Đánh giá tài nguyên thủy sinh vật ở lưu vực sông Trà Khúc

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu cơ sỏ khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông trà khúc (Trang 62)

2.3.2.1 Thành phần thủy sinh vật sông Trà Khúc

Các kết quảđiều tra, nghiên cứu [30] cho thấy sông Trà Khúc có thành phần thuỷ sinh vật khá phong phú và đa dạng bao gồm 96 loài tảo, 61 loài động vật nổi, 9 loài thân mềm, tôm, cua nước ngọt, 96 loài cá, trong đó có 3 loài cá quý, hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam.

- Thực vật nổi (Phytoplankton): có 96 loài thực vật nổi thuộc 6 ngành tảo: tảo Silic (Bacillariophyta), tảo Lục (Chlorophyta), vi khuẩn Lam (Cyanobacteria),

tảo Giáp (Pyrophyta), tảo Vàng (Xanthophyta) và tảo Mắt (Euglenophyta). Số liệu khảo sát cho thấy mật độ thực vật nổi không cao, dao động từ 1350 đến 2000 tế bào/lít, trong đó cao nhất là tảo lục, tiếp đến nhóm tảo Silic và vi khuẩn Lam, hai nhóm tảo Mắt và tảo Vàng có mật độ khá thấp.

- Thực vật bám đáy (Periphyton): Thực vật bám đáy là tảo dạng sợi (dạng bùi nhùi, dạng khảm dày bám trên mặt đá hoặc trên nền đáy cát-bùn) và tảo đơn bào dạng màng mỏng bám trên mặt đáy đá thuộc các ngành tảo silíc, vi khuẩn lam và tảo lục. Thực vật bám đáy chỉ thấy ở kiểu sinh cảnh bãi đá khối ngay sau đập Thạch Nham, chúng là nguồn thức ăn rất quan trọng cho các nhóm ấu trùng côn trùng ở nước.

- Động vật nổi (Zooplankton): Có 61 loài và nhóm động vật nổi thuộc các nhóm trùng bánh xe (Rotatoria), giáp xác râu ngành (Cladocera), giáp xác chân chèo (Copepoda), có bao (Ostracoda) và ấu trùng côn trùng. Mật độĐVN ở suối và sông vùng sau đập Thạch Nham thấp, dao động từ 40 tới 100 con/m3. Đặc biệt ở sông sau nhà máy đường Quảng Ngãi, mật độ ĐVN cao tới 1500 con/m3, thậm chí đạt tới gần 28.000 con/m3. Nhóm trùng bánh xe coi như là sinh vật chỉ thị cho vực nước phì dưỡng phát triển rất mạnh (hơn 25.000 con/m3). Khu vực cửa sông tại Cổ Luỹ, mật độĐVN nổi cũng rất cao, trên dưới 1000 con/m3.

- Động vật đáy (benthos): Sinh vật đáy đá thường thấy ở thượng lưu sông thuộc vùng núi, thành phần đặc trưng là ấu trùng Trichoptera, ấu trùng Ephemeroptera, các loài ốc núi. Kết quả phân tích vật mẫu đã xác định được 9 loài động vật đáy là thân mềm và tôm, cua, hến.

- Cá (Pisces): Thành phần khu hệ cá sông Trà Khúc đã biết có 96 loài, sự phân bố của cá thường không đồng nhất từ thượng lưu về trung lưu và hạ lưu, ở mỗi quãng sông có một khu hệ cá đặc trưng với đặc điểm sinh thái riêng biệt, chẳng hạn: vùng thượng lưu trên đập Thach Nham có nhiều loài cá đặc trưng cho vùng núi có dòng chảy mạnh, nồng độ ô xy trong nước cao, cá có kích cỡ nhỏ và vừa như: cá niên, cá sình, cá hoả, cá chát, cá loài…, trong khi đó ở vùng hạ lưu, khu hệ cá gồm các loài phổ biến ở vùng đồng bằng và cửa sông như cá bống trắng, cá thài bai, cá chép, cá diếc, cá chày, cá mè... và các loài cá ưa nước lợ mặn.

Kết hợp các tài liệu đã nghiên cứu trước đây và điều tra khảo sát tại chỗ cho thấy trên sông Trà Khúc hiện có 15 loài cá có giá trị kinh tế cao đó là : cá cơm sông, cá

cơm thường, cá lẹp trắng, cá sình (cá niên), cá bống cát, cá bống đá, lươn, cá mè vinh, cá liệt, cá trắm cỏ, cá trôi, cá chép, cá lẹp vàng, cá chỉ vàng, cá đù bạc[34]. (xem PL 3).

Cá bng

Trong thành phần loài cá sông Trà Khúc, đáng lưu ý là loài cá bống cát

(Glossogobius giuris Hamilton, 1822) thuộc họ cá bống trắng (Gobiidae), còn gọi là cá bống sông Trà đã trở thành thương hiệu, có giá trị kinh tế cao, chính vì vậy việc nhân dân địa phương thường khai thác quá mức, hậu quả là loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Trên lưu vực sông Trà Khúc, trước đây các loài cá bống phân bố rộng từ vùng cửa sông tới gần đập Thạch Nham. Sông Trà Khúc từ đoạn bến Tam Thương trở lên khỏi cầu Trà Khúc, nước chảy hơi xiết, có nền đáy là sạn, cát nên các loài cá bống thường vận động bằng cách trườn bám qua nền sạn sạn, nền cát nên da con cá thường có màu trắng vàng, mình thon.

Cá bống cát (Glossogobius giuris Hamilton) Cá bống cát bị bắt bằng kích điện và đặt trong lòng thuyền của dân ở chân cầu Trà Khúc Nguồn lợi thuỷ sản sông Trà Khúc chủ yếu là các loài tôm, cá, trai, hến, don, ốc là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với nhân dân địa phương trước đây, hiện nay và trong tương lai, đặc biệt đối với người dân sống hai bên sông.

2.3.2.2 Suy thoái thủy sinh vật và HST thủy vực hạ lưu sông Trà Khúc

Theo các dẫn liệu điều tra, thống kê tại địa phương thông qua điều tra, phỏng vấn các chuyên gia ở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến ngư, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cán bộ UBND và ngư dân thuộc các xã dọc theo vùng hạ lưu sông Trà Khúc, thì nguồn lợi thuỷ sản nói chung, đặc biệt nguồn lợi cá bống, cá niên vùng hạ lưu sông Trà Khúc hiện đang bị giảm

sút nghiêm trọng, đặc biệt là trong thập kỷ gần đây. Theo số liệu điều tra nhanh trong nhân dân về khai thác thủy sản tự nhiên trên sông thì hiện nay, trung bình 1 thuyền đánh cá bắt được khoảng 0,4 đến 0,5 kg cá bống sông Trà trong một ngày, so với thời gian hơn 10 năm về trước thường bắt được gấp ba đến bốn lần như thế. Con don sông Trà rất nổi tiếng, trước kia một ngày một người dân có thể nhủi được khoảng 20kg , nay cũng giảm dần trung bình nhủi được ít hơn 10kg hàng ngày. Một số loài cá vốn được khai thác nhiều ởđây như cá thài bai, nay không thấy nữa. Đây là thực tế có thể thấy rất rõ hiện nay, nếu không có biện pháp quản lý, bảo vệ thì thủy sinh vật và nguồn lợi thuỷ sản sẽ tiếp tục bị suy giảm và sẽ không còn đáng kể trong tương lai không xa, làm suy thoái HST và suy giảm giá trị KTSD của con người.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu cơ sỏ khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông trà khúc (Trang 62)