Từ các tồn tại/biểu hiện không bền vững trong PTTNN của LVS, luận án đã đề
xuất các giải pháp chủ yếu mang tính định hướng cho PTBV tài nguyên nước của lưu vực sông bao gồm 5 giải pháp cùng những hoạt động chủ yếu của mỗi giải pháp.
Đi sâu về giải pháp hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các công trình KTSDN của lưu vực sông, luận án đã phân tích đánh giá các công trình bổ sung nguồn nước có thể có trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 cũng như khả năng bổ sung nguồn nước của các công trình hồ Nước Trong, hồ thủy điện Thượng Kon Tum và hồ thủy điện ĐăkRinh. Với tổng lượng 725 tr.m3 nước của ba công trình hồ chứa nói trên có thể bổ sung cho
đập Thạch Nham, trong đó hồ Nước Trong và hồ Thượng Kon Tum đang trong quá trình thi công xây dựng cho thấy giải pháp xây dựng hồ chứa ở thượng nguồn bổ sung nguồn nước cho đập Thạch Nham để hoàn chỉnh sơ đồ KTSDN bền vững nguồn nước LVS Trà Khúc có thể thực hiện được trong giai đoạn từ 2015 đến 2020.
Nghiên cứu về giải pháp chia sẻ, phân bổ hợp lý nguồn nước đến đập Thạch Nham cho sử dụng ở khu vực hạ lưu, luận án đã đưa ra các nguyên tắc ưu tiên trong sử
dụng nước và các nguyên tắc chia sẻ, phân bổ nguồn nước của LVS; nghiên cứu một số
phương án chia sẻ, phân bổ nguồn nước và đánh giá khả năng duy trì DCTT ở khu vực hạ lưu, đánh giá hiệu quả kinh tế phương án sử dụng nước phục vụ cho giải quyết vấn
đề chia sẻ, phân bổ nguồn nước của LVS; xây dựng chương trình tính toán cân bằng nước hạ lưu sông Trà Khúc; và tính toán giá trị kinh tế trong sử dụng nước của phương án để sử dụng trong thực tế trợ giúp cho phân tích và ra quyết định chia sẻ phân bổ
nguồn nước đến đập Thạch Nham cho sử dụng ở khu vực hạ lưu.
Luận án cũng nghiên cứu cho các giải pháp thực hiện phương thức quản lý nhu cầu nước thay cho phương thức quản lý cung cấp nước hiện hành, cải tiến quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng nước của HTTL Thạch Nham, giải pháp BVMT nước và HST thủy vực khu vực hạ lưu, trong đó với mỗi giải pháp làm rõ nội dung và các hoạt động chủ yếu phải tiến hành trong mỗi giải pháp để khắc phục các tồn tại trong từng lĩnh vực của giải pháp. Kết quả nghiên cứu của chương đã làm rõ hơn con đường đi tới để thực hiện PTBV tài nguyên, môi trường nước LVS Trà Khúc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Những nội dung chính đã thực hiện của luận án
1) Luận án đã đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu PTBV tài nguyên và môi trường nước các LVS trên thế giới và ở Việt Nam, đặt ra yêu cầu nghiên cứu cơ sở
khoa học và hướng tiếp cận nghiên cứu PTBV tài nguyên, môi trường nước các lưu vực sông ở Việt Nam, trong đó có lưu vực sông Trà Khúc. Đi sâu nghiên cứu đối với LVS Trà Khúc, luận án đã chỉ rõ được thực trạng khai thác sử dụng nước ở khu vực hạ lưu,
ởđó tiềm ẩn những nguyên nhân gây ra suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
2) Luận án đã đánh giá tài nguyên và môi trường nước LVS Trà Khúc. Thông qua đánh giá về số lượng, chất lượng nước, đánh giá thủy sinh vật và HST thủy vực của LVS, luận án đã làm rõ được hiện trạng tài nguyên môi trường nước của LVS cũng như
những vấn đề còn tồn tại, gây ra những bức xúc về tài nguyên nước cần xem xét giải quyết để PTBV tài nguyên nước của LVS Trà Khúc.
3) Nghiên cứu cơ sở khoa học cho PTBV tài nguyên, môi trường nước lưu vực sông Trà Khúc là một nội dung quan trọng của luận án. Cơ sở khoa học thứ nhất là phân tích xác định những biểu hiện không bền vững trong PTTNN phục vụ cho việc đề
Yêu cầu phục hồi điều kiện môi trường – sinh thái ở khu vực hạ lưu, đặc biệt là nguồn nước của sông không còn bị suy thoái và cạn kiệt trong các tháng mùa kiệt như
tình trạng hiện nay là vô cùng cấp thiết. Vì vậy, luận án đã nghiên cứu phương pháp tính toán và xác định yêu cầu duy trì lượng DCTT ở khu vực hạ lưu làm cơ sở cho nghiên cứu xây dựng giải pháp chia sẻ, phân bổ nguồn nước và vận hành các công trình KTSD nước ở thượng lưu, khắc phục tình trạng suy thoái cạn kiệt nguồn nước.
Với cách tiếp cận kinh tế-sinh thái, luận án đã nghiên cứu xây dựng phương pháp và ước tính giá trị kinh tế các chức năng và dịch vụ HST thủy vực hạ lưu sông Trà Khúc. Kết quả này có thể lồng ghép vào trong bài toán đánh giá giá trị kinh tế các phương án chia sẻ, phân bổ nguồn nước của sông cho sử dụng ở hạ lưu, trợ giúp những người làm công tác quản lý TNN trong việc ra quyết định KTSD nguồn nước.
Để tạo cơ sở cho quản lý bảo vệ môi trường nước và HST thủy vực lưu vực sông Trà Khúc, luận án đã nghiên cứu đề xuất bộ chỉ thị Bảo vệ môi trường nước và hệ
sinh thái thủy vực lưu vực sông Trà Khúc bao gồm 25 chỉ thị.
4) Từ nhữngtồn tại và những vấn đề bức xúc cần xem xét giải quyết trong khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường nước LVS, luận án đã nghiên cứu đề
xuất các giải pháp mang tính định hướng cho việc khắc phục các tồn tại để PTBV tài nguyên nước LVS Trà Khúc. Giải pháp đã đề xuất bao gồm các giải pháp công trình và phi công trình, như: giải pháp hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các công trình KTSDN đảm bảo bền vững; giải pháp thực hiện phương thức quản lý nhu cầu nước thay cho phương thức quản lý cung cấp nước hiện hành; giải pháp cải tiến quản lý nâng cao hiệu quả sử
dụng nước của HTTL Thạch Nham; giải pháp bảo vệ môi trường nước và HST thủy vực. Các giải pháp này đã chỉ rõ các hoạt động cần tiến hành để thực hiện PTBV tài nguyên nước trên LVS Trà Khúc trong các giai đoạn tới.
Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã có những đóng góp mới sau đây:
1) Đã phân tích và đánh giá được thực trạng phát triển tài nguyên nước (PTTNN) lưu vực sông Trà Khúc, phân tích xác định được những biểu hiện PTTNN không bền vững của lưu vực sông Trà Khúc.
2) Xây dựng được cơ sở khoa học, thực tiễn phục vụ quản lý, khai thác và bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Trà Khúc bao gồm:
- Đưa ra được phương pháp tính toán và xác định yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu tại hạ lưu sông Trà Khúc
- Xây dựng được bộ chỉ thị bảo vệ môi trường nước và hệ sinh thái thủy vực sông Trà Khúc làm cơ sở cho quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường nước lưu vực sông theo quan điểm PTBV
- Xây dựng được phương pháp ước tính giá trị kinh tế các dịch vụ và chức năng hệ sinh thái thủy vực LVS Trà Khúc và xác định cụ thể cho khu vực hạ lưu với chương trình hỗ trợ tính toán kèm theo.
3) Đã đề xuất và xác định được các giải pháp mang tính định hướng để khắc phục các tồn tại trong khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường nước của lưu vực sông, thực hiện PTBV tài nguyên nước cho LVS Trà Khúc .
Hướng phát triển của luận án
Đểđưa được kết quả của luận án vào trong thực tế cũng nhưứng dụng cho các lưu vực tương tự khác thì cần nghiên cứu thêm:
- Nghiên cứu tiếp tục ước tính kinh tế một số giá trị dịch vụ của HST thủy vực sông Trà Khúc chưa thực hiện trong luận án. Thí dụ như giá trị tự làm sạch chất ô nhiễm của sông, giá trị vận chuyển bùn cát trong sông;
- Nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường hay nói đúng hơn là chi trả dịch vụ HST nói theo Luật ĐDSH của Việt Nam.
Kiến nghị
- Đề nghị Nhà nước sớm xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Trà Khúc suốt năm (mùa lũ và mùa cạn)
- Bổ sung mạng lưới quan trắc KTTV phục vụ cho dự báo có độ chính xác cao hơn, đảm bảo vận hành liên hồ chứa với độ tin cậy cao giảm nhẹ thiệt hại
- Đề nghị Nhà nước sớm tiến hành xây dựng quy hoạch tổng hợp TNN, quy hoạch LVS và sớm thành lập Uỷ ban lưu vực sông.
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
1. Phạm Thị Ngọc Lan (2-2012). Một số đề xuất về khai thác sử dụng, chia sẻ
phân bổ hợp lý nguồn nước cho sử dụng ở khu vực hạ lưu sông Trà Khúc. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 4, tr.30-tr.38, Hà Nội.
2. Phạm Thị Ngọc Lan (1-2012). Gía trị kinh tế các chức năng và dịch vụ HST thủy vực vùng hạ lưu sông Trà Khúc. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 1, tr.79-tr.85, Hà Nội.
3. Phạm Thị Ngọc Lan, Hồ Thanh Hải (9-2011). Một số kết quả nghiên cứu về xây dựng bộ chỉ thịđánh giá tình trạng và diễn biến môi trường nước và HST thủy sinh hạ lưu sông Trà Khúc. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, số 34, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Thắng, Phạm Thị Ngọc Lan (11-2009). Một số kết quả nghiên cứu về ngưỡng khai thác sử dụng nước, ứng dụng trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước lưu vực sông. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Thắng, Phạm Thị Ngọc Lan (11-2009). Một số kết quả nghiên cứu về bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái nước lưu vực sông Ba. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Thế Nguyên, Phạm Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Dư (11-2009).
Xác định các hoạt động sử dụng đất gây ô nhiễm nước hồ Trị An và hạ lưu sông
Đồng Nai. Tạp chí khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Thắng, Phạm Thị Ngọc Lan. Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu sông. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2005.
8. Nguyễn Văn Thắng, Lê Đình Thành, Nguyễn Văn Sỹ, Phạm Thị Ngọc Lan,
Phạm Hồng Nga. Môi trường và Đánh giá tác động môi trường. Tập 1: Môi trường và con người. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội 2002.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. ADB TA 4903-VIE (2008), Báo cáo của Dự án hỗ trợ kỹ thuật đánh giá ngành nước Việt Nam, Hà Nội.
2. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010(2010), Tổng quan môi trường Việt Nam,
Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và môi trường (2012), Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và môi trường (2011), Sổ tay hướng dẫn tính toán chất lượng nước,
Hà Nội.
5. Chi cục Thống kê Quảng Ngãi (2009, 2010), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi.
6. Chi cục Thủy lợi Quảng Ngãi (2009,2010), Tổng hợp các công trình thủy lợi tỉnh Quãng Ngãi năm 2009, 2010.
7. Chính Phủ (2005), Chiến lược Bảo vệ Môi trường quốc gia đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020.
8. Chính Phủ (2006), Chiến lược quốc gia về TNN đến năm 2020.
9. Chính Phủ (2008), Nghịđịnh 112/2008/NĐ-CP về về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷđiện, thuỷ lợi.
10.Chính Phủ (2008), Nghịđịnh 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực sông.
11.Chính Phủ (2004), Nghị định số 149/2004/NĐ-CP về cấp phép khai thác sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước.
12.Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường, NXB thống kê, Hà Nội
13.Nguyễn Thế Chinh, Đinh Đức Trường, Đặng Quốc Thắng (2007), Phương pháp
14.Công ty cổ phần đường Quảng ngãi (2010), Báo cáo về việc thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT năm 2010.
15.Công ty Cổ phần Thạch Nham (1994-2010), Số liệu khai thác sử dụng nước HTTL Thạch Nham.
16.Công ty Cổ phần Thạch Nham (2010), Số liệu thống kê diện tích tưới CTTL Thạch Nham.
18.Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Bộ, Dự án “Đặc điểm khí hậu, thủy văn Tỉnh Quảng Ngãi ”.
19.Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ (2012), Tổng hợp, bổ sung cơ sở dữ liệu khí hậu-thủy văn tỉnh Quảng Ngãi đến 2010, Đề tài NCKH cấp Tỉnh.
20.Đại học Mỏ-Địa chất (2001-2004), Đề tài NCKH Cấp nhà nước KC.08.05 “Nghiên
cứu xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước vùng Tây Nguyên”.
21.Đại học Thủy lợi (2000-2002), Điều tra khảo sát chất lượng nước các sông Miền Trung và đề xuất giải pháp khắc phục, Dự án điều tra cơ bản cấp Bộ
22.Đại học Thủy Lợi (2002-2004), Nghiên cứu cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiến QLTHTNN lưu vực sông Ba.
23.Đại học Thủy Lợi (2002-2004), Nghiên cứu xây dựng chiến lược quản lý PTBV lưu vực sông Đồng Nai.
24.Đại học Thủy Lợi (2004), Báo cáo NCKH cấp Bộ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Ba, Hà Nội.
25.Đại học Thủy Lợi (2006), Báo cáo NCKH cấp Bộ Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp tính toán ngưỡng khai thác sử dụng nguồn nước và dòng chảy môi trường, ứng dụng cho lưu vực sông Ba và sông Trà Khúc, Hà Nội.
26.Đại học Thủy Lợi (2008), Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng hợp khôi phục và bảo vệ HST thủy sinh hạ lưu sông Trà khúc, Đề tài NCKH cấp cơ sở.
27.Đại học Thủy Lợi (2010-2012), Báo cáo NCKH cấp Bộ Nghiên cứu một số cơ sở
khoa học bảo vệ môi trường nước và hệ sinh thái thuỷ sinh hạ lưu sông Trà Khúc,
Hà Nội .
28.Đại học Thủy Lợi (2005-2006), Đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến tài nguyên và môi trường nước phục vụ PTBV lưu vực sông Vàm Cỏ”. 29.Hồ Thanh Hải và n.n.k (2011), Đặc điểm và tập tục sống của cá và thủy sinh vật,
đặc biệt là cá bống ở hạ lưu sông Trà Khúc, Báo cáo chuyên đề , Hà Nội.
30.Hồ Thanh Hải và n.n.k (2011), Điều tra khảo sát thủy sinh vật và HST thủy vực sông Trà Khúc, Báo cáo tham gia hội thảo KH đề tài NCKH cấp Bộ, Hà Nội. 31.Nguyễn Thị Minh Huyền và n.n.k (2010), Nghiên cứu áp dụng phương pháp lượng
giá kinh tế tài nguyên cho một số HST tiêu biểu ven biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững, Báo cáo tổng kết ĐT cấp Viện KH&CN Việt Nam.
32.Hà Văn Khối và n.n.k (2006), Giáo trình Quy hoạch và quản lý nguồn nước,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
33.Phạm Thị Ngọc Lan và Nguyễn Văn Thắng (2011), Đánh giá khai thác sử dụng nước lưu vực sông Trà Khúc và xây dựng bài toán chia sẻ, phân bổ nguồn nước cho sử dụng ở khu vực hạ du, Báo cáo hội thảo đề tài NCKH cấp Bộ: “ Nghiên cứu một số cơ sở khoa học bảo vệ môi trường nước và hệ sinh thái thủy sinh hạ lưu sông Trà Khúc”, Hà Nội.
34.Phạm Thị Ngọc Lan và n.n.k (2011) , Phân tích tổng hợp các kết quảđiều tra thực
địa khảo sát chất lượng nước và thủy sinh vật vùng hạ lưu sông Trà Khúc, Báo cáo
tham gia hội thảo KH đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu một số cơ sở KH bảo vệ
môi trường nước và HST thủy sinh hạ lưu sông Trà Khúc”, Hà Nội. 35.Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1998), Luật Tài nguyên nước.