PTTNN lưu vực sông Trà Khúc
Thực hiện PTBV tài nguyên nước đối với LVS là một quá trình nghiên cứu xác định và triển khai các giải pháp phù hợp để từng bước khắc phục các tồn tại trong KTSD, quản lý và bảo vệ TNN để khắc phục các biểu hiện không bền vững trong PTTNN của lưu vực sông. Việc phân tích xác định các biểu hiện không bền vững trong PTTNN của lưu vực sông sẽ là cơ sở cho nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thực hiện PTBV tài nguyên nước trên LVS của luận án trong chương tiếp sau.
1) Không bền vững về nguồn nước cho khai thác sử dụng
a) Nguồn nước đến sông Trà Khúc rất phong phú nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, không đảm bảo bền vững cho khai thác sử dụng.
- Theo thời gian: mùa kiệt của sông Trà Khúc kéo dài 8÷9 tháng nhưng chỉ chiếm 25-30% tống lượng nước cả năm, rất khó khăn cho sử dụng nhất là khi lượng nước cần cho tưới lại chủ yếu trong mùa kiệt. Đây là biểu hiện không bền vững của nguồn nước đến tự nhiên của LVS.
- Theo không gian: Nguồn nước đến lưu vực do mưa phần lớn tập trung ở khu vực thượng lưu nơi có lượng mưa năm 2.500-3.500 mm, nhưng nhu cầu sử dụng nước ở thượng lưu lại rất ít. Ngược lại khu vực hạ lưu có nhu cầu sử dụng nước rất lớn nhưng lượng nước sản sinh do mưa tại chỗ lại ít hơn nhiều.
b) Sự suy thoái điều kiện mặt đệm ở khu vực thượng lưu trong những thập kỷ qua đã ảnh hưởng đến sự bền vững của nguồn nước cho sử dụng ở khu vực hạ lưu.
Sự suy giảm điều kiện mặt đệm của lưu vực ở khu vực thượng lưu trong một vài thập kỷ vừa qua đã góp phần làm giảm khả năng điều tiết dòng chảy của lưu vực
sông, từđó làm tăng sự biến động của dòng chảy lũ và giảm dòng chảy kiệt ở khu vực hạ lưu (mục 2.3.1.1) nên đó cũng là một biểu hiện không bền vững về nguồn nước cho sử dụng của khu vực hạ lưu, cụ thể là nguồn nước đến đập Thạch Nham
2 ) Không bền vững trong khai thác sử dụng tài nguyên nước
a) Không bền vững về cơ sở hạ tầng các công trình KTSD nước và về phương thức khai thác sử dụng nguồn nước của LVS
Phương thức khai thác sử dụng (KTSD) nước của một LVS được coi là bền vững khi cơ sở hạ tầng các công trình KTSD nước kết hợp được một cách hợp lý cả ba loại hình công trình “ hồ chứa- đập dâng- trạm bơm” trong cùng sơ đồ KTSD nước của lưu vực sông [62], trong đó hồ chứa có dung tích lớn được xây dựng ở thượng lưu để trữ và tạo nguồn nước cho đập dâng; còn đập dâng ở hạ lưu nhận nước điều tiết từ hồ chứa và dâng cao đầu nước để lấy nước tự chảy vào hệ thống kênh tưới. Còn trạm bơm được xây dựng để lấy nước bằng động lực từ sông lên những khu đất cao không có thể dẫn nước tự chảy.
Đối chiếu với sơ đồ trên thấy rằng cả cơ sở hạ tầng các công trình KTSD nước và phương thức KTSD nước hiện tại của LVS Trà Khúc chưa đảm bảo bền vững bởi vì: - Đập Thạch Nham là đập dâng lớn chắn ngang dòng chính chỉ cách biển không đến 40 km nhưng không có hồ chứa ở thượng nguồn để bổ sung nguồn nước cho đập. Vì thế việc lấy quá “ngưỡng cho phép” lượng nước của sông đã làm suy giảm dẫn đến cạn kiệt dòng chảy của sông ở khu vực hạ lưu (mục 2.3.1.2).
- Trên các nhánh sông suối ở thượng lưu lưu vực đã phát triển quá nhiều đập dâng nhỏ, trong khi đó số lượng hồ chứa nhỏ lại rất ít. Việc lấy nước của chuỗi các đập dâng nhỏở thượng lưu sẽ không thể tránh khỏi làm suy giảm lượng dòng chảy kiệt đến đập Thạch Nham.
b) Không bền vững trong quy hoạch, khai thác sử dụng nước LVS
- Về quy hoạch: trên lưu vực sông Trà Khúc cho đến nay chưa có quy hoạch quản lý sử dụng tổng hợp TNN được xây dựng, phê duyệt và thực hiện trong thực tế. Các quy hoạch như quy hoạch thủy lợi, quy hoạch thủy điện, quy hoạch thủy sản, quy hoạch nước sạch và VSMT nông thôn hiện tại đều là quy hoạch sử dụng nước riêng của từng ngành. Thí dụ quy hoạch thủy lợi khi đưa ra phương án xây
đập Thạch Nham với quy mô lấy nước lớn như hiện nay đã đưa ra phương án xây hồ Cù Và, hồ Sơn Hà, nhưng sau này xét thấy không khả thi nên không được xây dựng, từ đó mới có công trình hồ Nước Trong; nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được. Trong quy hoạch này, việc phát triển các công trình thủy lợi nhỏ cũng chỉ chú trọng số lượng các công trình mà không chú ý đến việc đảm bảo cân đối về số lượng của hồ chứa và đập dâng để đảm bảo KTSD bền vững nguồn nước các sông suối ở khu vực thượng lưu.
- Việc vận hành lấy nước của đập Thạch Nham còn những biểu hiện không bền vững như: (i) chỉ chú trọng lấy nước vào kênh mà chưa quan tâm đến bảo đảm nhu cầu nước cho môi trường và HST ở khu vực hạ du, (ii) đã cho phép công trình khai thác quá mức, thậm chí có khi lấy hết nguồn nước đến tự nhiên của sông nên đã làm cạn kiệt dòng chảy ở khu vực hạ lưu; (iii) việc vận hành lấy nước của công trình còn tùy tiện, chủ yếu theo kinh nghiệm khiến cho lượng nước lấy vào kênh chưa sát với yêu cầu tưới thực tế nên thường xảy ra tình trạng lấy quá mức so với nhu cầu thực tế, ngay cả trong những thời gian nguồn nước của sông rất hạn chế (ví dụ khi nguồn nước đến đập chỉ trong khoảng 20-30 m3/s). Điều đó làm cho tổn thất nước của hệ thống rất lớn làm giảm hiệu quả KTSD nước của hệ thống.
3) Không bền vững trong bảo vệ tài nguyên, môi trường nước và HST thủy vực
a) Suy thoái và cạn kiệt nguồn nước ở khu vực hạ lưu sông Trà Khúc trong hơn một thập kỷ gần đây là hậu quả của suy thoái mặt đệm, khai thác sử dụng không hợp lý nguồn nước ở khu vực thượng lưu..
b) Ô nhiễm nước ở khu vực hạ lưu chưa khống chếđược do chưa quản lý và kiểm soát được chặt chẽ các hoạt động xả thải của các cơ sở công nghiệp, nước thải sinh hoạt hai bên sông chảy vào sông; chưa thực hiện có hiệu quả biện pháp xử XLNT để giảm tải lượng chất gây ô nhiễm tại nguồn phát sinh, chưa quản lý để giảm chất thải tại nguồn.
c) Chưa đảm bảo nước cho HST và duy trì điều kiện môi trường dòng sông ở hạ lưu sông Trà Khúc, nhất là trong các tháng mùa kiệt, vì vậy điều kiện cảnh quan môi trường dòng sông ở khu vực hạ lưu đang bị suy giảm nghiêm trọng, hậu quả của suy thoái cạn kiệt nguồn nước và ô nhiễm nước như nêu ở trên.
4) Không bền vững trong quản lý tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông
Quản lý tài nguyên nước
QLTNN theo phương thức tổng hợp là yêu cầu bức xúc hiện nay mà các LVS ở
nước ta trong đó có LVS Trà Khúc phải từng bước thực hiện. Để thực hiện cần phải xây dựng các cơ sở cần thiết cho chuyển đổi từ quản lý nước truyền thống (quản lý sử
dụng nước riêng rẽ giữa các ngành, chỉ chú trọng khai thác sử dụng nước mà không quan tâm đúng mức tới bảo vệ tài nguyên môi trường nước, quản lý theo phương thức từ trên xuống chưa có sự tham gia đáng kể của cộng đồng) sang quản lý nước tổng hợp trong đó có sự phối hợp của tất cả các ngành dùng nước, trong KTSD nước luôn quan tâm tới bảo vệ TNN, quản lý theo phương thức từ dưới lên dựa trên nhu cầu nước của cộng đồng. Tuy nhiên hiện nay việc quản lý TNN lưu vực sông Trà Khúc chủ yếu vẫn theo phương thức cũ, chưa xây dựng được những cơ sở cần thiết để chuyển đổi sang thực hiện QLTNN theo phương thức tổng hợp.
Quản lý tổng hợp lưu vực sông
Để PTBV, tài nguyên nước của lưu vực sông, ngoài quản lý theo phương thức tổng hợp còn phải quản lý thống nhất trên toàn bộ LVS, hay nói cách khác phải thực hiện quản lý tổng hợp lưu vực sông. Để thực hiện quản lý LVS, trên các lưu vực sông lớn phải thành lập cơ quan quản lý LVS để chỉđạo và tổ chức các hoạt động quản lý TNN, quản lý bảo vệ lưu vực.
Những quy định nói trên của Chính phủ về quản lý LVS cho đến nay gần như
chưa được thực hiện trên LVS Trà Khúc. Ví dụ chưa có quy hoạch lưu vực sông được xây dựng và phê duyệt, chưa tổ chức được cơ quan quản lý LVS để chỉ đạo và điều phối các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường lưu vực, giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong sử dụng nước của các ngành và nước cho môi trường. Những tồn tại trên là biểu hiện không bền vững về mặt quản lý cần xem xét khắc phục trong các giai đoạn tới để PTBV tài nguyên nước.