cứu về mơi trường thành cơng mang lại lợi ích kinh tế trong tương

lai cho doanh nghiệp và giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tác hại đến mơi trường. Ví dụ: Chi phí nghiên cứu thử nghiệm, lựa chọn trang thiết bị chống ơ nhiễm cho nhà máy sản xuất để nâng cấp độ an tồn cho nhà máy. Chi phí này sẽ được vốn hĩa và ghi nhận vào nguyên giá thiết bị ơ nhiễm.

Chi phí mơi trường được vốn hĩa sẽ liên quan đến một tài sản nào đĩ trong doanh nghiệp và là một phần giá trị của tài sản đĩ, sẽ được ghi nhận trong nguyên giá của tài sản đĩ trên bảng cân đối kế tốn và được trích khấu hao trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đĩ. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày phương pháp và nguyên tắc kế tốn được áp dụng cho các khoản chi phí mơi trường được vốn hĩa, như sau:

Trong bản thuyết minh báo cáo tài chính: Phần IV: Các chính sách kế tốn áp dụng:

Mục 1: …

Mục 7: Nguyên tắc ghi nhận và vốn hĩa các khoản chi phí khác: - Chi phí trả trước;

- Chi phí mơi trường;

- Chi phí khác;

3.4.2.3.2. Chi phí khơi phục mơi trường sau hoạt động chuyển vào nguyên giá tài sản cố định

Theo IAS 16, nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua; chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào vị trí, trạng thái sẵn sàng sử dụng; chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, xây dựng hoặc sản xuất các tài sản đủ điều kiện vốn hĩa và các chi phí ước tính cho việc tháo dỡ, di chuyển các tài sản và khơi phục mặt bằng. Như vậy, chuẩn mực kế tốn Việt Nam 03 nên bổ sung quy định việc ghi nhận chi phí tháo dỡ, di dời và tái tạo lại mơi trường vào nguyên giá tài sản cố định

(đặc biệt đối với các nhà máy khai thác khống sản, dầu mỏ, khai thác đá vơi…) theo giá trị hợp lý khoản tiền sẽ phải chi ra để thanh tốn nghĩa vụ nợ di dời, tái tạo lại cảnh quan mơi trường sau khi kết thúc hoạt động. Thơng qua việc ghi nhận này, chúng ta đã đưa được một khoản nợ tiềm tàng của doanh nghiệp thành một khoản nợ hiện hữu, buộc doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm của mình khi kết thúc hoạt động.

Kế tốn sẽ ghi nhận chi phí tháo dỡ, di dời và tái tạo lại mơi trường vào nguyên giá tài sản cố định tương ứng với một khoản dự phịng phải trả trên bảng cân đối kế tốn, cho phép doanh nghiệp phân bổ dần chi phí này vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để sau đĩ cĩ nguồn thanh tốn, thực hiện nghĩa vụ nợ của mình đối với xã hội. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày nguyên tắc ghi nhận và phương pháp xác định giá trị hợp lý được áp dụng cho các khoản chi phí này.

3.4.2.3.3. Giấy phép hạn mức chất thải đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ vơ hình

Giấy phép hạn mức chất thải là giới hạn trần cho mức ơ nhiễm trong một khoảng thời gian nhất định. Việc phân phối ban đầu của các giấy phép liên quan đến một tiêu chuẩn, mục tiêu nào đĩ của mơi trường xung quanh, sau đĩ giấy phép chất thải cĩ thể được đem ra mua bán, chuyển nhượng theo luật định.

Dựa theo định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vơ hình của VAS 04 và IAS 38 là: “Tài sản cố định vơ hình là tài sản khơng cĩ hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận: chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, nguyên giá được xác định một cách đáng tin cậy, thời gian sử dụng trên một năm, cĩ đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.”, thì giấy phép hạn mức chất thải đủ điều kiện để ghi nhận là tài sản cố định vơ hình theo giá trị hợp lý của tài sản.

Kế tốn sẽ xác định giá trị hợp lý của giấy phép hạn mức chất thải để làm căn cứ ghi nhận nguyên giá tài sản cố định vơ hình trên bảng cân đối kế tốn theo nhĩm tài sản giấy phép và giấy phép nhượng quyền, tương ứng với một khoản nợ phải trả, khơng

   

tương ứng với khoản dự phịng phải trả như trong nội dung hạch tốn chi phí khơi phục mơi trường vì đây là một cam kết của doanh nghiệp chắc chắn phát sinh nghĩa vụ pháp lý. Định kỳ, kế tốn trích khấu hao tài sản này, ghi nhận vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để sau khi cơ quan nhà nước xác định lượng chất thải thực tế phát sinh và tính tốn chi phí thuế mơi trường doanh nghiệp phải nộp mỗi năm, khi đĩ, doanh nghiệp sẽ cĩ nguồn thanh tốn, thực hiện nghĩa vụ nợ của mình đối với cơ quan nhà nước. Trong trường hợp, nghĩa vụ nợ đã ghi nhận ban đầu lớn hơn chi phí thuế mơi trường phải nộp, kế tốn sẽ ghi nhận vào thu nhập khác như là một khoản thưởng về mơi trường từ phía cơ quan nhà nước. Ngược lại, sẽ được hạch tốn vào chi phí khác như là một khoản tiền bị phạt do đã vi phạm thải quá nhiều lượng chất thải so với hạn mức cho phép.

Ví dụ: Ngày 1/1/20x9, doanh nghiệp A được cấp hạn mức chất thải 50.000 tấn

CO2 trong 5 năm, định mức phân bổ mỗi năm là 10.000 tấn/ năm. Giá thị trường ước

tính của 1 tấn CO2 tại thời điểm ngày 1/1/20x9 là 10 USD/ tấn CO2, tại ngày 31/12/20x9 là 16 USD/ tấn CO2. Cuối năm 20x9, Bộ mơi trường xác định doanh nghiệp đã thải vào mơi trường 12.000 tấn CO2. Doanh nghiệp sẽ thực hiện các bút tốn cĩ liên quan là: Ghi nhận giá trị tài sản cố định vơ hình vào ngày 1/1/20x9:

Nợ Tài sản cố định vơ hình (50.000 x 10): 500.000

Cĩ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: 100.000

Cĩ Phải trả dài hạn khác: 400.000

Ghi nhận chi phí khấu hao trong năm 20x9:

Nợ Chi phí hoạt động: 100.000

Cĩ Hao mịn Tài sản cố định vơ hình: 100.000

Khi thực hiện nghĩa vụ mơi trường cho nhà nước vào ngày 31/12/20x9, ghi nhận:

Nợ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: 100.000

Nợ Chi phí khác: 32.000

3.4.2.4. Ghi nhận và trình bày thơng tin về nghĩa vụ nợ liên quan mơi trường

Một nghĩa vụ nợ liên quan đến mơi trường phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ dẫn đến yêu cầu phải thanh tốn nghĩa vụ nợ này hoặc sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc khơng xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện khơng chắc chắn trong tương lai nằm ngồi phạm vi kiểm sốt của doanh nghiệp (ví dụ: tình huống về các vụ kiện liên quan đến mơi trường) và dù rơi vào trường hợp nào thì kết quả cuối cùng vẫn là sự sụt giảm về những lợi ích kinh tế khi phải thanh tốn nghĩa vụ nợ.

Nghĩa vụ nợ mơi trường cĩ thể phát sinh từ nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp, cĩ tính chất bắt buộc theo quy định của pháp luật. Ví dụ, cơng ty A chuyên sản xuất các mặt hàng về nhựa, trong quá trình sản xuất đã thải ra các hĩa chất gây ơ nhiễm mơi trường làm thiệt hại tới người sản xuất. Giả sử nhà nước quy định hàng năm cơng ty A phải nộp khoản thuế mơi trường hoặc mua hạn mức chất thải, khi đĩ cơng ty A phải ghi nhận một khoản nợ phải trả về mơi trường. Hoặc giả sử nhà nước đã cĩ quy định tất cả các doanh nghiệp khi sản xuất mà gây ơ nhiễm mơi trường phải cĩ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho những người bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này cơng ty được xác định là cĩ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại và phải lập dự phịng nợ phải trả về mơi trường cho khoản tiền sẽ phải bồi thường vào cuối niên độ kế tốn.

Nghĩa vụ nợ mơi trường cũng cĩ thể là một nghĩa vụ liên đới khi thơng qua các chính sách đã ban hành hoặc hồ sơ, tài liệu hiện tại cĩ liên quan để chứng minh cho các đối tác biết rằng doanh nghiệp sẽ chấp nhận và thực hiện những nghĩa vụ mơi trường cụ thể. Ví dụ, trong trường hợp của cơng ty A, giả sử nhà nước khơng cĩ quy định gì về việc bồi thường khi gây ơ nhiễm mơi trường, tuy nhiên do ơ nhiễm làm ảnh hưởng đến sản xuất của nơng dân, địi hỏi phải bồi thường cho nơng dân. Trước kia, cơng ty A cũng đã từng bồi thường cho một số trường hợp tương tự mặc dù luật pháp khơng quy định. Trong trường hợp này, cho thấy cơng ty cĩ nghĩa vụ ngầm định, do đĩ phải lập dự phịng phải trả cho khoản tiền phải bồi thường vào cuối kỳ kế tốn năm. Trong một tình huống khác, giả sử đây là lần đầu tiên cơng ty A gây ơ nhiễm mơi trường và làm thiệt

   

hại cho nơng dân. Trước đây, cơng ty A hoạt động rất an tồn, chưa bao giờ để xảy ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường và trong chính sách hoạt động của cơng ty đã đưa ra những quy định về chính sách đảm bảo an tồn vệ sinh, khơng gây ơ nhiễm mơi trường ảnh hưởng tới đời sống của nơng dân. Trường hợp này cũng cho thấy cơng ty A cĩ nghĩa vụ ngầm định phải lập dự phịng phải trả cho khoản tiền sẽ phải bồi thường vào cuối niên độ kế tốn.

Nếu ảnh hưởng về giá trị thời gian của tiền là trọng yếu thì giá trị của một khoản nợ phải trả hoặc dự phịng phải trả về mơi trường cần được xác định là giá trị hiện tại của khoản chi phí dự tính để thanh tốn nghĩa vụ nợ. Doanh nghiệp cần phải trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các nghĩa vụ nợ về mơi trường.

Ngồi ra, đối với nghĩa vụ nợ mơi trường phát sinh từ sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc khơng hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện khơng chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp khơng kiểm sốt được sẽ được coi là một khoản nợ tiềm tàng về mơi trường. Ví dụ, nghĩa vụ đền bù cho những tác hại đến mơi trường sống bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp dự định phải thanh tốn trong tương lai do áp lực về thương mại hoặc do hệ thống quy định của nhà nước về mơi trường sẽ cĩ những thay đổi trong thời gian tới. Trong trường hợp này, do khơng chắc chắn cĩ phải thực hiện nghĩa vụ đền bù hay khơng và nếu nghĩa vụ đền bù một khi thật sự phát sinh sẽ cĩ ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc giả định hoạt động liên tục thì doanh nghiệp phải ghi nhận đây là một khoản nợ tiềm tàng. Khi đĩ, doanh nghiệp phải trình bày tĩm tắt bản chất của khoản nợ tiềm tàng về mơi trường trong phần VIII, mục 1 hoặc mục 7 (Những thơng tin khác: mục 1- Những khoản nợ tiềm tàng, khoản cam kết và những thơng tin tài chính khác hoặc mục 7 – Những thơng tin khác) của thuyết minh báo cáo tài chính tại ngày kết thúc kỳ kế tốn năm cùng với các thơng tin sau: ước tính về ảnh hưởng tài chính của khoản nợ tiềm tàng, dấu hiệu khơng chắc chắn liên quan đến giá trị hoặc thời gian của các khoản chi trả cĩ thể xảy ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Đề tài xây dựng giải pháp triển khai tổ chức vận dụng kế tốn quản trị mơi trường vào các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam trên quan điểm căn cứ vào khả năng cân đối về chi phí – lợi ích cũng như đặc điểm và trình độ quản lý của doanh nghiệp để từ đĩ cĩ thể xác định được phạm vi và mức độ vận dụng cho phù hợp. Chính vì thế, tác giả đã đưa ra những hướng dẫn thực hiện mang tính định hướng và chọn lọc trình bày một số cơng cụ kế tốn quản trị mơi trường quen thuộc, phổ biến để từ đĩ các doanh nghiệp phát triển thêm phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình.

Nội dung giải pháp vận dụng EMA được tác giả xây dựng bao gồm những yêu cầu tổ chức, cách thức tổ chức, phân cơng trách nhiệm trong bộ phận kế tốn quản trị mơi trường. Tuy nhiên, để hoạt động của bộ phận EMA thật sự hiệu quả thì vấn đề mơi trường phải gắn liền với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, những giải pháp như xây dựng chiến lược mơi trường tạo ra lợi thế cạnh tranh, chính sách chung về mơi trường, xây dựng bộ phận EMA mang lại giá trị tăng thêm… cũng được tác giả quan tâm đề cập đến trong chương 3. Tác giả cũng đã chỉ ra phương hướng tổ chức vận dụng một vài cơng cụ của EMA để xây dựng thơng tin quản lý mơi trường và cuối cùng là những định hướng cho vấn đề lập và trình bày thơng tin mơi trường nhằm đáp ứng nhu cầu thơng tin của xã hội.

Bên cạnh đĩ, để việc vận dụng kế tốn quản trị mơi trường sớm đi vào thực tiễn, áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam địi hỏi phải cĩ những sự hỗ trợ nhất định từ phía Nhà nước, các cơ sở đào tạo và sự nổ lực từ phía bản thân doanh nghiệp. Tác giả tin rằng với sự kết hợp này sẽ đẩy nhanh quá trình vận dụng EMA vào các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản lý mơi trường vì sự phát

Một phần của tài liệu Vận dụng kế toán quản trị môi trường vào các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)