Các công trình nghiên cứu về lượng giá kinh tế các dạng tài nguyên trong các HST được thực hiện từ những năm 1950 của thế kỷ XX, chủ yếu tập trung lượng giá kinh tế các giá trị sinh thái của rừng ngập mặn và rặng san hô. Đối với hệ sinh thái sông, Gren (1994) đã thực hiện nghiên cứu tổng giá trị của vùng đồng bằng lũ sông Danube để xác định các ích lợi tiềm tàng từ việc cải thiện chất lượng nước và quản lý toàn diện sông Danube [93]. Tổng giá trị kinh tế của các dịch vụ chính của HST đồng bằng lũđược ước tính là 458 USD/ha/năm (theo thời giá 1993).
Tại Hoa Kỳ, John Loomis et al. (2000) thông qua phương pháp định giá ngẫu nhiên đã lượng giá kinh tế 5 dịch vụ HST của vùng sông Platte (Hoa Kỳ): pha loãng nước thải, làm sạch tự nhiên nước, kiểm soát xói mòn, nơi cư trú cho cá và sinh vật hoang dã, và tiêu khiển.
Tại Trung Quốc, từ những thập niên cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học đã lượng giá kinh tế các HST sông thông qua chức năng dịch vụ sinh thái. XIAO Jian-hong, et al. (2008) đã phân hạng các chức năng dịch vụ của HST sông ở Trung Quốc và lượng giá kinh tế 9 chức năng dịch vụ HST sông gồm kiểm soát ngập lụt, lưu trữ nước, giao thông thuỷ, cấp nước, thuỷ sản, thuỷđiện, làm sạch môi trường, vận chuyển bùn cát, văn hoá và tiêu khiển với trị giá 9965.86×108 Nhân dân tệ trong 1 năm, tương ứng với 9.51% GDP của Trung Quốc trong năm 2002.
Từ những tập hợp các dẫn liệu nghiên cứu về lượng giá kinh tế các HST của các tác giả khác nhau trên thế giới, có thể thấy:
- Việc ước tính giá trị kinh tế các HST đã được nghiên cứu và được áp dụng từ
lâu ở nhiều quốc gia.
- Trong các kiểu HST, HST rừng, HST đất ngập nước ven bờ biển được chú trọng nhiều hơn trong nghiên cứu lượng giá kinh tế từ trước tới nay. Các HST sông cũng đã được nghiên cứu lượng giá nhưng chưa nhiều và chưa thật nổi bật.
Ở nước ta, lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) đầu tiên được Nguyễn Hoàng Trí và nnk. thực hiện từ 1996 [45]. Đặng Văn Phan và nnk.(2000) đã
định giá trị trực tiếp và gián tiếp RNM Cần Giờ [45]. Kết quả cho thấy RNM Cần Giờ ước có giá trị khoảng 95 tỷ VNĐ (thời giá năm 1999). Tuy vậy, con số tiền này còn thấp hơn nhiều so với thực tế bởi gần 30.000 ha RNM ởđây còn có các chức năng sinh
thái, môi trường như duy trì ĐDSH, cải thiện môi trường, điều tiết nước ngầm, văn hoá, tín ngưỡng...chưa được đưa vào tính toán.
Đinh Đức Trường và Lê Minh Ngọc (2006) đã lượng giá giá trị du lịch và giá trị
phi sử dụng của vườn quốc gia Bạch Mã [45]. Gần đây, các tác giả Nguyễn Thị Minh Huyền và nnk. (2010) với đề tài: "Nghiên cứu áp dụng phương pháp lượng giá kinh tế
tài nguyên cho một số HST tiêu biểu ven biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp sử
dụng bền vững" đã lượng giá kinh tế HST cỏ biển tại Tam Giang-Cầu Hai (Thừa Thiên-Huế) và ước tính tổng giá trị kinh tế của HST cỏ biển tại đây khoảng 656 triệu VNĐ/ha/năm. HST rạn san hô ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam) ước có giá trị 3,5 tỷ
VNĐ/ha/năm [31].
Từ các phân tích trên có thể thấy vấn đề nghiên cứu ước tính kinh tế các giá trị HST ở Việt Nam chưa có nhiều, mới tập trung chủ yếu vào các HST biển ven bờ,
chưa có những nghiên cứu ước tính kinh tế các chức năng và dịch vụ của HST sông.
Cũng từ những nghiên cứu định giá một số HST ven bờ Việt Nam như rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển nói trên, có thể thấy một điểm chung là:
- Cùng một kiểu HST, nhưng được định giá khác nhau tuỳ theo vị trí địa lý của nó. - Trong các giá trị trực tiếp, giá trị thuỷ - hải sản chiếm ưu thế, chiếm tới 90% tổng giá trị trực tiếp.
- Nhóm sử dụng gián tiếp (giá trị bảo vệ môi trường) thường chiếm quá nửa, thậm chí có nơi là khoảng 80-90% hoặc hơn nửa tổng giá trị kinh tế của hệ. Trong đó, giá trị
chống xói lở bờ và giá trị hấp thụ các bon là rất quan trọng đối với HST RNM.