Để xây dựng bộ chỉ thị “Bảo vệ môi trường nước và hệ sinh thái thủy vực sông Trà Khúc”, luận án áp dụng khung DPSIR (Động lực Dynamic- Áp lực Pressure – Hiện trạng State – tác động Impact - ứng phó Response) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD xây dựng năm 1993 để phân tích xác định các chỉ thị môi trường.
Hình 3-4. Sơđồ DPSIR trong quản lý TNN (Kristensen, 2004)
Theo khung DPSIR, các hoạt động của con người (như chặt phá rừng để làm nông nghiệp) sẽ gây áp lực lên môi trường, từđó gây ra những biến đổi của hiện trạng môi trường (nhưđộ che phủ rừng). Con người đã đáp ứng lại những thay đổi trên bằng việc ban hành các chính sách hay thực hiện những chương trình nhằm ngăn chặn hay giảm thiểu các áp lực, từđó giảm bớt các tổn thất về môi trường. Các chỉ thị sẽ là công
cụ thể hiện được mối quan hệ DPSIR nói trên. Dựa vào khung này phân tích xác định chỉ thị theo các nhóm sau đây:
(1). Nhóm chỉ thị vềĐộng lực (Dynamic) là nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường;
(2) Nhóm chỉ thị về áp lực (Pressure) bao gồm những áp lực trực tiếp hay gián tiếp do các hoạt động phát triển của con người gây ra.
(2). Nhóm chỉ thị về hiện trạng (state) là tình trạng môi trường đất, không khí, nước cũng như tình trạng vềĐDSH của hệ sinh thái thủy vực.
(3). Chỉ thị về tác động (Impact) là các tác động đã xác định được và dự báo sẽ
tiếp tục gia tăng trong các giai đoạn tương lai, có xu hướng làm suy thoái môi trường sẽ
thêm trầm trọng nếu không có biện pháp quản lý kiểm soát kịp thời.
(4). Chỉ thị về sựứng phó (Response) là những biện pháp được thực hiện nhằm làm thay đổi hiện trạng, việc sử dụng tài nguyên hay làm giảm các áp lực của các hoạt
động phát triển đối với tài nguyên, môi trường.
3.3.2.2 Nguyên tắc lựa chọn chỉ thị
Trong thực tế có rất nhiều yếu tố có thểđểđưa vào làm chỉ thị, tuy nhiên không thể đưa tất cả vào vì như thế sẽ rất phức tạp cho quá trình sử dụng, hơn nữa, cũng không thểđịnh lượng được hết, vì vậy chỉ lựa chọn một số những chỉ thị nổi trội đểđưa vào bộ chỉ thị. Việc lựa chọn chỉ thị dựa vào các nguyên tắc sau:
Với chỉ thịđơn lẻ cần đảm bảo :
- Sự phù hợp và có ý nghĩa về mặt chính sách
- Có cơ sở khoa học: các chỉ thị cần phải dựa vào những dữ liệu được xác định rõ ràng, có thể kiểm chứng và được khoa học chấp nhận.
- Được chấp nhận rộng rãi (trước đó có tham khảo ý kiến chuyên gia để loại trừ những chỉ tiêu không đại diện và bổ sung những chỉ tiêu phù hợp với thực tiễn)
- Có thể đo được bằng một phương pháp chính xác và chi phí trong giới hạn cho phép.
- Cần có độ nhạy cao để có thể chỉ ra được các xu hướng, những khác biệt giữa sự thay đổi do thiên nhiên so với sự thay đổi do tác động của con người.
- Tính đại diện: một bộ chỉ thị sẽ mang lại một cái nhìn bao quát về các áp lực, tình trạng ĐDSH và tài nguyên thủy sinh vật, các giải pháp, tình hình sử dụng và năng lực quản lý bảo vệ tài nguyên sinh vật.
- Có số lượng chỉ thị không quá nhiều: tổng số chỉ thị càng nhỏ thì khả năng tiếp cận của chúng tới các nhà hoạch định chính sách càng lớn với chi phí càng thấp.